Kênh giáo viên » Ngữ văn 12 » Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn Ngữ văn lớp 12 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh)

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ - đặc điểm và tác dụng

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Nói và nghe Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung)

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Tây Tiến (Quang Dũng)

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Nói và nghe Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc (Trích – Trần Đình Hượu)

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Năng lực sáng tạo (Trích – Phan Đình Diệu)

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Mấy ý nghĩ về thơ (Trích – Nguyễn Đình Thi)

Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Thực hành tiếng Việt Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa

....

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 2: NHỮNG THẾ GIỚI THƠ 

Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:

Số tiết: 12 tiết

  1. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

  • Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua các bài thơ tiêu biểu đã học.

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ…

  • Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản văn học, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân về văn bản văn học.

  •  Vận dụng được các kiến thức về một số biện pháp tu từ đã học để phân tích, đánh giá tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ đó trong một bài thơ.

  • Viết được bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ.

  • Biết trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

  • Có thái độ ngưỡng mộ đối với những tấm gương sống đẹp vì đất nước, cộng đồng, vì nền nghệ thuật lớn hướng tới con người. 

  1. TRI THỨC NGỮ VĂN

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về tính biểu tượng, yếu tố siêu thực… trong thơ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến các yếu tố trong thơ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến các yếu tố trong thơ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Tìm hiểu tri thức ngữ văn.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trình bày hiểu biết về em về tính biểu tượng trong thơ?

+ Yếu tố siêu thực trong thơ là gì?

+ Phong cách cổ điển và phong cách lãng mạn thể hiện như thế nào trong các tác phẩm thơ?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tìm hiểu chung.

  • Biểu tượng

+ Biểu tượng là hình ảnh mang tính ngụ ý, vượt lên chức năng miêu tả, tạo hình đơn giản chứa đựng nhiều tầng nghĩa phong phú, gợi cảm nhận, suy tư về những điều mang tính phổ quát.

+ Biểu tượng thường hình thành trong khoảng thời gian dài nên ý nghĩa không ngừng được bổ sung và có thể sống bên ngoài văn bản. 

+ Bên cạnh khái quát bản chất của một hiện tượng biểu tượng còn thể hiện được quan niệm triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống. 

+ Biểu tượng luôn chịu sự chi phối của các yếu tố văn hóa, tâm lí… của dân tộc và thời đại.

  • - Yếu tố siêu thực trong thơ

+  Yếu tố siêu thực trong thơ biểu hiện trước hết qua những hình ảnh có vẻ kì lạ, gắn kết với nhau theo một logic khác thường, phần nào cho người đọc cảm giác khó hiểu. Tuy nhiên từ phía người sáng tác, sự hiện diện của những hình ảnh ấy hoàn toàn mang tính tự nhiên vì chúng gắn với việc cất lời của tiềm thức, vô thức.

+ Để khám phá được một hiện thực khác ẩn đằng sau những hiện tượng thông thường dễ nhận thấy các nhà thơ siêu thực theo đuổi lối viết tự động, để ngòi bút buông theo sự sẫn dắt của tiềm thức vô thức từ đó xây dựng một thế giới thơ có sự pha trộn giữa chiêm bao và tỉnh thức, ảo giác và thực tế.

  • - Phong cách cổ điển

+ Phong cách cổ điển là phong cách sáng tác được hình thành từ thời trung đại chịu sự chi phối của một quan niệm về thế giới có tính đặc thù. Theo phong cách này cuộc sống con người và vũ trụ được hình dung như một mô hình ổn định và có tôn tri trật tự chặt chẽ, vận động theo quy luật tuần hoàn. Từ quan niệm như vậy phong cách cổ điển định hình có đặc trưng: nghiêng về thể hiện những đề tài cao nhã, có cảm hứng đặc biệt với các vĩnh hằng, bất biến, hướng về hình mẫu lí tưởng, tôn trọng tính quy phạm của cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật thành một cấu trúc hoàn mỹ.

  • - Phong cách lãng mạn

+ Theo nghĩa rộng thì phong cách lãng mạn thường đặt trong tương quan so sánh với phong cách hiện thực. Được xem là hai phong cách nghệ thuật đã xuất hiện trong sáng tác văn học từ thời cổ đại.

+ Nghĩa hẹp thì phong cách lãng mạn gắn với sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn một trào lưu văn học nghệ thuật hình thành ở phương Tây khoảng thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

+ Tùy theo cảm hứng mà chủ nghĩa lãng mạn chia thành 2 khuynh hướng: khuynh hướng bi quan, khuynh hướng lạc quan. 

 


 

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT    : VĂN BẢN 2: TÂY TIẾN

 

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích giá trị thẩm mỹ của một số yêu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

  • HS có hiểu biết và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.

  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tây Tiến.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình tượng thiên nhiên và người lính Tây Tiến.

  • Năng lực phân tích các yếu tố hình tượng, bút pháp lãng mạn và nghệ thuật sử dụng ngôn từ của bài thơ Tây Tiến.

  • Năng lực phân tích, cảm nhận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ.

- Có ý thức trách nhiệm với học tập, tình yêu quê hương đất nước: chủ động, tích cực học tập, sáng tạo. 

II.  THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án.

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh.

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập của HS ở nhà.

  2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  3. KHỞI ĐỘNG

  4.  Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tây Tiến.

  5. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS để khơi gợi về chủ đề liên quan đến bài học.

  6.  Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

  7. Tổ chức thực hiện.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi: Từ những bức tranh sau em có suy nghĩ gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc?

                             

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS trả lời tự do, GV chốt đáp án:

+ Chiến tranh tuy đã lùi xa song những đau thương mất mát thì vẫn còn đâu đó. Lịch sử ta trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, mất mát, đó là sự hi sinh của biết bao nhiêu con người. Những hình ảnh trên gợi nhớ một thời “đau thương” mà “hào hùng” của dân tộc. Những con người ra đi chẳng tiếc “đời xanh”.  Không chỉ gợi lên sự anh dũng, tinh thần bất khuất của con người trong chiến đấu mà hơn cả nhắc nhở chúng ta những con người sống thời hòa bình cần phải làm gì để xứng đáng hơn với sự hi sinh đó.

  • GV dẫn dắt vào bài: Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”. Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, chúng ta không thể quên đi hình ảnh người lính cụ Hồ trong vần thơ của Chính Hữu, cũng chẳng thể nào quên đi hình ảnh người lính đậm màu bi tráng trong “Tây Tiến” của Quang Dũng. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng để thấy được sự bi tráng không kém phần lãng mạn trong những con người ấy, Bài 2 – Tây Tiến – Tiết 1. 

 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu:

+ HS nắm được những thông tin liên quan đến tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến.

+ HS hiểu được ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Tây Tiến.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tây Tiến.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV chia lớp thành nhóm (2 bàn kết hợp thành 1 nhóm) để trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến?

Nhóm 2: Nhan đề Tây Tiến gợi cho em suy nghĩ gì?

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị kiến thức.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

  1. Tìm hiểu tác giả - tác phẩm.

  2. Tác giả.

-  Bút danh là Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm.

- Năm sinh – năm mất: 1921 – 1988.

- Quê quán:  làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Tuy nhiên, thành công nổi bật của Quang Dũng là ở lĩnh vực thơ ca.

- Thơ của ông, nhất là những bài nổi tiếng như Đôi mắt,  Người Sơn Tây... được nhiều thế hệ người đọc yêu thích, bởi đó là tiếng nói của một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

2. Tác phẩm.

a. Xuất xứ:

- Bài thơ Tây Tiến  được in trong tập Mây đầu ô (1986).

b. Hoàn cảnh sáng tác:

- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập vào năm 1947.

- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (nay là Hà Đông).

3Nhan đề.

+ Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau được đổi là Tây Tiến. Ông đã lượt bỏ chữ “Nhớ” khiến cho nhan đề thi phẩm trở nên cô đọng, tạo ra sự chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây Bắc  rộng lớn, thăm thẳm, hùng vĩ.

+ Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thể hiểu là tiến về phía Tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

  1. Mục tiêu: 

+ Xác định được bố cục cũng như cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến.

+ Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách lãng mạn qua bài thơ Tây Tiến.

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng siêu thực trong thơ.

  1. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tây Tiến.

  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tây Tiến.

  3. Tổ chức thực hiện 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản

Bứơc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV cho HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:

Xác định thể thơ của bài Tây Tiến?

+ Bố cục bài thơ gồm có mấy phần? Ý nghĩa của từng phần?

+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

+ GV bổ sung:

Mạch cảm xúc và tâm trạng là sợi dây liên kết cả bốn đoạn của bài thơ. Bài thơ được viết trong nỗi nhớ trào dâng, trong những kỷ niệm đầy ắp về đoàn quân Tây Tiến cùng với cảnh trí thiên nhiên thơ mộng. Tài hoa của hồn thơ Quang Dũng đã làm cho những kí ức và kỷ niệm của mình như được sống cùng người đọc.

Nhiệm vụ 2: Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ núi rừng Tây Tiến.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS.

GV chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận các câu hỏi chính sau đây:

+ Nhóm 1: Nhận xét mạch cảm xúc của bài thơ Tây Tiến?

+ Nhóm 2: Hình ảnh thiên nhiên Tây Tiến hiện lên như thế nào qua ngòi bút của Quang Dũng?

+ Nhóm 3: Chủ thể trữ tình đã bộc lộ nỗi nhớ Tây Tiến qua hệ thống hình ảnh và từ ngữ nào? Nó có tác dụng ra sao?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS thảo luận nhóm để xác định câu hỏi

- GV quan sát phần thảo luận của các HS, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Hình tượng người lính Tây Tiến.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS.

- Dựa vào văn bản trong SHS cùng phần chuẩn bị ở nhà trước đó hãy trả lời các câu hỏi sau:

+ Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên như thế nào ở đoạn 2?

+Phân tích yếu tố “bi” và “tráng” trong hình tượng người lính Tây Tiến?

+ Bút pháp lãng mạn được thể hiện như thế nào qua bài thơ Tây Tiến?

+Em hãy chỉ ra những hình thức   tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến và nêu tác dụng của nó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS thảo luận để xác định câu hỏi.

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu cả lớp khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4Lời thề Tây Tiến.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS.

  • GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS:

+ Tinh thần chung của một thời Tây Tiến được thể hiện như thế nào?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS thảo luận để xác định câu hỏi.

- GV quan sát phần thảo luận của HS, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét phần trả lời của bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

 

Nhiệm vụ 5: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Tây Tiến?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết lên bảng.

  1. Đọc văn bản

  2. 1. Thể thơ và bố cục.

  • Thể thơ: Thất ngôn.

  • Bố cục: được chia thành 4 phần bao gồm:

+ Phần 1:  14 câu đầu: Những cuộc hành quân đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến giữa thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng trữ tình.

+ Phần 2: 8 câu tiếp theo: Những kỉ niệm đẹp thắm tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo của Tây Bắc.

+ Phần 3: 8 câu tiếp theo: Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn.

+ Phần 4: 4 câu còn lại: Lời thề Tây Tiến.

  • Cảm hứng chủ đạo của bài thơ ngợi ca vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ núi rừng Tây Tiến.

a. Mạch cảm xúc của bài thơ.

-   Mở đầu mạch cảm xúc bài thơ là nỗi nhớ. Nỗi nhớ da diết về đồng đội, những năm tháng không thể nào quên của nhà thơ khiến chủ thể trữ tình phải thốt lên: 

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

-   Nỗi nhớ ở đây được Quang Dũng hình tượng hóa thành nỗi nhớ “chơi vơi” vừa gợi cảm lại chính là sự liền mạch cho những dòng thơ gợi tả thiên nhiên Tây Bắc tiếp theo. 

b. Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Tiến.

-   Qua những vần thơ được tác giả khắc họa thì thiên nhiên Tây Tiến hiện lên vô cùng hiểm trở: dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống, thác gầm thét, cọp trêu người… Thế nhưng bên cạnh sự khắc nghiệt đó còn toát lên sự  mĩ lệ, hùng vĩ, trữ tình và huyền ảo thể hiện qua các hình ảnh: sương lấp, hoa về, đêm hơi, cồn mây, mưa xa khơi, heo hút cồn mây

=> Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên qua ngòi bút của tác giả vô cùng khắc nghiệt, dữ dội nhưng không kém phần huyển ảo, mỹ lệ và trữ tình.

-   Song song với hình ảnh thiên nhiên là hình ảnh con người nơi núi rừng hiện lên đầy hoài niệm vừa đậm chất hiện thực lại mang vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn: “đoàn quân mỏi”, “Anh bạn dãi dầu”/”gục lên súng mũ bỏ quên đời”, “hoa về trong đêm hơi”, “cồn mây súng ngửi trời”…

-   Người lính Tây Tiến “gục lên súng mũ bỏ quên đời” không hề bi lụy mà nó trở nên vô cùng lãng mạn. Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, cái “bi” đã được nâng đỡ bằng đôi cánh của sự lãng mạn giúp cho vần thơ của ông trở nên tinh tế và đặc biệt.

-   Hình ảnh “súng ngửi trời” được xem là một sự sáng tạo. Ta đã từng bắt gặp nó ở những vần thơ trong bài “Đồng chí” của nhà thơ Hữu Chính với hình ảnh “đầu súng trăng treo”, nhưng nét đặc sắc mà nhà thơ Quang Dũng mang đến cho người đọc đó là sự lãng mạn. Không chỉ diễn tả sự hóm hỉnh của những người lính Tây Tiến mà hơn hết nó diễn tả độ cao cùng cuộc hành quân đầy gian nan của đoàn binh Tây Tiến. Ở một vị trí nào đó rất cao đến nỗi có cảm giác “súng ngửi trời”.

-   Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nhằm đặc tả thiên nhiên vùng núi miền Tây Bắc. Biện pháp nhân hóa (thác gầm thét, cọp trêu người), biện pháp điệp từ “dốc”, “ngàn thước”, đảo ngữ “heo hút” lên trước “cồn mây”, hệ thống từ ngữ tạo hình giàu cảm xúc (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), cách sử dụng các thanh điệu độc đáo những câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc kết hợp với câu thơ toàn thanh  bằng. Bên cạnh đó, Quang Dũng cũng rất tài tình khi dùng từ chỉ độ sâu để nói về độ cao, ông lấy “thăm thẳm” của vực để nói về cái hùng vĩ của núi. 

=> 14 câu thơ đầu tiên đã khắc họa vẻ đẹp Tây Tiến vô cùng hùng vĩ, hung hiểm nhưng rất lãng mạn, hào hoa. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, đi kèm với hệ thống từ ngữ giàu hình tượng đã giúp tác giả đặc tả điều đó một cách thành công.

3. Hình tượng người lính Tây Tiến.

a. Vẻ đẹp người lính hào hoa, phong nhã.

-   Hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa trong đoạn 2 và 3 vô cùng sinh động.

-   Ở đoạn thứ 2 tình quân dân thắm đượm đã được Quang Dũng khắc họa vô cùng thành công. Bút pháp lãng mạn đẩy lùi khung cảnh hung hiểm, hoang vu và dữ dội của núi rừng Tây Bắc. 

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa.

Chữ “bừng” diển tả không khí tưng bừng, sôi nổi của đêm văn nghệ, vừa tỏa sáng không gian lại xua đi màn đêm bóng tối. Hình ảnh “em” chính là linh hồn của đêm văn nghệ:

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

“Kìa em” thể hiện sự ngỡ ngàng đến ngạc nhiên của người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp của cô gái. Người con gái miền sơn cước  dịu dàng, e ấp, trong vũ điệu dân tộc.

=>   Sự gắn bó keo sơn giữa dân và quân là sức mạnh giúp cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến thắng lợi.

b. Vẻ đẹp người lính Tây Tiến nhuốm màu bi tráng.

-   Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ở đoạn thứ 3 vừa kiêu hùng, lãng mạn lại bi tráng.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Người lính Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành làm cho mái tóc bị rụng hết. Hậu quả của bệnh sốt rét rừng để lại là màu da xanh xao như màu lá. Nhưng dưới ngòi bút của nhà thơ thì nước da xanh xao, đầu không mọc tóc lại có vẻ đẹp kiêu dũng, oai phong của con hổ nơi rừng thiêng. Mọi khổ ải, thiếu thốn dường như không phải là vấn đề đối với họ.

-   Hình ảnh người lính Tây Tiến tuy chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt khó khăn xong vẫn rất oai phong, kiêu hùng. Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ nhưng không hề miêu tả nó một cách trần trụi mà lại qua một cái nhìn đậm chất lãng mạn.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Cái nhìn đa chiều đã giúp nhà thơ nhìn qua cái dữ dằn là những tâm hồn rạo rực tình yêu thương. Họ chiến đấu nơi rừng thiêng nước độc nhưng trong lòng lúc nào cũng hướng về Hà Nội. Ở đó có “dáng kiều thơm”. Hình bóng đó cũng chính là động lực tinh thần giúp các anh có thể kiên cường chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

-   Nói về người lính Tây Tiến dường như Quang Dũng chưa từng che giấu đi cái bi nhưng nó lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của sự lãng mạn khiến cho cái bi trở thành cái tráng. 

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

-   Những nấm mồ rải rác nơi biên cương nói lên một sự bi thương.

-   Hình ảnh đời xanh là biểu tượng cho tuổi trẻ đặt sau chữ “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện sẵn sàng vượt lên cái chết để hiến dâng sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.

-   Người lính Tây Tiến khi chết đi chỉ có được manh chiếu quấn thân nhưng tác giả thay vào đó là “áo bào” sang trọng. Và nhạc khúc tiễn anh là âm thanh gầm réo của dòng sông Mã. 

=>  Sự bi thương vậy mà dưới ngòi bút của Quang Dũng, người lính vẫn chói ngời vẻ đẹp lí tưởng và mang dáng dấp chiến sĩ thuở xưa.

=>  Tác giả sử dụng các từ Hán Việt: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào… Thay vì nói về cái chết tác giả dùng từ “về đất” như một cách làm mờ đi cái bi thương át hẳn trong cái âm thanh của dòng sông Mã. Âm thanh đó làm cho sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.

c. Bút pháp lãng mạn trong Tây Tiến.

-  Bằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung tượng đài bằng ngôn từ người lính đoàn quân Tây Tiến.

- Biểu hiện của bút pháp lãng mạn thể hiện trong bài:

+ Nội dung cảm hứng đó chính là nỗi nhớ về một thời chiến chinh gian khổ với những mất mát hi sinh song cũng thật hào hùng. 

* Hình ảnh thiên nhiên nơi núi rừng Tây Tiến hiện lên với địa hình hiểm trở, vực thẳm, sông sâu, thiên nhiên hoang sơ và bí ẩn => Toát lên sự thơ mộng hùng vĩ và trữ tình làm say đắm lòng người.

* Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với những khó khăn thách thức nhưng không gì ngăn được bước chân người lính là những chàng trai Hà thành hào hoa.

=> Cảm hứng lãng mạn giúp nhà thơ có thể khắc họa thành công vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, sự bi tráng của người lính Tây Tiến. Bên cạnh đó còn là vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền núi Tây Bắc tạo nên một bức tranh độc đáo trong thơ ca kháng chiến.

4. Tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến.

Có thể nói trong Tây Tiến, Quang Dũng đã xây dựng một tổ chức ngôn ngữ vô cùng đặc biệt điều đó thể hiện qua:

  •  Sử dụng các từ chỉ địa danh một cách vô cùng hợp lí: Nỗi nhớ của Quang Dũng không dành riêng cho bất kì một địa danh cụ thể nào, cũng chẳng phải nỗi nhớ “vu vơ” ông điểm danh từng địa danh cụ thể, điều này kích thích trí tưởng tượng của người đọc, đưa người đọc đến với sự tò mò khó cưỡng của vùng núi hoang sơ bí hiểm. Ông không sử dụng từ chỉ địa danh một cách tùy hứng mà điều phối nó để tạo sự ám ảnh cho thơ.

  • Nội lực các câu thơ của Quang Dũng dồn vào các động từ gây cảm giác mạnh: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”; “gục lên súng mũ bỏ quên đời”; “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”…

  • Sử dụng nhiều từ Hán Việt góp phần mang lại sự thành công cho thi phẩm: đoàn binh, biên cương, viễn xứ, độc hành… Việc sử dụng từ Hán Việt này làm giảm đi màu sắc ảm đạm của sự mất mát hi sinh.

+ Bên cạnh đó sự xuất hiện của các từ thuần Việt: không mọc tóc, xanh, trừng, gầm... tiếp sức cho sự có mặt của hệ thống từ Hán – Việt mang hiệu quả nghệ thuật đặc sắc lấy cái bình dị làm nổi bật cái cao cả, lấy cái bình thường để diễn tả cái oai hùng.

  • Sự xuất hiện của nhiều tổ chức ngôn từ đặc biệt chưa từng có: “nhớ chơi vơi”. Kết hợp với thán từ “ôi” => Tạo nên hiệu suất biểu cảm cho ý thơ. Nỗi nhớ tràn đầy sự tha thiết.

5.Lời thề Tây Tiến.

Tinh thần, lí tưởng của người lính: chiến đấu tự nguyện, quả cảm, xả thân vì lí tưởng độc lập, tự do. 

+ Người đi không hẹn ước, ra đi không ước hẹn ngày trở về, tinh thần hi sinh vì nước, xả thân vì nước. Dù khó khăn, gian khổ, họ vẫn quyết chiến đấu đến cùng và hẹn ước rằng, sẽ cống hiến hết sức mình: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

+ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi, chiến đấu hết mình, ngay cả khi hi sinh cũng mong muốn tan vào với hồn thiêng sông núi để lí tưởng, tình yêu ấy sẽ bất tử với thời gian.

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tổng kết

  2. 1. Nội dung

  • Nỗi nhớ da diết của tác giả đối với Tây Tiến. Những chặng đường hành quân gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mất mát mà chất chứa kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp cùng những đồng đội Tây TIến anh hùng…

  • Hình  tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng lại bi tráng.

  1. 2. Nghệ thuật

  • Biện pháp hiện thực kết hợp lãng mãn đậm chất bi tráng.

  • Hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất thẩm mỹ, độc đáo.

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word ngữ văn 12 sách kết nối tri thức, tải giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức, GA ngữ văn 12 KNTT 2024

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay