Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập sinh học 11 bộ sách cánh diều với cuộc sống. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2. NÔNG NGHIỆP SẠCH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm nông nghiệp sạch.
  • Phân tích được một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nên nông nghiệp sạch. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Trình bày được mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân, HS được phát triển kĩ năng đọc tài liệu, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến các hình thức sinh sản ở thực vật để trả lời các câu hỏi trong bài.
  • Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kĩ năng chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm trước đám đông và hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng các kiến thức về nông nghiệp sạch để ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả, bền vững.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Nêu được khái niệm nông nghiệp sạch, trình bày được mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Phân tích được một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nên nông nghiệp sạch.
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng được các kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch và trồng cây thủy canh theo hướng nông nghiệp sạch vào thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học qua sách, báo, internet, …
  • Trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các công việc được phân công trong các hoạt động cá nhân hoặc nhóm khi tìm hiểu thông tin về nông nghiệp sạch.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 10, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh, ảnh về mô hình thủy canh, nông nghiệp sạch.
  1. Đối với học sinh
  • SHS chuyên đề sinh học 11 cánh diều
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

Phân bón hóa học mang là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng một cách nhanh chóng để cây phát triển một cách toàn diện. Thuốc bảo vệ thực vật cũng có rất nhiều lợi ích nổi bật nhứ phòng trừ sâu bệnh hại, giúp tăng năng suất, sản lượng, bảo quản nông sản. Tuy nhiên, chúng lại tiềm ẩn những mối nguy hại lớn.

Sẽ ra sao nếu con người lạm dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: Tác hại của lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  • Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,..
  • Suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái
  • Gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh hơn do tiêu diệt các vi sinh vật có lợi,…

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Việc lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại như thế, vậy ta cần sử dụng phân bón như thế nào để tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài ngày hôm nay để có được câu trả lời chính xác bài 2. Nông nghiệp sạch.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nông nghiệp sạch

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm nông nghiệp sạch.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi của GV từ đó hình thành nên kiến thức.
  3. Sản phẩm: Khái niệm nông nghiệp sạch, phương pháp sản xuất bền vững, sản phẩm nông nghiệp không an toàn là thế nào và cách khắc phục; các bộ tiêu chuẩn được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp sạch.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ trả lời các câu hỏi sau đây:

+ Thế nào là nông nghiệp sạch?

+ Phương pháp sản xuất bền vững là gì?

+ Thế nào là sản phẩm nông nghiệp không an toàn? Làm thế nào để khắc phục việc sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp không an toàn?

+ Các bộ tiêu chuẩn được áp dụng trong các mô hình nông nghiệp sạch ở địa phương là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Nông nghiệp sạch

- Nông nghiệp sạch là nền công nghiệp áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững, tạo ra những thực phẩm hoặc nguồn nguyên liệu cho các quá trình chế biến thực phẩm an toàn.

- Phương pháp sản xuất bền vững là phương pháp áp dụng cho tất cả các kĩ thuật sản xuất nhằm thu được năng suất cao và chất lượng tốt những không gây hại cho môi trường.

- Sản phẩm nông nghiệp không an toàn là sản phẩm còn tồn dư các hóa chất, kháng sinh, kim loại nặng, tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn gây bệnh,…) vượt ngưỡng cho phép của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Để khắc phục việc sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp không an toàn, chúng ta cần áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững,

- Các bộ tiêu chuẩn được áp dụng trong các mô hình nông nghiệp sạch địa phương là: thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, bộ tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoán nhằm tạo nền nông nghiệp sạch

  1. Mục tiêu: Phân tích được một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch. Lấy được ví dụ minh họa.
  2. Nội dung: Hoạt động nhóm 4, phân tích nội dung của các kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch và lấy ví dụ minh họa.
  3. Sản phẩm: Nội dung của các kĩ thuật sử dụng dinh dinh dưỡng khoáng và lấy ví dụ minh họa ở địa phương.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 quan sát sơ đồ, nghiên cứu thông tin trong sgk để phân tích nội dung của các biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch:

+ Đúng loại

+ Đúng liều lượng

+ Đúng lúc

+ Đúng thời gian cách li.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi lấy ví dụ kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng cho một số loại cây trồng ở địa phương

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi sgk, chú ý lắng nghe, tiếp nhận và trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm đôi trả lời yêu cầu trong hộp.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch.

+ Đúng loại: Sử dụng đúng loại phân bón hoặc vật tư nông nghiệp nằm trong danh mục được phép lưu hành và sử dụng. Sử dụng đúng đối tượng cây trồng.

+ Đúng liều lượng: Sử dụng phân bón đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia phù hợp với nhu cầu cây trồng ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

+ Đúng lúc: Sử dụng phân bón đúng giai đoạn phát triển của cây trồng.

+ Đúng thời gian cách ly: Ở thời điểm thu hoạch, sản phẩm phải đảm bảo đủ thời gian cách ly không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không còn tồn dư chất độc hại trên sản phẩm thu hoạch.

+ Đặc điểm phân vô cơ: hàm lượng dinh dưỡng khoáng cao, tỉ lệ xác định, dễ tan nhưng chứa ít thành phần dinh dưỡng khoáng, có khả năng gây hại cho hệ sinh thái, tồn dư hóa chất cho nông sản

→ Phù hợp bón thúc vào giai đoạn sinh trưởng sớm, ra hoa, đậu quả.

+ Đặc điểm phân hữu cơ: chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, có hiệu quả tốt đối với cây trồng và cải tạo đất, cân bằng sinh thái. Tuy nhiên tỷ lệ dinh dưỡng khoáng không ổn định, tan chậm.

→ Phù hợp bón lót, bón thúc trong một số giai đoạn.

+ Đặc điểm phân sinh học: chứa nhiều chất hữu cơ có hoạt tính sinh học để cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, cải tạo đất, thúc đẩy hệ vi sinh vật phát triển, thích hợp với bón lót hoặc bón sau vụ thu hoạch.

- Một số cách bón phân cho cây trồng ở địa phương:

+ Cây ăn quả: Giai đoạn cây còn nhỏ chưa cho trái cần bón phân lân, đạm; giai đoạn cây cho trái cần chia ra bón 4 lần vào các thời điểm: sau khi thu hoạch, trước khi ra hoa, giai đoạn nuôi trái, trước thu hoạch.

+ Cây lương thực (lúa): Bón lót cho cây trước khi gieo; bón thúc lần 1 sau cấy 7-10 ngày cho cây đẻ nhánh; bón thúc lần 2 vào giai đoạn trổ bông.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.

  1. Mục tiêu: Trình bày được mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
  2. Nội dung: Dạy học kỹ thuật mảnh ghép, mỗi nhóm HS tìm hiểu về 1 loại hệ thống thủy canh, sau đó phân lại nhóm để hoàn thành bảng 2.1.
  3. Sản phẩm: Khái niệm, ưu, nhược điểm của hệ thống thủy canh; đặc điểm của các hệ thống thủy canh, nội dung của bảng 2.1.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, cho biết dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng bằng cách nào. Thủy canh là gì? Hệ thống thủy canh gồm những thành phần nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chia lớp thành 6 nhóm giao nhiệm vụ chung: “Nêu ưu và nhược điểm của trồng cây thủy canh” và thực hiện nhiệm vụ riêng:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu hệ thống thủy canh dạng bấc

+ Nhóm 2: Tìm hiểu hệ thống thủy canh nước sâu

+ Nhóm 3: Hệ thống thủy canh kĩ thuật màng mỏng dinh dưỡng.

+Nhóm 4: Hệ thống thủy canh ngập và rút định kì.

+ Nhóm 5: Hệ thống thủy canh nhỏ giọt

+ Nhóm 6: Hệ thống khí canh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chia lại 6 nhóm đầu thành 6 nhóm mới sao cho trong nhóm mới có đều có 1 thành viên của nhóm cũ.

- GV yêu cầu nhóm mới thảo luận và chia sẻ kiến thức và trình bày đặc điểm các hệ thống thủy canh theo gợi ý bảng 2.2:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi sgk, chú ý lắng nghe, tiếp nhận và trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

 

III. Mô hình thủy canh theo hương phát triển nông nghiệp sạch.

1. Thủy canh và nông nghiệp sạch

- Chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng bằng hệ thống thủy canh nhờ có bơm dinh dưỡng mà dinh dưỡng được chuyển từ bể chứa dinh dưỡng lên máng trồng cây.

- Thủy canh là phương pháp trồng cây mà dinh dưỡng khoáng được cung cấp cho cây trồng từ dung dịch thay thế vai trò của đất.

- Hệ thống thủy canh gồm các thành phần sau:

+ Hệ thống bể chứa dinh dưỡng

+ Hệ thống máng thủy canh

+ Hệ thống máy bơm

+ Hệ khung giàn thủy canh,…

- Ưu điểm:

+ Không sử dụng đất, tiết kiệm không gian.

+ Tiết kiệm nước, năng suất cao.

+ Không có cỏ dại.

+ Ít sâu bệnh, hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật.

+ Dễ dàng kiểm soát các yếu tố tác động tới cây trồng.

+ Dễ dàng kiểm soát chất lượng nông sản.

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư hớn

+ Đòi hỏi kiến thức chuyên môn

+ Cơ cấu cây trồng hạn chế

+ Sâu bệnh phát sinh lây lan nhanh.

→ Thủy canh canh tác theo hướng phát triển nông nghiệp sạch vì: phương pháp này phương pháp sản xuất bền vững, tạo ra thực phẩm, nguồn nguyên liệu cho quy trình chế biến thực phẩm an toàn cho con người.

2. Một số mô hình hệ thống thủy canh

- Hệ thống thủy canh dạng bấc:

Dung dịch dinh dưỡng được đưa từ bể chứa đến khay trồng để rễ hấp thụ được thông qua các bấc và ống dẫn nước. Dây bấc được làm từ vật liệu có khả năng thấm hút nước tốt.

→ Thích hợp một số cây nhỏ, không đậu quả.

- Hệ thống thủy canh nước sâu:

Rễ cây chìm hoàn toàn trong nước.

→ Thích hợp trồng các rau như rau muống, xà lách, rau thơm và các cây ăn lá.

- Hệ thống thủy canh kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng.

Dung dịch dinh dưỡng được đưa từ bể chứa tới khay trồng mà rễ cây hấp thụ được bằng một máy bơm. Ống thoát nước đưa dung dịch trở về bình chứa tạo thành 1 vòng tuần hoàn. Dung dịch dinh dưỡng luôn được duy trì một lớp mỏng trong máng thủy canh. Rễ cây trồng có thể hấp thụ oxygen từ không khí.

→ Thích hợp trồng các rau ăn lá và một số cây có kích thước lớn nếu có hệ thống giàn leo.

- Hệ thống thủy canh ngập nước và rút định kì:

Dung dịch dinh dưỡng được bơm từ bể chứa được đưa trực tiếp đến rễ cây theo cách nhỏ giọt nhờ máy bơm và dây dẫn. Chất dinh dưỡng dư thừa được đưa về bể dinh dưỡng.

→ Thích hợp với các cây thảo mộc, cây hoa, cây rau ăn quả,…

-Hệ thống thủy canh nhỏ giọt:

 

Dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa được đưa trực tiếp đến rễ cây theo cách nhỏ giọt nhờ máy bơm và các dây dẫn. Chất dinh dưỡng dư thừa được đưa về bể chứa .

→ Thích hợp với các cây thảo mộc, cây hoa, cây rau ăn quả,…

- Hệ thống khí canh:

- Rễ cây được treo lửng lơ trong không khí, dung dịch dinh dưỡng được đưa tới rễ cây dưới dạng phun sương. Rễ cây lấy được nhiều oxygen từ không khó, cây sinh trưởng nhanh hơn so với các hệ thống thủy canh khác.

→ Thích hợp với nhiều loại cây: dâu tây, cà chua, dưa leo, xà lách, củ cải,…

*BẢN ĐÍNH KÈM CUỐI HOẠT ĐỘNG.

 

Đặc điểm

Hệ thống thủy canh dạng bấc

Hệ thống thủy canh nước sâu

Hệ thống thủy canh kĩ thuật màng mỏng dinh dưỡng

Hệ thống thủy canh ngập và rút định kì

Hệ thống thủy canh nhỏ giọt

Hệ thống khí canh

Các thành phần của hệ thống

- Khay trồng

- Bể dinh dưỡng

- Bấc

- Bể dinh dưỡng

- Khay trồng

- Khay trồng

- Bể dinh dưỡng

- Máy bơm

- Máy bơm, đồng hồ hẹn giờ

- Bể dinh dưỡng

- Khay trồng

- Máy bơm nước, dây dẫn

- Khay trồng, bể dinh dưỡng

- Hệ thống phun sương

- Khay trồng, bể dinh dưỡng

Phương thức dung dịch dinh dưỡng được đưa đến rễ

Nhờ bấc hút

Rễ cây chìm sâu vào nước

Một phần rễ cây tiếp xúc với nước

Rễ cây chìm sâu vào nước định kỳ

Máy bơm nhỏ giọt chất dinh dưỡng

Phun sương dinh dưỡng tới rễ cây.

Dung dịch dinh dưỡng luân chuyển tuần hoàn

X

 

X

X

X

 

Oxygen cung cấp cho rễ

X

X

X

X

X

X

Loại cây trồng

Rau ăn lá

Rau ăn lá

Rau ăn lá và một số cây thân leo

Cây thảo mộc, cây hoa, cây rau ăn quả

Cây thảo mộc, cây rau ăn quả

Dây tây, cà chua, dưa leo, xà lách, tỏi tây của cải, đậu bắp, sả,…

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về nông nghiệp sạch, biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng và mô hình thủy canh qua các câu hỏi trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu trắc nghiệm khách quan về về nông nghiệp sạch, biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng và mô hình thủy canh.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến nội dung bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu từng câu hỏi hoặc phát phiếu học tập có các câu trắc nghiệm sau cho HS trả lời.

Câu 1: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt viết tắt là

 

Câu 2: Đâu không phải là lợi ích của sản xuất nông nghiệp sạch?

  1. Tạo ra các sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng.
  2. Làm mất cân bằng sinh thái.
  3. Không gây hại cho môi trường.
  4. Không gây hại sức khỏe cho người lao động.

 

Câu 3: Bón phân theo 4 đúng là:

  1. Đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng thời gian cách ly.
  2. Đúng loại, đúng người lao động, đúng liều lượng, đúng lúc.
  3. Đúng loại, đúng vị trí, đúng lúc, đúng thời gian cách ly.
  4. Đúng vị trí, đúng người lao động, đúng liều lượng, đúng loại.

 

Câu 4: Nhược điểm của trồng cây thủy canh là

  1. Không sử dụng đất.
  2. Tiết kiệm nước.
  3. Sâu bệnh phát sinh lây lan nhanh.
  4. Ít sâu bệnh, hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật.

 

Câu 5: Trong các hệ thống thủy canh sau, đâu là hệ thống giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh nhất?

  1. Hệ thống thủy canh dạng bấc.
  2. Hệ thống thủy canh nhỏ giọt.
  3. Hệ thống thủy canh nước sâu.
  4. Hệ thống khí canh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ tìm đáp án
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • HS xung phong phát biểu, nêu đáp án đúng.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

C

D

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học trong bài, có ý thức hướng đến nông nghiệp xanh thông qua thực hành trồng rau xanh tại nhà.
  3. Nội dung: Nhóm HS nghiên cứu cách trồng cây thủy canh, và tiến hành trồng cây thủy canh tại nhà.
  4. Sản phẩm: Các loại cây trồng được nuôi bằng phương pháp thủy canh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV giới thiệu các bước trồng rau thủy sinh tại nhà:
    • Một số loại rau phù hợp trồng thủy canh tại nhà: rau cải mầm, xà lách, rau muống, cải thìa, cải ngọt, …

B1: Xử lý thùng xốp

  • Chuẩn bị thùng xốp cao khoảng 20 cm, để tránh lãng phí dung dịch thủy canh, có thể cắt thấp xuống.
  • Tạo những ô trống với đường kính phù hợp trên nắp xốp.

B2: Pha dung dịch thủy canh

  • Mua dung dịch thủy canh tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.
  • Trộn với tỷ lệ theo hướng dẫn có sẵn vào thùng xốp ta đã chuẩn bị.

B3: Om hạt

  • Dùng mút nước hoặc xơ dừa để nén om hạt.
  • Để hạt giống vào với lượng nước đủ ẩm đợi chúng nảy mầm.

B4: Tiến hành trồng cây

  • Gieo trực tiếp: Đặt hạt đã ngâm ủ vào giá thể trong rọ thủy canh.
  • Trồng cố định bằng cây con: Đặt cây con vào rọ xơ dừa. Ém xơ cho cây cố định.

B5: Chăm sóc và thu hoạch

  • Mỗi 3-4 ngày ta mở nắp khay, quan sát mực dung dịch thủy canh trong thùng để châm thêm.
  • Đặt thùng xốp nơi có ánh sáng để cây phát triển.
  • Thu hoạch tùy loại cây trồng, có thể cắt ngang gốc hoặc nhổ cả rễ

Ngoài thùng xốp chúng ta có thể dùng chai nhựa, ống nhựa, vv

 

- HS các nhóm chọn 1 loại cây phù hợp để trồng tại nhà bằng hệ thống thủy canh.

- GV yêu cầu HS hoàn thiện và nộp bản báo cáo theo mẫu sau:

DỰ ÁN TRỒNG CÂY THỦY CANH

Tên nhóm:

Tên thành viên:

Loại cây lựa chọn:

Tiến trình trồng cây

Dụng cụ

Hệ thống thủy canh

Các bước chăm sóc

Thu hoạch

 

 

 

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS thảo luận hoàn thành báo cáo dự án.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Đại diện HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Hoàn thành bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài 3. Dự án điều tra sử dụng phân bón ở địa phương. Thực hành trồng cây với các kĩ thuật bón phân phù hợp.

Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án sinh học 11 cánh diều

Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập sinh học 11 sách cánh diều với cuộc sống, giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối, giáo án sinh học chuyên đề 11 sách KNTT

Giáo án lớp 11 mới cánh diều, kết nối, chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay