Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 12 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Ngữ văn 12 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Khi đã khai phóng được bản thân, con người sẽ tìm ra chính mình ở hai khía cạnh quan trọng nhất: con người văn hóa và con người chyên môn của mình.
Ở khía cạnh con người văn hóa, đó là việc tìm ra được đâu là lương tri và phẩm giá của mình, đâu là lẽ sống và giá trị sống của mình; đâu là những giá trị làm nên chính mình, là những thứ mà vì nó hay để bảo vệ nó, mình sẵn lòng hi sinh mọi thứ khác; đâu là “chân ga” (để giúp mình vượt qua bao đèo cao) và đâu là “chân thắng” (để giúp mình không rơi xuống vực sâu).
Ở khía cạnh con người chuyên môn (hay con người công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp), đó là việc tìm ra mình thực sự thích cái gì, mình giỏi cái gì, hiểu được mình giỏi đến mức độ nào để đặt mình vào một công việc phù hợp nhất với “cái chất” con người mình. Khi làm công việc mà mình giỏi nhất, mê nhất và phù hợp với “cái chất” con người của mình nhất thì khi đó làm việc cũng là làm người, khi đó mình làm việc nhưng cũng là sống với con người của mình”
(Đúng việc, một góc nhìn về câu chuyện khai minh – Giản Tư Trung, NXB Tri Thức – 2015)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm: Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Theo tác giả, con người cần tìm ra những giá trị nào để xây dựng “con người văn hóa” của mình?
Câu 4 (1.0 điểm): Theo anh/ chị, ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ “chân ga” và “chân thắng” trong đoạn trích là gì?
Câu 5 (1.0 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Khi làm công việc mà mình giỏi nhất, mê nhất và phù hợp với ‘cái chất’ con người của mình nhất thì khi đó làm việc cũng là làm người” không? Vì sao?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của mình về ý nghĩa của việc khai phóng bản thân trong hai khía cạnh “con người văn hóa” và “con người chuyên môn”.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới.”.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI GIỮA HK 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
TT | Thành phần năng lực | Mạch nội dung | Số câu | Cấp độ tư duy | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | 40% | ||||
1 | Năng lực Đọc | Văn bản đọc hiểu | 5 | 2 | 20% | 2 | 20% | 1 | 10% | |
2 | Năng lực Viết | Nghị luận văn học | 1 | 5% | 5% | 10% | 20% | |||
Nghị luận xã hội | 1 | 7.5% | 10% | 22.5% | 40% | |||||
Tỉ lệ % | 22.5% | 35% | 42.5% | 100% | ||||||
Tổng | 7 | 100% |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được đề tài, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật trong văn nghị luận. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ. - Nhận biết được các thao tác lập luận được sử dụng trong văn nghị luận. | 2 | 0 | C1,2 | |||
Thông hiểu | - Hiểu được những hình ảnh, chi tiết và các dẫn chứng trong văn bản. | 1 | 0 | C3,4 | |||
Vận dụng |
| 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng | Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc khai phóng bản thân trong hai khía cạnh “con người văn hóa” và “con người chuyên môn”. | 1 | 0 | C1 phần tự luận | |||
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một câu nói: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một ý kiến. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một ý kiến. *Thông hiểu - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. - Lý giải được vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết. * Vận dụng - Mở rộng vấn đề trao đổi với quan điểm trái chiều hặc ý kiến khác để có cái nhìn khách quan toàn diện. | 1 | 0 | |||||
C2 phần tự luận |