Giáo án sinh học 11 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word môn sinh học lớp 11 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án sinh học 11 cánh diều
Giáo án sinh học 11 cánh diều
Giáo án sinh học 11 cánh diều
Giáo án sinh học 11 cánh diều
Giáo án sinh học 11 cánh diều
Giáo án sinh học 11 cánh diều
Giáo án sinh học 11 cánh diều
Giáo án sinh học 11 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 11 cánh diều

Bản xem trước: Giáo án sinh học 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 21. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
  • Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
  • Nêu được cấu tạo chung của hoa, diễn biến của các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, hình thành hạt và quả.
  • So sánh được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.
  • Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng, thụ phấn cho cây.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân, HS được phát triển kĩ năng đọc tài liệu, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến các hình thức sinh sản ở thực vật để trả lời các câu hỏi trong bài.
  • Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kĩ năng chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm trước đám đông và hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng các kiến thức về sinh sản ở thực vật để nhằm giải thích được cơ sở khoa học và đưa được các biện pháp kĩ thuật nhằm điều chình khả năng, tốc độ sinh sản của cây trồng trong sản xuất.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật; Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Trình bày được cấu tạo chung của hoa, diễn biến của các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, hình thành hạt và quả.
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: So sánh được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật; ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học qua sách, báo, internet, …
  • Trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các công việc được phân công trong các hoạt động cá nhân hoặc nhóm khi tìm hiểu thông tin về hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 10, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh, ảnh về hình thức sinh sản vô tính, các giai đoạn trong quá trình sinh sản hữu tính của thực vật.
  • Video minh họa về quy trình nhân giống vô tính ở thực vật, diễn biến của quá trình thụ tinh và các kiểu thụ phấn nhờ tác nhân sinh học và phi sinh học.
  • Mẫu vật thật của các loài hoa đơn tính, lưỡng tính, hoa thục phấn nhờ gió, hoa thụ phấn nhờ côn trùng, các loại hạt có hoặc không có nội nhũ hay các loại quả có số lượng hạt khác nhau.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 cánh diều
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS nêu lại khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật, trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật, đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật.
  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

Cây Tomato là cây được ghép từ ngọn cà chua với phần gốc cây khoai tây do Paul Hansond. Trung bình một vụ, mỗi cây cho 500 quả cà chua với chất lượng tương đương hoặc cao hơn cây cà chua thông thường, cùng với đó là hơn 2 kg khoai tây.

Ngoài ra ở Việt Nam cũng có rất nhiều loại cây có thể ghép nhiều giống lại với nhau cho hiệu quả kinh tế cao. Em có nhìn thấy trong bức hình này có các loại quả nào trên cùng một cây không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS ôn lại kiến thức cũ.
  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: Quả bưởi, phật thủ, cam

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Ghép là một trong các phương pháp sinh sản vô tính ở thực vật. Ngoài ra thực vật còn có các hình thức sinh sản vô tính, hữu tính nào? Sinh sản ở thực vật có khác gì so với động vật? Để hiểu rõ được vấn đề này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài 21. Sinh sản ở thực vật.”
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

  1. Mục tiêu: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật; trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép, tìm hiểu hội dung của hình thức sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng bào tử. Trả lời câu hỏi trong hộp, đồng thời hoàn thành phiếu học tập phân biệt sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
  3. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi về hình thức sinh sản sinh dưỡng và nội dung còn thiếu của bảng trong phiếu học tập.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép:

*GĐ1: Hình thành nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1 & 2 đọc thông tin sgk mục I.1, quan sát hình 21.1a và tìm hiểu về hình thức sinh sản vô tính (sinh sản sinh dưỡng).

+ Nhóm 3 & 4 đọc thông tin sgk mục I.1, quan sát hình 21.1b và tìm hiểu về hình thức sinh sản bằng bào tử.

*GĐ2: Hình thành nhóm mảnh ghép

- GV tiến hành ghép nhóm 1 với nhóm 3; nhóm 2 với nhóm 4 để các nhóm chia sẻ thông tin cho nhau.

- Các nhóm mảnh ghép thảo luận trả lời câu hỏi trong hộp sgk trang 136:

(1) Quan sát hình 21.1a, cho biết cây con được hình thành như thế nào?

(2) Quan sát hình 21.1b, mô tả quá trình biến đổi bào tử thành thể giao tử ở rêu.

- Đồng thời các nhóm mảnh ghép hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm

Sinh sản bằng bào tử

Sinh sản sinh dưỡng

Nguồn gốc cây con

Số lượng cây con

Ví dụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, thảo luận trả lời câu hỏi trong hộp sgk trang 137:

(1) Quan sát hình 21.1, phân biệt một số hình thức nhân giống vô tính ở thực vật.

(2) Nhân giống vô tính ở thực vật dựa trên cơ sở sinh học nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Sinh sản vô tính

1. Hình thức sinh sản vô tính

- Đáp án câu hỏi  trong hộp sgk trang 136:

(1) Cây con được hình thành từ biih phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cá thể mẹ, phổ biến như thân bò, thân rễ, thân củ, thân hành, chồi bên, lá, rễ,…

(2) Quá trình biến đổi bào tử thành thể giao tử: Bào tử (n) gặp điều kiện thuận lợi nguyên phân phát triển thành thể giao tử trưởng thành (n).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đáp án phiếu học tập:

Đặc điểm

Sinh sản bằng bào tử

Sinh sản sinh dưỡng

Nguồn gốc cây con

Bào tử nằm trong túi bào tử cây mẹ

Từ một phần cơ thể mẹ.

Số lượng cây con

Nhiều

Ít

Ví dụ

Rêu, dương xỉ

Đa số các loài thực vật: Khoai lang, khoai tây, …

⇨       Kết luận:

- Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như củ, thân ,rễ, lá…

- Sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử (n).

 

2. Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn

Đáp án câu hỏi trong hộp sgk trang 137

(1)

a) Giâm cành

 Là kỹ thuật nhân giống sử dụng các đoạn cành bánh tẻ và các kỹ thuật nông học để tạo cây hoàn chỉnh

b) Chiết cành

Là phương pháp nhân giống mà cây con tạo được bằng cách thúc đẩy quá trình hình thành rễ từ vết khoanh vỏ một cành bánh tẻ trên cây mẹ.

c) Ghép

Là phương pháp nhân giống sử dụng đoạn thân, cành (cành ghép) hoặc chồi (mắt ghép) của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác (gốc ghép) cùng loài hoặc quan hệ gần gũi, giúp tổ hợp các đặc tính tốt của cành ghép/mắt ghép và gốc ghép và cùng một cây.

d, Tách củ

Là phương pháp nhân giống sử dụng thân củ con tách ra từ thân củ mẹ. Thân củ con sẽ phát triển thành các cây con.

e) Nuôi cấy mô

Là phương pháp được thực hiện dựa trên công nghệ nuôi cấy mô, tế bào thực vật.

(2) Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân nên cây con có thể giữ được các đặc tính giống như cây mẹ ( năng suất, phẩm chất). Ngoài ra có thể rút ngắn thời gian ra hoa. Nuôi cấy mô còn cho ra giống sạch bệnh, cây đơn bội, sản xuất nhanh sinh khối thực vật.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo chung của hoa

  1. Mục tiêu: Nêu được cấu tạo chung của hoa và vai trò của các bộ phận cấu tạo nên hoa.
  2. Nội dung: HS đọc thông tin trong sgk, hoạt động nhóm 4, nêu cấu tạo của hoa và trả lời câu hỏi trong hộp sgk trang 138.
  3. Sản phẩm: Cấu tạo của hoa, vai trò của các bộ phận cấu tạo nên hoa, phân biệt hoa thụ phấn chéo và tự thụ phấn, đáp án câu hỏi trong hộp.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk trả lời yêu cầu trong hộp sgk trang 138:

“Quan sát hình 21.3, kể tên các bộ phận của hoa”

 

- Hoạt động nhóm đôi thảo luận thực hiện yêu cầu trong hộp sgk trang 138:

“Kể tên một số loài có hoa đơn tính hoa lưỡng tính”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi sgk, chú ý lắng nghe, tiếp nhận và trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm đôi trả lời yêu cầu trong hộp.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

 

II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

1. Cấu tạo chung của hoa

Đáp án yêu cầu trong hộp sgk trang 138:

Hoa là chồi sinh sản, cấu tạo gồm bộ phận bất thụ (không sinh sản) và bộ phận hữu thụ (sinh sản), hoa đính vào phần thân cây qua cấu trúc đế hoa.

- Bộ phận bất thụ: lá đài và các cánh hoa.

- Bộ phân hữu thụ: nhị hoa và lá noãn (nhụy).

Một số loài hoa lưỡng tính và đơn tính là:

a) Hoa lưỡng tính

Hoa ly

Hoa bưởi

Hoa ổi

b) Hoa đơn tính

 

Hoa bí ngô

Hoa mướp

Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

  1. Mục tiêu: Trình bày được diễn biến của các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt; So sánh được hình thức sinh sản vô tính với các hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.
  2. Nội dung: GV giới thiệu về các giai đoạn của sinh sản hữu tính ở thực vật, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. HS quan sát video nêu diễn biến của quá trình thụ phấn và thụ tinh; Chia lớp thành 2 nhóm tìm hiểu về quá trình tạo hạt và quả; trả lời các câu hỏi trong mục Dừng lại và suy ngẫm.
  3. Sản phẩm: Diễn biến của 3 giai đoạn hình thành hạt phấn và túi phấn; thụ phấn và thụ tinh; hình thành quả và hạt.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu cho HS về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật gồm 3 giai đoạn.

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bốn, đọc thông tin trong sgk trả lời yêu cầu trong hộp sgk trang 138:

“Quan sát hình 21.4, mô tả quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát video kết hợp đọc thông tin, hình ảnh trong sgk, trình bày quá trình thụ phấn, thụ tinh và trả lời yêu cầu trong hộp sgk trang 139:

“ Quan sát hình 21.5, mô tả lại sự phát tán của hạt phấn đến đầu nhụy”

https://youtu.be/KOm_JNfJ_QE (từ 1:10 đến 2:18)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về quá trình hình thành hạt qua thông tin gsk và các mẫu vật thật về các loại hạt.

Các mẫu hạt:

Hạt đậu

 

Hạt ngô

+ Nhóm 2: Nghiên cứu tài liệu, quan sát các loại quả thật được chuẩn bị để trình bày sự hình thành quả và quá trình chín của quả. 

Các mẫu quả:

Quả ổi xanh

Quả ổi chín

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trình bày ứng dụng sinh sản hữu tính ở thực vật và thực hiện yêu cầu trong hộp sgk trang 140:

“Tìm hiểu các giống cây trồng ở địa phương được nhân giống bằng hình thức vô tính và hữu tính.”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi sgk, chú ý lắng nghe, tiếp nhận và trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

 

Quá trình sinh hữu tính ở thực vật với 3 giai đoạn hình thành hạt phấn và túi phôi; thụ phấn và thụ tinh; hình thành quả và hạt.

2. Sự hình thành hạt phấn và túi phôi

- Hình thành hạt phấn:

Tế bào mẹ hạt phấn (2n) giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử (n). Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành tế bào sinh dưỡng (tế bào lớn) và tế bào sinh sản (tế bào nhỏ). Tế bào sinh dưỡng phát triển thành ống phấn, tế bào sinh sản sẽ nguyên phân tạo thành hai tinh tử (giao tử đực)

⇨        Cấu trúc 2 tế bào có vách chung này gọi là hạt phấn

- Hình thành túi phôi:

Bầu nhụy có noãn chứa tế bào trung tâm lớn (2n) giảm phân cho ra 4 tế bào đơn bôi không cân đối. Ba tế bào tiêu biến, 1 tế bào lớn ( đại bào tử) nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo thành 8 nhân.

⇨        Cấu trúc có chứa tế bào trứng (n) và hai tế bào kèm, nhân lưỡng cực và 3 tế bài đối cực, gọi là túi phôi.

3. Thụ phấn và thụ tinh

- Quá trình thụ phấn:

+ Là quá trình hạt phấn phát tán và rơi trên núm ngụy phù hợp. Tác nhân sinh học: ong, bướm, dơi,… ; tác nhân phi sinh học: gió và nước. Số ít loài còn lại tự thụ phấn.

+ Có 2 hình thức thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn chéo.

- Quá trình thụ tinh:

+ Là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái hình thành nên hợp tử. Sau khi ống phấn sinh trưởng kéo dài theo vòi nhụy chạm tới túi phôi, xuyên qua lỗ noãn, sẽ giải phóng hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo nên hợp tử 2n, một tinh tử còn lại hợp nhất với tế bào lớn chứa 2 nhân ở trung tâm túi phôi hình thành nhân tam bội 3n.

 

4. Sự hình thành hạt và quả.

- Quá trình hình thành hạt:

+ Sau khi thụ tinh, noãn chứa hợp tử 2n và nhân tam bội 3n phát triển thành hạt. Hợp tử phân chia liên tiếp nhiều lần rồi phân hóa hình thành nên cấu trúc của phôi lá mầm, thân mầm và rễ mầm. Nhân tam bội phân chia tạo nội nhũ chứa chất dinh dưỡng.

+ Hạt chia ra làm hai loại: Hạt có nội nhũ và hạt không có nội nhũ.

- Quá trình hình thành quả:

+ Bầu nhụy dày lên, phát triển thành quả, chứa hạt giúp bảo vệ và phát tán hạt.

+ Quả già và chín: diễn ra các quá trình chuyển hóa hóa sinh, sinh lí làm thay đổi màu sắc, sắc độ, độ cứng, vị và xuất hiện hương thơm.

VD: Quả ổi xanh rất cứng có vị chát nhưng khi chín có màu vàng bắt mắt, thơm và ngọt.

+ Quả có vai trò bảo vệ và phát tán hạt.

 

 

 

 

 

 

5. Ứng dụng sinh sản hữu tính ở thực vật.

- Sinh sản hữu tính được ứng dụng trong chọn, tạo giống cây trồng nhằm chọn được các tính trạng quý.

VD:

Giống lúa ST25

Giống đậu tương ĐT34

Trả lời yêu cầu trong hộp sgk trang 140:

+ Nhân giống vô tính:

Chiết ổi

Ghép bưởi

Giâm rau ngót

+ Nhân giống hữu tính:

 

Nuôi ong trong vườn cây

Thụ phấn cho ngô

Thụ phấn cho bí

Hoạt động 4: Thực hành nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng, thụ phấn cho cây

  1. Mục tiêu: Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng, thụ phấn cho cây.
  2. Nội dung: Các nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các bước tiến hành, phần thực hành HS làm ở nhà và báo cáo vào tiết học sau.
  3. Sản phẩm: Cơ sở lý thuyết và các bước tiến hành thực hành nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng, phụ phấn cho cây trồng.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, các bước tiến hành nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng (giâm, chiết, ghép và tách củ).

+ Nhóm 2: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, các bước tiến hành thụ phấn cho cây trồng.

Tham khảo cách thụ phấn cho cây ngô:

https://youtu.be/dcOmqI2aSGY

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. Thực hành nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng, thụ phấn cho cây.

1. Thực hành nhân giống bằng sinh sản sinh dưỡng (giâm, chiết, ghép và tách củ)

*Cơ sở lý thuyết

Tế bào thực vật có tính toàn năng, trong điều kiện thích hợp, từ một tế bào, cơ quan hay bộ phận có thể phát triển thành cơ thể mới hoàn chỉnh.

*Các bước tiến hành

*BẢN ĐÍNH KÈM DƯỚI HĐ3

2. Thực hành thụ phấn cho cây trồng

*Cơ sở lý thuyết

Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa cùng loại, gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển. Sự thụ phấn có thể thực hiện nhờ: gió, côn trùng hoặc do con người thực hiện.

*Các bước tiến hành

- Chuẩn bị:

+ Vật liệu: que tăm bông, kéo, túi giấy, dụng cụ dập ghim.

+ Mẫu vật: Cây ngô, cây bầu bí, cây hoa ly, cây phong lan đang ra hoa.

- Tiến hành:

+ Chọn bắp (ngô) đang phun tơ, dùng kéo cắt ngắn các tơ, bọc bằng túi giấy hoặc bao phấn chứa hạt phấn đã thành thục.

+ Dùng tay lắc mạnh bông cờ để hạt phấn rơi vào túi giấy hoặc dùng tăm bông chạm nhẹ lên bao phấn để lấy hạt phấn. Bỏ túi giấy bọc bắp có tơ ngô, đổ hạt phấn từ túi giấy lên tơ ngô hoặc chạm tăm bông chứa hạt phấn lên đầu nhụy.

+ Chụp túi giấy chứa hạt phấn lên bắp cừa thụ phấn, dập ghim giữ túi giấy hoặc dùng kéo sắc cắt bao phấn của hoa nhận hạt phấn.

+ Theo dõi sự phồng lên của bầu nhụy.

 

* BẢN ĐÍNH KÈM

Công việc

Chuẩn bị

Tiến hành

Giâm cành

-Vật liệu: cát sạch, dao cắt, bình xịt nước

- Mẫu vật: đoạn hoa mười giờ, rau ngót, cúc,… lá cây thu hải đường, thuốc bỏng,…

- Dùng dao sắc cắt một đoạn thân hoặc cành, dài khoảng 5-8cm, loại bỏ bớt lá (chỉ để 2-3 lá).

- Cắt lá cây thu hải đường hoặc lá cây thuốc bỏng.

- Cắt 10 đoạn cành (hoặc lá)/ loại cây trồng

- Cầm đoạn cành giâm vào cát sạch, xịt nước ẩm, đặt nơi ẩm mát.

- Quan sát sự xuất hiện rễ sau 5-7 ngày

Chiết cành

- Vật liệu: Đất, xơ dừa, dao cắt, màng nylon sinh học, dây buộc.

- Mẫu vật: cây ăn quả, cây hoa hồng.

Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ trên cành, khoanh một đoạn dài 2-5 cm, bóc vỏ cành, dùng dao để cạo sạch vỏ. Để khô nhựa.

- Dùng xơ ẩm. xơ dừa bọc đoạn cành đã được loại bỏ vỏ. Dùng màng nylon sinh học bọc bên ngoài để tạo bầu chiết. Buộc chặt hai bầu chiết. Sử dụng 10 cành chiết/ loại cây trồng.

- Quan sát sự xuất hiện của rễ sau 30-60 ngày.

Ghép cành

- Vật liệu: dao cắt, màng nylon sinh học.

- Mẫu vật: cây ăn quả, cây hoa hồng,…

- Dùng dao sắc cắt lấy mắt ngủ của cây cho mắt. Sử dụng 10 mắt ghép/ loại cây.

- Dùng dao rạch vỏ của cành ghép, có thể rạch vỉ dạng chữ T hoặc dạng cửa sổ. Chú ý vết rạch mở vỏ phải đủ lớn để bao bọc mắt ghép.

- Đặt mắt ghép vào vị trí đã mở vỏ, dùng màng nilon sinh học buộc chặt làm kín vết ghép. Bỏ màng nylon sau 7- 10 ngày.

- Quan sát sự phát triển của chồi ghép.

Tách củ

- Vật liệu: Dao cắt, bột xi măng hoặc vôi bột, cát sạch

- Mẫu vật: củ khoai tây, củ khoai lang,…

- Dùng dao sắc cắt củ khoai thành nhiều mảnh sao cho mỗi mảnh có chứa ít nhật một mầm.

- Sử dụng 10 mảnh củ khoai.

- Dùng bột xi măng hoặc vôi bột bịt kín vết cắt, đặt các mảnh củ thoáng khí để các vết cắt khô.

- Đặt các mảnh củ vào cát sạch ẩm, đặt nơi ẩm, mát.

- Quan sát sự phát triển của chồi sau 5 – 20 ngày.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở thực vật qua các câu hỏi trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu trắc nghiệm khách quan về các phương pháp nhân giống vô tính, sinh sản hữu tính ở thực vật, so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến nội dung bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu từng câu hỏi hoặc phát phiếu học tập có các câu trắc nghiệm sau cho HS trả lời.

Câu 1: Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của việc cắt bỏ hết lá là để:

  1. Tập trung nước nuôi các cành ghép.
  2. Tránh gió mưa làm bay cành ghép.
  3. Loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép.
  4. Tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.

Câu 2: Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính

  1. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  2. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  3. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  4. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Câu 3: Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)

  1. Lưỡng bội và hình thành cây đơn bội.
  2. Đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.
  3. Đơn bội và hình thành cây đơn bội.
  4. Lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.

Câu 4: Thụ phấn là quá trình

  1. Vận chuyển hạt từ nhị lên núm nhụy.
  2. Hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng.
  3. Vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến núm nhụy.
  4. Hợp nhất giữa nhị và nhụy.

Câu 5: Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là

  1. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
  2. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
  3. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
  4. Hình thức sinh sản phổ biến.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Đại diện HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

D

D

C

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về các hình thức sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật qua các câu hỏi trong phiếu bài tập.
  3. Nội dung: Nhóm đôi học sinh thảo luận trao đổi hoàn thành phiếu bài tập.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho ba câu hỏi liên quan đến các hình thức sinh sản vô tính và hữu ở thực vật.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận hoàn thành phiếu bài tập:

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1: So sánh hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật.

Đặc điểm

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Hình thức tạo cây con

Cơ sở tế bào học

Ưu điểm

Hạn chế

 

Câu 2: Bằng kiến thức quan sát thực tế, em hãy hoàn thành bảng dưới đây và rút ra nhận xét chung về điều kiện sinh thái (môi trường) đảm bảo cho quá trình sinh sản vô tính ở thực vật diễn ra thuận lợi trong tự nhiên.

Thực vật

Cây chuối

Cây riềng

Cỏ gấu

Sen đá

Trầu không

Cơ quan, bộ phận tạo cây con

 

 

 

 

 

 

Câu 3: Vườn nhà Bác Minh có một cây bưởi cho quả rất ngon, bác muốn nhân giống thêm vài cây nữa ở góc vườn, em hãy gợi ý cho bác Minh phương pháp nhân giống phù hợp và thuyết phục bác thực hiện theo lời khuyên của em.

………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Đại diện HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu 1:

Đặc điểm

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Hình thức tạo cây con

Cây con được hình thành từ các cơ quan, bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ (lá, thân, rễ)

Cây con được hình thành từ quá trình nảy mầm của hạt, trong đó hạt là kết quả của quá trình thụ tinh.

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân.

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

Ưu điểm

- Không cần có quá trình thụ tinh, cây con tạo ra mang đầy đủ đặc điểm của cây mẹ, đảm bảo cho cây phát thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

- Là hình thức sinh sản phù hợp khi mật độ cá thể thấp

Tạo ra sự đa dạng di truyền đảm bảo cho cây con có thể sống sót trước sự thay đổi của môi trường.

Hạn chế

Cây con mang bộ gene và đặc điểm giống hệt cây mẹ, không có sự đa dạng di truyền, nên khả năng thích nghi bị hạn chế khi môi trường sống thay đổi.

Khả năng gặp gỡ của giao tử đực và cái bị hạn chế trong trường hợp mật độ cá thể thấp dẫn đến sự suy giảm số lượng cá thể.

  • Việc duy trì song song cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính giúp thực vật duy trì nòi giống, đảm bảo mật độ cá thể của quần thể trong điều kiện sống khác nhau.

Câu 2:

Thực vật

Cây chuối

Cây riềng

Cỏ gấu

Sen đá

Trầu không

Cơ quan, bộ phận tạo cây con

Rễ củ

Thân rễ

Thân  rễ

Thân bò

 

Câu 3:

Bác Minh nên sử dụng hình thức chiết cành để nhân giống cây bưởi vì:

  • Chiết cành dễ thực hiện, không đòi hỏi phương tiện hay kỹ thuật phức tạp, đặc biệt là khi so sánh với phương pháp nuôi cấy tế bào.
  • Chiết cành sẽ rút ngắn thời gian cho quả của cây giống, đồng thời giữ được các đặc tính tốt giống với cây bưởi mẹ so với phương pháp hữu tính (trồng từ hạt).
  • Chiết cành tăng tỉ lệ sống của cây giống con với phương pháp giâm cành.

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Hoàn thành bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài 22. Sinh sản ở động vật.

 

Giáo án sinh học 11 cánh diều
Giáo án sinh học 11 cánh diều
Từ khóa: Giáo án sinh học 11 cánh diều, giáo án word sinh học 11 sách Cánh diều, tải giáo án sinh học 11 Cánh diều, GA sinh học 11 cánh diều 2023

Giáo án lớp 11 mới cánh diều, kết nối, chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay