Giáo án kì 1 Sinh học 11 cánh diều
Có đủ giáo án word + PPT kì 1 Sinh học 11 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Sinh học 11 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 2 SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU
PHẦN 4. SINH HỌC CƠ THỂ
CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 3 Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 4 Quang hợp ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 5 Hô hấp ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 6 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 7 Hô hấp ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 8 Hệ tuần hoàn ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 9 Miễn dịch ở người và động vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 10 Bài tiết và cân bằng nội môi
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 11 Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 1
CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 12 Cảm ứng ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 13 Cảm ứng ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 14 Tập tính ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 2
CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 15 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 16 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 17 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 18 Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 19 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 3
CHỦ ĐỀ 4: SINH SẢN Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 20 Khái quát về sinh sản ở sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 21 Sinh sản ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 22 Sinh sản ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 4
CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 23 Cơ thể là một thể thống nhất
- Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 24 Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể
=> Xem nhiều hơn: Giáo án sinh học 11 cánh diều đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 KÌ 1 CÁNH DIỀU
Giáo án Word bài: BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 10. BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết.
- Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận.
- Vận dụng được kiến thức bài tiết để phòng và chống một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết.
- Nêu được các khái niệm: nội môi, cân bằng động.
- Nêu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi. Giải thích được các kết quả xét nghiệm.
- Kể tên được một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi. Dựa vào sơ đồ, giải thích được cơ chế chung điều hòa nội môi.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học – tự chủ: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt được nội dung về bài tiết và cân bằng nội môi, tự trả lời các câu hỏi ở hộp Dừng lại và suy ngẫm.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung bài tiết và cân bằng nội môi.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua viết báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung bài tiết và cân bằng nội môi.
- Năng lực vận dụng và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức về bài tiết và cân bằng nội môi đưa ra các biện pháp phòng tránh các bệnh thận; Giải thích được các kết quả xét nghiệm.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết; Nêu được các khái niệm: nội môi, cân bằng động; Kể tên được một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi.
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi; Dựa vào sơ đồ, giải thích được cơ chế chung điều hòa nội môi.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận; Vận dụng được kiến thức bài tiết để phòng và chống một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết; Nêu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến bài tiết và cân bằng nội môi.
- Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công (trong thảo luận nhóm về bài tiết và cân bằng nội môi…), có ý thức báo cáo đúng kết quả đã làm, có thái độ và hành động phù hợp trong phòng chống bệnh thận.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Hình 10.1 – 10.6 SGK.
- Video về vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi:
https://www.youtube.com/watch?v=CYh62uks848
- Phiếu học tập số 1: Vai trò của của thận trong bài tiết.
- Phiếu học tập số 2: Vai trò của của thận trong cân bằng nội môi.
- Đối với học sinh
- SHS sinh học 11 Cánh diều.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
- Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Bảng 10.1 thể hiện kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu lúc đói của một người phụ nữ 30 tuổi.
Dựa vào kết quả xét nghiệm, dự đoán người này bị bệnh gì?
Bảng 10.1 Kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu
Chỉ số | Kết quả | Giá trị bình thường |
Glucose (mmol/L) | 7,4 | 4,1 – 5,6 (Bộ y tế, 2020) |
Uric acid (mg/mL) | 4,6 | Nam: 2,5 – 7,0 Nữ: 1,5 – 6,0 (American College of Rheumatology – ACR, 2020) |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
- Người phụ nữ bị bệnh đái tháo đường do hàm lượng đường trong máu cao vượt mức bình thường.
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Khi hàm lượng đường trong máu tăng cao thường xuyên, đường sẽ bị thải ra qua nước tiểu nên gọi là bệnh đái tháo đường. Vậy cơ chế bài tiết nước tiểu là gì? Điều gì giúp cơ thể có khả năng điều hòa hàm lượng đường trong máu dao động từ 4,1 – 5,6? Vì sao người phụ nữ trên không tự điều hòa được hàm lượng đường trong máu? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 10. Bài tiết và cân bằng nội môi.”
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, vai trò của bài tiết
- Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết.
- Nội dung: HS làm nhóm (mỗi nhóm 3 – 4 HS) đọc thông tin SGK, dựa vào kiến thức đã học ở THCS, thảo luận trả lời câu hỏi 1 trang 68 SGK.
- Sản phẩm: Đáp án câu hỏi về khái niệm và vai trò của bài tiết.
- Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 – 4 HS, đọc thông tin SGK kết hợp với kiến thức đã học ở THCS để thảo luận và trả lời câu hỏi 1 trang 68 SGK bằng cách hoàn thành bảng sau:
- Từ đó, GV yêu cầu HS rút ra khái niệm, vai trò của bài tiết. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc SGK, nhớ lại kiến thức đã được học ở THCS thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả và tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu ghi chép vào vở. | I. Bài tiết 1. Khái niệm, vai trò của bài tiết - Đáp án câu hỏi 1 trang 68 SGK: + Da: mồ hôi (nước, urea, muối…). + Gan: sản phẩm khử các chất độc và bilirubin (sản phẩm phân giải hồng cầu). + Phổi: khí CO2, hơi nước. + Thận: nước tiểu (nước, urea, chất thừa, chất thải). · Kết luận: - Bài tiết là quá trình thải các chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất, giúp duy trì cân bằng nội môi. - Các cơ quan bài tiết gồm: thận, gan, da, phổi. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi
- Mục tiêu: Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.
- Nội dung: HS hoạt động theo trạm, nghiên cứu mục I.2 SGK, quan sát video, phân tích hình 10.1 – 10.3 thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1 và số 2 để hình thành kiến thức về vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nôi môi.
- Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và số 2.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 3 – 4 HS) quan sát video và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm ở mỗi trạm https://www.youtube.com/watch?v=CYh62uks848 + Trạm 1: đọc mục I.2.1 SGK, phân tích hình 10.1 thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1. + Trạm 2: đọc mục I.2.2, phân tích hình 10.2 – 10.3 thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 2. - GV yêu cầu HS lần lượt hoàn thành theo chiều trạm 1 → trạm 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động theo kĩ thuật dạy học theo trạm, đọc thông tin, quan sát video và hình ảnh 10.1 – 10.3 thống nhất sản phẩm chung hoàn thành Phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS phát biểu. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Bài tiết 2. Vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi Phiếu học tập số 1 và số 2 (đính kèm dưới hoạt động 2). · Kết luận: - Thận là nơi diễn ra quá trình lọc máu, bài tiết chất thừa, chất độc qua nước tiểu. - Thận tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Vai trò của thận trong bài tiết Dựa vào mục II.2.1, hình 10.1 trang 69 SGK và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Vai trò của thận trong bài tiết là gì? - Thận là nơi diễn ra quá trình hình thành nước tiểu, giúp đào thải chất thừa, chất độc khỏi cơ thể. Câu 2: Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở bộ phận nào của thận? Quá trình đó gồm những giai đoạn nào? - Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở các nephron thận. - Diễn biến: lọc cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống thận. Câu 3: Nêu cấu tạo của một đơn vị thận. - Đơn vị thận hay còn gọi là nephron thận gồm: cầu thận và ống thận. + Cầu thận gồm mao mạch cầu thận và khoang Bowman. + Ống thận gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp. Câu 4: Nước tiểu đầu là gì? Thành phần của nước tiểu đầu có đặc điểm như thế nào? Mỗi ngày có bao nhiêu nước tiểu đầu được tạo ra? - Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc ở cầu thận – là quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman. - Thành phần: tương tự thành phần của máu nhưng không có tế bào máu và các chất có kích thước phân tử lớn hơn 70 – 80 Å (ví dụ: protein). - Trung bình mỗi ngày có khoảng 170 – 180L nước tiểu đầu được tạo ra. Câu 5: Nước tiểu chính thức là gì? Thành phần của nước tiểu chính thức có đặc điểm như thế nào? Mỗi ngày có bao nhiêu nước tiểu chính thức được tạo ra? - Nước tiểu chính thức là kết quả của quá trình tái hấp thụ các chất cần thiết từ nước tiểu đầu vào máu và bài tiết thêm các chất thải từ máu vào nước tiểu đầu diễn ra ở ống thận. - Thành phần: nước và hàm lượng cao chất thừa, chất thải, chất độc. - Trung bình mỗi ngày có khoảng 1 – 2 lít nước tiểu chính thức được tạo ra. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Vai trò của thận trong cân bằng nội môi Câu 1: Dựa vào hình II.2.2, hình 10.2 trang 69 SGK, điền các từ thích hợp để hoàn thành sơ đồ cơ chế điều hòa huyết áp, thể tích máu dưới đây, từ đó trả lời câu hỏi 2 trang 69 SGK. Sơ đồ: Cơ chế điều hòa huyết áp, thể tích máu + (1) Renin – (2) Angiotensin II – (3) Co động mạch đến thận – (4) Aldosterone – (5) Tăng tái hấp thụ Na+ và nước ở ống thận – (6) Giảm lượng nước tiểu. + Thận có vai trò điều hòa huyết áp thể tích máu thông qua vai trò tiết renin và quá trình hình thành nước tiểu. Khi huyết áp hoặc thể tích máu giảm, thận tăng cường tiết renin, kích thích co động mạch tới thận, giảm lượng nước tiểu tạo thành. + Ngoài ra, angiotensin II còn kích thích tiết hormone aldosterone → kích thích tái hấp thụ Na+và nước, làm giảm lượng nước tiểu. Kết quả: thể tích máu, huyết áp tăng về mức bình thường. Câu 2: Dựa vào mục II.2.2, hình 10.3 trang 70 SGK, điền các từ thích hợp để hoàn thành sơ đồ cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu dưới đây, từ đó trả lời câu hỏi 3 trang 70 SGK. - (1) ADH – (2) Tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp – (3) Tăng lượng nước trong máu. - Thận có vai trò trong điều hòa áp suất thẩm thấu thông qua điều hòa lượng nước tái hấp thụ ở ống lượn xa và ống góp. - Áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích tiết hormone ADH → kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Từ đó, giảm áp suất thẩm thấu của máu. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số bệnh liên quan đến bài tiết
- Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về bài tiết để phòng và chống được một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết.
- Nội dung: HS hoạt động nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn thảo luận về các bệnh liên quan đến hệ bài tiết, nguyên nhân, cách phòng tránh, các điều trị ở nhà và trình bày tại lớp qua kĩ thuật phòng tranh.
- Các nhóm nhận xét sản phẩm trình bày của nhóm bạn theo kĩ thuật “3 lần 3”: 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến hoặc câu hỏi về bài trình bày của nhóm bạn.
- Sản phẩm: Nguyên nhân, cách phòng tránh, điều trị các bệnh liên quan đến cơ quan bài tiết.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS: giao nhiệm vụ về nhà trước đó, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hướng dẫn HS thảo luận về các bệnh liên quan đến cơ quan bài tiết, nguyên nhân, cách phòng tránh, cách điều trị + Nhóm 1, 2: Làm poster hoặc sơ đồ tư duy trình bày về nguyên nhân, cách phòng chống bệnh sỏi đường tiết niệu. + Nhóm 3, 4: Làm poster hoặc sơ đồ tư duy trình bày về nguyên nhân, cách phòng chống bệnh viêm đường tiết niệu. + Nhóm 5, 6: Làm poster hoặc sơ đồ tư duy trình bày về nguyên nhân, cách phòng chống bệnh suy thận. - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm theo kĩ thuật phòng tranh trước lớp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, nghiên cứu thông tin trên sách, báo, internet… thảo luận trình bày bằng poster hoặc sơ đồ tư duy. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm trình bày sản phẩm của mình - Các nhóm nhận xét sản phẩm trình bày của nhóm bạn theo kĩ thuật “3 lần 3”. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | I. Bài tiết 3. Một số bệnh liên quan đến bài tiết HS nghiên cứu thông tin trên sách, báo, internet… Ví dụ: · Kết luận: - Để phòng bệnh liên quan đến thận và bài tiết, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc yếu tố gây bệnh… |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về khái niệm cân bằng nội môi
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm: nội môi, cân bằng động; Nêu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi; Giải thích được các kết quả xét nghiệm.
- Nội dung: HS hoạt động độc lập đọc thông tin mục II.1 SGK và trả lời các câu hỏi liên quan đến cân bằng nội môi và xét nghiệm các chỉ số sinh hóa.
- Sản phẩm: Đáp án câu hỏi liên quan đến cân bằng nội môi và xét nghiệm các chỉ số sinh hóa.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào mục II.1 SGK và trả lời các câu hỏi: + Nêu khái niệm nội môi và cân bằng động nội môi? Cho ví dụ. + Tại sao cần xét nghiệm định kỳ các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại điện HS trong nhóm báo cáo trả lời câu hỏi. - Một số HS nhóm khác khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | II. Cân bằng nội môi 1. Khái niệm - Khái niệm: tham khảo mục II.1 trang 71 SGK. - Ví dụ: thân nhiệt ở người 36 – 37,5℃ - Xét nghiệm định kì để phát kịp thời tình trạng mất cân bằng nội môi, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh và/hoặc chữa trị các bệnh liên quan ngay từ giai đoạn sớm. · Kết luận: - Nội môi là môi trường bên trong cơ thể bao gồm huyết tương, dịch mô, dịch bạch huyết. - Những điều kiện lí, hóa trong cơ thể dao động quanh một giá trị nhất định gọi là cân bằng động nội môi. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi
- Mục tiêu: Kể tên được một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi; Dựa vào sơ đồ, giải thích được cơ chế chung điều hòa nội môi.
- Nội dung: HS hoạt động theo kĩ thuật Think – Pair - Share đọc thông tin mục II.2 SGK, quan sát và phân tích hình 10.4 – 10.6 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Đáp án câu hỏi liên quan đến cơ chế điều hòa cân bằng nội môi.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV sử dụng kĩ thuật Think – Pair – Share yêu cầu HS đọc thông tin mục II.2, quan sát hình 10.4 – 10.6 SGK sau đó thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi 5 trang 71 SGK và câu hỏi Luyện tập trang 72 SGK. - Trên cơ sở đó, GV hướng dẫn HS trình bày được cơ chế chung trong điều hòa cân bằng nội môi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại điện HS trong nhóm báo cáo trả lời câu hỏi. - Một số HS nhóm khác khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | II. Cân bằng nội môi - Đáp án câu hỏi 5 trang 71 SGK: + Cơ quan tiêu hóa + Cơ quan hô hấp + Cơ quan bài tiết nước tiểu + Da + Cơ quan tuần hoàn - Đáp án câu hỏi luyện tập trang 72: + Sau bữa ăn: nồng độ glucose máu tăng kích thích tụy tiết insulin → kích thích gan chuyển glucose thành glycogen và kích thích đưa glucose trong máu vào tế bào ⇒ giảm nồng độ glucose máu trở về mức bình thường. + Khi lượng glucose máu giảm (khi đói) kích thích tụy tiết glucagon → kích thích gan chuyển glycogen thành glucose, chuyển vào máu làm tăng lượng glucose máu về mức bình thường. 2. Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi ☞ Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi: Tham khảo mục II.2 và hình 10.5 trang 72 SGK. · Kết luận: - Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi là cơ chế liên hệ ngược với sự tham gia của hệ thần kinh, hệ nội tiết. - Một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi như phổi, thận, gan, tụy… |
=> Xem nhiều hơn:
- Soạn giáo án Sinh học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
- Giáo án sinh học 11 cánh diều
- Giáo án Sinh học 12 soạn theo công văn 5512
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SINH HỌC 11 KÌ 1 CÁNH DIỀU
Giáo án powerpoint bài: HỆ HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
CHÀO MỪNG CÁC EM QUAY TRỞ LẠI VỚI MÔN HỌC!
Cả lớp theo dõi video về tốc độ lây lan của biến chủng Omicron
KHỞI ĐỘNG
Tại sao COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có tốc độ lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến tử vong?
Virus lan truyền qua đường hô hấp
Gây tổn thương phổi nghiêm trọng
Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
BÀI 7: HỆ HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Vai trò của hệ hô hấp
Các hình thức trao đổi khí giữa môi trường và động vật
Bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp
- VAI TRÒ CỦA HỆ HÔ HẤP
Thảo luận nhóm
Quan sát hình 7.1 trang 45 SGK, đọc thông tin và tìm hiểu về:
- Sự trao đổi khí của động vật với môi trường.
- Hô hấp tế bào ở động vật.
- Trình bày mối liên quan giữa trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào.
Hô hấp ở động vật
Trao đổi khí với môi trường
Hô hấp tế bào
Trao đổi khí với môi trường
Cơ thể động vật lấy O2 từ môi trường và thải CO2 từ cơ thể ra môi trường.
Thực hiện qua bề mặt trao đổi khí.
Hô hấp tế bào
Chuyển đổi năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ → năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
Quá trình này cần O2 và sản sinh ra CO2.
> Thông quá trao đổi khí với môi trường, O2 được vận chuyển đến tế bào, tham gia quá trình hô hấp tế bào.
CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí rồi thải ra môi trường.
- CÁC HÌNH THỨC TRAO ĐỔI KHÍ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘNG VẬT
Thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép
Nhóm chuyên gia:
Nhóm 1: Quan sát hình 7.2 SGK và xem video về hô hấp ở giun đất, tìm hiểu về trao đổi khí ở giun đất.
Nhóm 2: Quan sát hình 7.3 SGK và xem video về hô hấp ở côn trùng, tìm hiểu về trao đổi khí ở ruồi.
Nhóm 3: Quan sát hình 7.4 SGK và xem video về hô hấp ở cá, tìm hiểu về trao đổi khí ở cá.
Nhóm 4: Quan sát hình 7.1 SGK và xem video về hô hấp ở động vật có vú, tìm hiểu về trao đổi khí ở người.
Các nhóm theo dõi video:
Nhóm mảnh ghép:
Mỗi nhóm có 4 thành viên từ 4 nhóm chuyên gia chia sẻ, thảo luận để hoàn thành Phiếu học tập:
Các hình thức trao đổi khí ở một số loài động vật và con người
Đặc điểm | Giun đất | Ruồi | Cá | Người |
Bề mặt trao đổi khí | ? | ? | ? | ? |
Hoạt động trao đổi khí | ? | ? | ? | ? |
Đặc điểm | Giun đất | Ruồi | Cá | Người |
Bề mặt trao đổi khí | Da | Hệ thống ống khí | Mang | Phế nang ở phổi |
Hoạt động trao đổi khí | O2 và CO2 được khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào hoặc lớp biểu bì quanh cơ thể. | Không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể. Ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào ống khí và di chuyển ra ngoài qua các lỗ thở. | O2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu, CO2 từ máu khuếch tán vào nước khi nước chảy giữa các phiến mỏng của mang. | O2 và CO2 được khuếch tán qua màng các phế nang trong phổi. |
Các nhóm mảnh ghép tiếp tục thảo luận
Quan sát hình 7.5 trang 48 SGK và xem video về quá trình hô hấp ở chim, cho biết hệ thống túi khí có ý nghĩa gì đối với hoạt động hô hấp ở chim.
Video hô hấp ở chim
Nhờ có hệ thống túi khí nên khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô
một thời gian?
Vì trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, không còn ẩm ướt → O2 và CO2 không khuếch tán qua da, giun không thể hô hấp nên bị chết.
Bề mặt trao đổi khí gấp nếp hoặc phân nhánh có ý nghĩa gì đối với hô hấp ở động vật?
Giúp tăng diện tích bề mặt trao đổi khí, đáp ứng được nhu cầu của cơ thể động vật một cách tốt nhất.
Phản ánh chiều hướng tiến hóa về hệ hô hấp ở động vật từ đơn giản đến phức tạp.
Luyện tập (SGK - tr.48)
=> Xem nhiều hơn:
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k/năm
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án sinh học 11 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án sinh học 11 cánh diều, tải giáo án sinh học 11 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 sinh học 11 cánh diều, tải giáo án word và điện tử sinh học 11 kì 1 CD
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây