Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức

Trắc nghiệm chuyên đề Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Ngữ văn 12 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


CHUYÊN ĐỀ 1: TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

PHẦN 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Cảm quan nghệ thuật là:

  • A. Tổng hòa những sự cảm nhận, quan niệm, lí giải về thế giới và con người của chủ thể sáng tạo.
  • B. Là sự rung động của người đọc trước những sáng tác của tác giả.
  • C. Là sự đánh giá nhận xét của người nghe, người đọc trước những sáng tác hay của tác giả.
  • D. Là sự cảm nhận của người đọc trên tất cả các phương diện như: hoàn cảnh sáng tác, nội dung cũng như nghệ thuật.

 

Câu 2: Cảm quan nghệ thuật được thể hiện:

  • A. Qua cách xây dựng hệ thống nhân vật
  • B. Qua việc sử dụng hình ảnh biểu tượng
  • C. Qua giọng điệu của tác giả
  • D. Qua cách xây dựng hệ thống nhân vật, hình ảnh, biểu tượng, các mô típ không gian, thời gian, điểm nhìn, giọng điệu trong tác phẩm văn học.

 

Câu 3: Thế nào là cảm quan nghệ thuật trong văn học hiện đại?

  • A. Là mối quan hệ với con người cá nhân cùng sự phong phú, phức tạp của cảm xúc.
  • B. Là con người cá nhân với sự phong phú phức tạp của cảm xúc, cảm giác, thậm chí của tiềm thức, vô thức, nhằm mô tả những chiều kích trần thế của con người như thân thể, bản năng.
  • C. Là mối quan hệ giữa con người cá nhân với tập thể, giữa cá thể với nhau.
  • D. Là sự kết nối của cảm xúc, của suy nghĩ quan điểm cá nhân.

 

Câu 4: Cảm quan nghệ thuật được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Dưới bóng hoàng lan?

  • A. Đi sâu vào khám phá thế giới vô cùng phong phú và tinh tế của cảm giác khi Thanh trở về căn nhà đã gắn bó với mình từ thời thơ ấu.
  • B. Đi sâu vào khám phá những chuyển biến tình cảm tâm lí của Thanh khi gặp lại người con gái năm xưa.
  • C. Đi sâu vào khám phá những chuyển biến tâm lí của nhân vật Thanh khi gặp lại bà.
  • D. Đi sâu vào khai thác mối quan hệ giữa Thanh và mọi người trong gia đình.

 

Câu 5: Thời gian trong văn học hiện đại được biểu hiện:

  • A. Là thời gian vũ trụ
  • B. Là thời gian quá khứ lịch sử đã hoàn tất
  • C. Gắn liền với cảm thụ của cá nhân về thế giới
  • D. Thời gian mang tính chất tuần hoàn.

 

Câu 6: Không gian trong văn học hiện đại là:

  • A. Không gian cá nhân gắn liền với cảm xúc, trải nghiệm, cảnh ngộ số phận của mỗi cá nhân.
  • B. Là không gian rộng lớn, bao trùm tất cả
  • C. Không gian tù túng hạn hẹp
  • D. Là không gian bị giới hạn trong cảm xúc của người viết

 

Câu 7:Rừng” trong Nhớ rừng của Thế Lữ là:

  • A. Là niềm khao khát tự do của con hổ bị giam cầm
  • B. Là không gian thiên nhiên rộng lớn và hoang dã
  • C. Là chiếc lồng sắt giam giữ con hổ
  • D. Là không gian tù túng trong tưởng tượng của tác giả.

 

Câu 8: Quan niệm thẩm mỹ của văn học hiện đại là:

  • A. Đề cao những thứ mới mẻ và phá cách.
  • B. Đề cao cái đẹp mang tính chất cá biệt, coi trọng sự độc đáo, phá cách, mới mẻ, miêu tả cái đẹp trong sự dung hợp với cái xấu, cái nghịch dị, thô kệch.
  • C. Đề cao sự khuôn mực chuẩn mực của quá khứ
  • D. Truy tìm cái đẹp thuần khiết.

 

II. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

Câu 1: Câu thơ nào sau đây là đại diện cho quan niệm thời gian của văn học hiện đại?

  • A.    “Cái bay không đợi cái trôi
  • B.     “Lại hỏi: Đường ra núi đi về phía nào?
  • C.     “ Gió thu xế bóng lòng quá rộn
  • D. “Qua ngày mai lại có ngày mai”

 

Câu 2: Cảm quan nghệ thuật trong Số đỏ được thể hiện như thế nào?

  • A. Tô đậm sự đối lập giữa vẻ bề ngoài thượng lưu, học thức của nhân vật với bản chất lưu manh ngu dốt bên trong.
  • B. Tô đậm bản chất cũng như hành động của nhân vật
  • C. Tô đậm sự đồng nhất giữa suy nghĩ cũng như vẻ bề ngoài của nhân vật.
  • D. Sự đối lập giữa cách lời nói và hành động của nhân vật

 

Câu 3: Trong thơ Nguyễn Bính “vườn” là:

  • A. Vườn là nơi để về sau những ngày vật lộn mệt mỏi với đời.
  • B. Vườn gắn liền với cảm thức của cá nhân
  • C. Vườn là nơi bảo lưu những giá trị truyền thống.
  • D. Vườn là trần gian đầy thanh sắc.

 

Câu 4: Quan niệm của Nam Cao về cái đẹp đó là:

  • A. Thể hiện qua hình dáng nhân vật vẻ ngoài bảnh bao, hào nhoáng.
  • B. Cái đẹp có thể tồn tại trong hình hài của cái xấu, có nghịch dị, cái đẹp thực sự không nằm ở dáng vẻ bề ngoài mà nằm ở phẩm giá nhân cách.
  • C. Cái đẹp đi đôi với cái đời
  • D. Cái đẹp có thể tồn tại trong bất kì một hình dạng nào, đẹp là toàn diện từ bề ngoài cho đến nhân cách.

 

Câu 5: Làm sao để có thể cắt nghĩa căn nguyên của những cảm quan nghệ thuật?

  • A. Cần đọc thêm tài liệu về tiểu sử bối cảnh thời đại.
  • B. Cần đọc tài liệu về bối cảnh thời đại, các tư tưởng triết học
  • C. Cần tìm hiểu về nghệ thuật, nhân sinh quan cũng như tẩm mỹ của nhà văn
  • D. Cần đọc thêm tài liệu về tiểu sử nhà văn, bối cảnh thời đại, các tư tưởng triết học, tôn giáo, nghệ thuật ảnh hưởng đến thế giới quan, nhân sinh quan, lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn.

 

Câu 6: Để mang lại hiệu quả cao khi đọc về tác giả bạn cần sử dụng thao tác nào?

  • A. Thao tác thu thập
  • B. Thao tác phân tích
  • C. Thao tác xử lí thông tin
  • D. Tổng hợp các thao tác thu thập, phân tích và xử lí thông tin

 

Câu 7: Đối tượng nghiên cứu có thể hiểu là:

  • A. Là sự vật, hiện tượng cần được xem xét khảo sát trong một đề tài khoa học
  • B. Là nhân vật trong tác phẩm văn học
  • C. Là quan điểm nghệ thuật của tác giả
  • D. Là những giá trị nội dung tác giả đề cập

 

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Khi nghiên cứu về cái hoang dã trong văn chương của Nguyễn Huy Thiệp bạn có thể giới hạn trong tác phẩm nào?

  • A. Không có Vua
  • B. Muối của rừng
  • C. Chảy đi sông ơi
  • D. Giăng lưới bắt chim

 

Câu 2: Việc đề cao cá nhân đối lập giữa cá nhân với toàn bộ tồn                 tại tạo nên cảm giác gì trong văn học hiện đại?

  • A. Hân hoan, sung sướng
  • B. Trống rỗng và bồn chồn
  • C. Cô đơn và bất an thường trực
  • D. Cảm giác chiến thắng và tự mãn

 

Câu 3: Đặc trưng nổi bật của văn học hiện đại là:

  • A. Đề cao cá tính khẳng định cá tôi, cái riêng như một cá thể duy nhất không lặp lại.
  • B. Phá vỡ tính điển phạm, khuôn mẫu nhận thức và biểu đạt đã định hình trong văn học trung đại
  • C. Cách tân về nghệ thuật, cảm quan cô đơn và bất an
  • D. Văn học hiện đại đề cao cái tôi, phá vỡ tính điền phạm khuôn mẫu của văn học trung đại, mang đến nhiều sự cách tân về nghệ thuật.

 

Câu 4: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất cái tôi đặc trưng của văn học hiện đại?

  • A. “Ta là một, là Riêng, là Thứ Nhất
  • B. “Rằng: tôi chút phận đàn bà
  • C. “Thân em như quả mít trên cây
  • D. “Quyết chí phen trang trải cho đời rõ mặt thằng tao”

 

 

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Những tác giả tiêu biểu của văn học hiện đại bao gồm:

  • A. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Nam Cao.
  • B. Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Hồ Xuân Hương.
  • C. Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trãi
  • D. Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Bảo Ninh…

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

1. A2. D3. B4. A5. C6. A7. A8. B

 

II. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

1. A2. A3. C4. B5. D6. D7. A

 

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

1. B2. C3. D4. A

 

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

1. D

 

 

 

 

 

Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm ngữ văn chuyên đề 12 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm ngữ văn 12 chuyên đề kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập ngữ văn 12 KNTT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay