Đề thi giữa kì 2 sinh học 11 cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 cánh diều giữa kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn Sinh học 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với kích thích từ môi trường nhờ

  1. sự sinh trưởng. B. sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  2. sự sinh sản. D. sự cảm ứng.

Câu 2. Cảm ứng ở thực vật là

  1. phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích của môi trường.
  2. phản ứng vận động của một cơ quan thực vật đối với kích thích của môi trường.
  3. phản ứng hóa học của các cơ quan thực vật đối với kích thích của môi trường.
  4. phản ứng hóa học của một cơ quan thực vật đối với kích thích của môi trường.

Câu 3. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

  1. Thủy tức, giun đất, châu chấu, ếch. B. Sán dây, sam, nhện, dế mèn.
  2. So, san hô, giun đũa, đỉa. D. Rươi, giun kim, hải quỳ, mực.

Câu 4. Vào mùa xuân, chim công đực xòe rộng bộ đuôi lộng lẫy và đi theo sau, nhảy múa thu hút chim công cái? Vai trò của tập tình trên là

  1. tìm kiếm, bảo vệ thức ăn. B. bảo vệ lãnh thổ.
  2. báo động nguy hiểm. D. tìm kiếm bạn tình.

Câu 5. Sự phát triển của cây có hạt bắt đầu với

  1. cây ra rễ. B. hạt nảy mầm.
  2. hình thành hạt. D. cây ra lá mầm.

Câu 6. Cơ sở của sinh trưởng, phát triển là

  1. quá trình nguyên phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và biệt hóa tế bào.
  2. quá trình giảm phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và phản biệt hóa tế bào.
  3. quá trình nguyên phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và phản biệt hóa tế bào.
  4. quá trình giảm phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và biệt hóa tế bào.

Câu 7. Sinh vật thu nhận kích thích nhờ

  1. bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin.
  2. neuron hướng tâm.
  3. các thụ thể, các giác quan, các tế bào thụ cảm.
  4. neuron li tâm.

Câu 8. Bộ phận nào của cây hướng trọng lực dương?

  1. Đỉnh rễ. B. Đỉnh thân. C. Lá.                     D. Chồi bên.

Câu 9. Thụ thể ở giác quan nào tiếp nhận kích thích cơ học?

  1. Mắt, tai. B. Tai, da. C. Mũi, lưỡi.                   D. Mắt, da.

Câu 10. Chất mà động vật tiết ra ngoài môi trường và ảnh hưởng đến hành vi của những cá thể khác cùng loài là

  1. hormone. B. chất dẫn truyền thần kinh. C. enzyme.            D. pheromone.

Câu 11. Quá trình lặp lại theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cá thể sinh vật phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra cho đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển đến cơ thể trưởng thành, có thể sinh sản, rồi chết gọi là

  1. vòng đời. B. tuổi thọ. C. sinh trưởng.                D. phát triển.

Câu 12. Hiện tượng ưu thế đỉnh ở thực vật do hormone nào gây ra?

  1. Abscisic acid. B. Auxin. C. Cytokinine.                D. Gibberellin.

Câu 13. Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào sau đây?

  1. Hướng hóa. B. Hướng động.
  2. Ứng động sức trương. D. Ứng động tiếp xúc.

Câu 14. Quá trình truyền tin qua synapse hóa học theo trật tự nào?

  1. Khe synapse → Màng trước synapse → Chùy synapse → Màng sau synapse.
  2. Màng trước synapse → Chùy synapse → Khe synapse → Màng sau synapse.
  3. Màng sau synapse → Khe synapse → Chùy synapse → Màng trước synapse.
  4. Chùy synapse → Màng trước synapse → Khe synapse → Màng sau synapse.

Câu 15. Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?

  1. Sáo, vẹt nói được tiếng người; chuột nghe mèo kêu thì chạy.
  2. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
  3. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
  4. Người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây về hormone thực vật (phytohormone) là đúng?

  1. Hợp chất hữu cơ sinh ra trong quá trình quang hợp và điều tiết quá trình hô hấp ở thực vật.
  2. Hợp chất hữu cơ được sinh tổng hợp trong cơ thể thực vật và điều tiết sinh trưởng, phát triển thực vật ở hàm lượng rất nhỏ.
  3. Hợp chất hữu cơ sinh ra trong quá trình hô hấp, điều tiết quá trình hô hấp ở thực vật.
  4. Hợp chất hữu cơ được cây hấp thụ và điều tiết sinh trưởng, phát triển thực vật ở hàm lượng rất nhỏ.

Câu 17. Các phản ứng vận động nào sau đây không thuộc hướng động?

  1. Rễ cây mọc hướng về nguồn nước.
  2. Thân non mọc hướng về phía có ánh sáng.
  3. Cây bắt ruồi khép lá khi côn trùng bò vào và chạm vào lá cây.
  4. Cây dây leo cuốn xung quanh thân cây gỗ trong rừng nhiệt đới.

Câu 18. Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?

  1. Toát mồ hôi khi trời nóng. B. Tăng nhịp tim khi chạy bộ.
  2. Mặc áo ấm khi trời lạnh. D. Rụt tay khi chạm vào vật nóng.

Câu 19. Một bầy chó sói cùng nhau săn mồi. Việc học tập của cá thể chó sói trong bầy là hình thức học tập nào?

  1. Học in vết. B. Học thử và sai.
  2. Học nhận biết không gian. D. Học xã hội.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển là không đúng?

  1. Sự tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
  2. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau.
  3. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu và tốc độ khác nhau tùy theo từng giai đoạn.
  4. Quá trình phát triển được điều hòa bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

Câu 21. Cho các ứng dụng sau đây:

(1) Trồng xen canh cây cà chua và mùi tàu.

(2) Làm giàn cho cây mướp, bầu, bí,...

(3) Tạo hình cây bonsai.

(4) Làm rãnh tưới nước cho ruộng trồng ngô.

(5) Bón phân nông khi trồng lúa.

(6) Dùng đèn chiếu sáng nhân tạo cho cây thanh long.

Có bao nhiêu ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong thực tiễn?

  1. 3. B. 4. C. 5.                               D. 6.

Câu 22. Vì sao thoát vị đĩa đệm cột sống ở thắt lưng có thể dẫn đến giảm khả năng cảm giác, vận động chân?

  1. Vì đĩa đệm cột sống là nơi đi ra của dây thần kinh tủy - là dây thần kinh pha bao gồm cả dây cảm giác và dây vận động.
  2. Vì đĩa đệm cột sống là trung phân tích và xử lí thông tin đưa ra quyết định trả lời kích thích, lưu giữ thông tin.
  3. Vì đĩa đệm cột sống là các thụ thể đau, tiếp nhận kích thích và hình thành xung thần kinh đến trung ương thần kinh.
  4. Vì đĩa đệm cột sống là dây li tâm (neuron vận động) dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.

Câu 23. Ví dụ sau đây là ứng dụng của tập tính trong sản xuất nông nghiệp?

  1. Huấn luyện chó nghiệp vụ để phát hiện ma túy.
  2. Luyện tập thói quen ngủ đúng giờ, tập thể dục buổi sáng.
  3. Sử dụng kiến ba khoang để diệt trừ rầy nâu.
  4. Dạy vẹt học nói tiếng người.

Câu 24. Để giảm tác động của hiện tượng ưu thế đỉnh trong canh tác chè, kĩ thuật viên trồng trọt có thể sử dụng biện pháp nào sau đây?

  1. Ngắt búp chè thường xuyên. B. Phun auxin lên cây chè.
  2. Phun gibberellin lên cây chè. D. Tưới nước và bón phân cho cây chè.

Câu 25. Người ta tiến hành một thí nghiệm như sau:

Cây mầm 1: chiếu sáng từ một phía lên bao lá mầm.

Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sáng từ một phía.

Cây mầm 3: che tối phần bao lá mầm, chiếu sáng từ một phía.

Sau đó để các cây sinh trưởng bình thường và quan sát hiện tượng.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thí nghiệm trên?

(1) Cây 1 ngọn cây cong về phía ánh sáng do tính hướng sáng.

(2) Cây 2 ngọn cây vẫn mọc thẳng.

(3) Cây 3 ngọn cây cong về phía ánh sáng do tính hướng sáng.

(4) Đỉnh ngọn là nơi tiếp nhận kích thích ánh sáng gây phản ứng hướng sáng ở ngọn cây.

A.4.                        B. 3.                                 C.2.                                   D. 1.

Câu 26. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là 

  1. từ đủ 03 tháng đến 09 tháng. B. từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
  2. từ đủ 09 tháng đến 15 tháng. D. từ đủ 12 tháng đến 18 tháng.

Câu 27. Cư dân ven biển Bắc bộ có câu: “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng 5”. Câu nói này mô tả tập tính của loài sinh vật nào sau đây?

  1. Cá Cơm. B. Dã tràng. C. Rươi.                         D. Rùa biển.

Câu 28. Vì sao nói sự sinh trưởng ở thực vật là sự sinh trưởng giống giới hạn?

  1. Vì quá trình sinh trưởng ở thực vật có thể diễn ra trong suốt vòng đời.
  2. Vì quá trình sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp xen kẽ và nối tiếp nhau.
  3. Vì thực vật có thể vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính.
  4. Vì thực vật có mô phân sinh hoạt động mạnh.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Vẽ sơ đồ cung phản xạ chân co lên khi bị chạm vào vật nhọn và con đường truyền xung thần kinh cảm giác đau từ vị trí bị vật nhọn tác động đến não bộ.

Câu 2. (1 điểm): Cắt chồi đỉnh của 2 cây hướng dương, sau đó bôi Indol-3-acetic acid (IAA) lên vết cắt của một trong hai cây. Sau một thời gian quan sát thì thấy chỉ một trong hai cây mọc chồi nách. Hãy giải thích hiện tượng trên và nêu ý nghĩa của biện pháp ngắt ngọn trong sản xuất nông nghiệp.

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

2

       

2

 

0,5

2. Cảm ứng ở thực vật

3

 

1

 

2

   

6

 

1,5

3. Cảm ứng ở động vật

3

 

1

1

2

   

6

1

3,5

4. Tập tính ở động vật

3

 

1

 

2

   

6

 

1,5

5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

2

 

1

     

3

 

0,75

6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

3

   

2

  

1

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1

8

0

0

1

28

2

10

Điểm số

4,0

0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN

CHỦ ĐỀ 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

1

20

  

Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

- Nhận biết được cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

 

2

 

C1, C7

Cảm ứng ở thực vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm cảm ứng ở thực vật.

- Nhận biết được một số hình thức biểu hiện cảm ứng ở thực vật.

 

3

 

C2, C8, C13

Thông hiểu

Chỉ ra được phản ứng vận động không thuộc hướng động.

 

1

 

C17

Vận dụng

- Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn.

- Giải thích thí nghiệm về cảm ứng ở thực vật.

 

2

 

C21, C25

Cảm ứng ở động vật

Nhận biết

- Nhận biết được các hình thức cảm ứng ở động vật.

- Nhận biết các dạng thụ thể trong cung phản xạ.

- Nhận biết quá trình dẫn truyền tin qua synapse hóa học.

 

3

 

C3, C9, C14

Thông hiểu

- Chỉ ra ví dụ về phản xạ có điều kiện.

- Vẽ sơ đồ cung phản xạ chân co lên khi chạm vào vật nhọn và con đường truyền xung thần kinh cảm giác đau từ vị trí bị vật nhọn tác động đến não bộ.

1

1

C1

C18

Vận dụng

- Vận dụng những hiểu biết về cảm ứng ở động vật để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.

- Liên hệ Luật phòng, chống ma túy.

 

2

 

C22, C26

Tập tính ở động vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật.

- Nhận biết được đặc điểm về pheromone.

- Nhận biết các tập tính bẩm sinh, học được.

 

3

 

C4, C10, C15

Thông hiểu

Chỉ ra một số hình thức học tập ở động vật.

 

1

 

C19

Vận dụng

Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống.

 

2

 

C23, C27

CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1

8

  

Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Nhận biết khái niệm vòng đời và tuổi thọ ở sinh vật.

 

2

 

C5, C11

Thông hiểu

Chỉ ra phát biểu không đúng về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển.

 

1

 

C20

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Nhận biết

- Nhận biết cơ sở của sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Nhận biết hormone thực vật (khái niệm, vai trò, phân loại).

 

3

 

C6, C12, C16

Vận dụng

- Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật vào trong thực tiễn.

- Giải thích vấn đề liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

1

2

C2

C24, C28

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay