Giáo án kì 2 Sinh học 11 cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 Sinh học 11 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Sinh học 11 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Sinh học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Sinh học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Sinh học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Sinh học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Sinh học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Sinh học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Sinh học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Sinh học 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

PHẦN 4. SINH HỌC CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 3 Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 4 Quang hợp ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 5 Hô hấp ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 6 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 7 Hô hấp ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 8 Hệ tuần hoàn ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 9 Miễn dịch ở người và động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 10 Bài tiết và cân bằng nội môi
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 11 Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 12 Cảm ứng ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 13 Cảm ứng ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 14 Tập tính ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 2

CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 15 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 16 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 17 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 18 Sinh trưởng và phát triển ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 19 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 3

CHỦ ĐỀ 4: SINH SẢN Ở SINH VẬT

  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 20 Khái quát về sinh sản ở sinh vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 21 Sinh sản ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 22 Sinh sản ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 4

CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ

  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 23 Cơ thể là một thể thống nhất
  • Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bài 24 Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể

=> Xem nhiều hơn: Giáo án sinh học 11 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../…

BÀI 16. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  • Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật. Phân biệt được các loại mô phân sinh.
  • Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
  • Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
  • Nêu được khái niệm và vai trò của hormone thực vật. Phân biệt được các loại hormone kích thích và hormone ức chế.
  • Trình bày được sự tương quan các hormone thực vật và nêu được ví dụ minh họa. Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở thực vật; biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về tập tính ở động vật đã tìm hiểu được.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng các phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác; tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  • Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật.
  • Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
  • Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
  • Nêu được khái niệm và vai trò của hormone thực vật.
  • Trình bày được sự tương quan các hormone thực vật và nêu được ví dụ minh họa.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
    • Phân biệt được các loại mô phân sinh.
    • Phân biệt được các loại hormone kích thích và hormone ức chế.
    • Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  1.   THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).
  • Tranh ảnh phóng to các hình 16.2 – 16.5 SGK.
  • Phiếu học tập số 1: Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật.
  • Phiếu học tập số 2: Hormone thực vật.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

     III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1.   HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-   GV đưa ra câu hỏi: “Quan sát hình 16.1 và cho biết cây quýt non khác gì so với cây quýt trưởng thành. Thực vật lớn lên như thế nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Gợi ý đáp án:

  • Cây quýt non: kích thước nhỏ, ít lá.
  • Cây quýt trưởng thành: kích thước lớn, nhiều lá, có quả.

➢ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Sự thay đổi từ cây quýt non thành cây quýt trưởng thành được gọi là gì? Quá trình đó diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 16. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

  1.   HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật. Phân biệt được các loại mô phân sinh.

- Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.

  1. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm (4 - 6 HS), đọc SGK trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
  2. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi và Phiếu học tập số 1.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS, yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 16.2 - 16.3, thảo luận hoàn thiện Phiếu học tập số 1.  

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình 16.2 - 16.3, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm đánh giá lẫn nhau: Nhóm 1 nhận xét, góp ý và bổ sung sản phẩm cho nhóm 2, Nhóm 2 nhận xét, góp ý và bổ sung sản phẩm cho nhóm 3…

- Đại diện 1 - 2 nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập số 1. 

I. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật

II. Mô phân sinh

III. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 1).

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật

Câu 1. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có những đặc điểm gì?

- Bắt đầu trong các mô phân sinh, diễn ra tại một số vị trí, cơ quan xác định và có thể diễn ra trong suốt vòng đời của cây.

- Cơ sở: quá trình nguyên phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và biệt hóa tế bào.

- Gồm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

Câu 2. Mô phân sinh là gì? Mô phân sinh có vai trò như thế nào đối với sinh trưởng thực vật? Trình bày đặc điểm của mỗi loại mô phân sinh.

- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia liên tục.

- Có ba loại mô phân sinh: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng.

- Vai trò: hoạt động của mô phân sinh là cơ sở sinh trưởng của thực vật.

Câu 3. Trình bày quá trình sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp bằng cách hoàn thành bảng sau

Đặc điểm

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng khởi đầu bằng sự phân chia của các tế bào mô phân sinh đỉnh hoặc mô phân sinh lóng (cây Một lá mầm), làm tăng chiều dài của thân và rễ

Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng được khởi đầu bằng sự phân chia của các tế bào mô phân sinh bên, làm tăng đường kính của thân và rễ của cây thân gỗ Hai lá mầm

Nơi diễn ra

Đỉnh thân, đỉnh rễ, lóng (cây Một lá mầm)

Phần thân và rễ phía dưới đỉnh sinh trưởng

Mô phân sinh tham gia

Mô phân sinh đỉnh

Mô phân sinh lóng (cây Một lá mầm)

Mô phân sinh bên

Kết quả

Tăng chiều dài của thân và rễ

Mạch gỗ thứ cấp, mạch rây thứ cấp, vỏ. Làm tăng đường kính thân và rễ

Có ở thực vật

Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm

Cây Hai lá mầm

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phát triển ở thực vật có hoa

  1. a) Mục tiêu: Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
  2. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật Think - Pair - Share, đọc SGK, quan sát hình 16.4 và trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi liên quan đến phát triển ở thực vật có hoa.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu các nhóm HS tiếp tục thảo luận, đọc SGK, trả lời câu hỏi 4 tr.108: Quan sát hình 16.4, mô tả các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa.

(HÌNH 16.4 ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình 16.4, thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập số 1. 

IV. Phát triển ở thực vật có hoa

- Phát triển ở thực vật có hoa là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong vòng đời của cây, gồm các pha:

+ Pha phát triển phôi: từ khi hợp tử hình thành →  hạt bắt đầu nảy mầm.

+ Pha non trẻ: từ khi hạt nảy mầm → xuất hiện khả năng tạo cơ quan sinh sản.

+ Pha trưởng thành: từ khi xuất hiện cơ quan sinh sản → thụ tinh.

+ Pha sinh sản: từ khi thụ tinh → hình thành hạt.

+ Pha già: Từ khi hình thành hạt, quả → chết.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về hormone thực vật

  1. a) Mục tiêu: 

- Nêu được khái niệm và vai trò hormone thực vật. Phân biệt được các loại hormone kích thích và hormone ức chế.

- Trình bày được sự tương quan các hormone thực vật và nêu được ví dụ minh họa. Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.

  1. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm, đọc SGK, quan sát hình 16.5 - 16.6, bảng 16.2 thực hiện các nhiệm vụ theo trạm hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- Trạm 1: Tìm hiểu khái niệm, vai trò của một số hormone thực vật.

- Trạm 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số hormone thực vật.

- Trạm 3: Tìm hiểu sự tương quan của các hormone thực vật.

- Trạm 4: Tìm hiểu một số ứng dụng hormone thực vật trong thực tiễn.

  1. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 2.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, dựa vào thông tin trong SGK thực hiện các nhiệm vụ theo thứ từ từ trạm 1 → trạm 4. 

+ Trạm 1: Tìm hiểu khái niệm, vai trò của một số hormone thực vật.

+ Trạm 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số hormone thực vật.

+ Trạm 3: Tìm hiểu sự tương quan của các hormone thực vật.

+ Trạm 4: Tìm hiểu một số ứng dụng hormone thực vật trong thực tiễn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình 16.5 - 16.6, bảng 16.2 thực hiện các nhiệm vụ theo trạm hoàn thành Phiếu học tập số 2.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập số 2. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG SỐ 2).

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Hormone thực vật

Câu 1. Hormone thực vật là gì?

- Hormone thực vật (phytohormone) là các chất hữu cơ hình thành từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật, với liệu lượng rất nhỏ có tác động điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật. 

- Hormone thực vật được tổng hợp tại một nơi và điều tiết hoạt động của tế bào, mô, cơ quan ở nơi khác.

Câu 2. Quan sát hình 16.5, nêu vai trò của hormone thực vật.

Hormone thực vật có vai trò chủ đạo trong điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển và phản ứng thích nghi của thực vật đối với môi trường:

- Điều tiết sự phân chia, kéo dài và phân hóa tế bào → điều tiết sự sinh trưởng của mô phân sinh, sự phát triển của phôi, sự nảy mầm của hạt, sinh trưởng của thân, phát triển của hoa, quả.

- Điều tiết phản ứng với tác nhân kích thích vô sinh và hữu sinh của môi trường.

- Điều tiết sự biểu hiện gene và hoạt tính enzyme, tác động đến hoạt tính màng tế bào.

Câu 3. Quan sát hình 16.6 và cho biết hormone thực vật gồm những nhóm nào. Sự phân chia các nhóm hormone này dựa trên căn cứ nào?

- Căn cứ vào tác động, hormone thực vật chia làm 2 nhóm: kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng.

Câu 4. Hoàn thành bảng sau về đặc điểm của một số hormone thực vật:

Hormone thực vật

Dạng chính

Nơi tổng hợp

Vận chuyển

Vai trò sinh lí chủ yếu

Auxin

Indol-3-acetic acid (IAA)

Mô phân sinh đỉnh, lá non của chồi đỉnh

Hướng gốc trong mạch rây

- Kích thích sự phân chia, kéo dài tế bào

- Kích thích sinh trưởng của thân

- Kích thích sự hình thành rễ

- Duy trì ưu thế đỉnh

- Điều chỉnh sinh trưởng hướng sáng, hướng trọng lực

Gibberellin

Gibberellic acid

Phôi, lá non, rễ

Hướng gốc trong mạch rây và hướng đỉnh trong mạch gỗ

- Kích thích sự dãn dài thân, ống phấn

- Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi

- Kích thích tạo quả không hạt

- Kích thích chuyển pha non trẻ sang pha sinh sản

Cytokinin

Zeatin

Mô phân sinh đỉnh rễ, quả non

Hướng đỉnh trong mạch gỗ

- Kích thích sự phân chia, lớn lên và biệt hóa tế bào

- Kích thích tạo chồi

- Kích thích hạt nảy mầm

- Làm chậm sự già của lá

Ethylene

Ethylene

Hầu hết các mô trong cơ thể thực vật (mô phân sinh, miền hạch, quả đang chín, lá và hoa già, mô bị tổn thương

Khuếch tán trong không khí

- Kích thích sự già và rụng của lá, hoa, quả

- Kích thích quá trình chín quả.

Abscisic acid

Abscisic acid

Lá, chóp rễ

Hướng gốc trong mạch rây và hướng đỉnh trong mạch gỗ

- Ức chế sinh trưởng

- Ức chế sự nảy mầm của hạt

- Kích thích sự ngủ của hạt, chồi

- Kích thích sự rụng lá

- Gây ra sự đóng mở khí khổng

Câu 5. Sự sinh trưởng, phát triển ở thực vật diễn ra như thế nào khi chịu tác động cùng lúc của nhiều hormone?

- Các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật được điều tiết bởi tác động tổng hợp của các hormone.

- Tương quan giữa các hormone (trạng thái cân bằng giữa các hormone ở một tỉ lệ xác định) điều tiết sự xuất hiện, hướng, tốc độ sinh trưởng và phát triển của mỗi cơ quan trong cơ thể thực vật.

Câu 6. Trong cơ thể thực vật có những loại tương quan hormone nào? Lấy ví dụ.

- Tương quan giữa hormone kích thích và hormone ức chế sinh trưởng. Ví dụ: Tương quan giữa gibberellin với abscisic acid điều tiết trạng thái sinh lí của hạt, chồi.

- Tương quan giữa các hormone kích thích với nhau. Ví dụ: Tương quan auxin/cytokinin điều tiết sự phát sinh hình thái ở thực vật.

Câu 7. Sử dụng hormone thực vật trong sản xuất đem lại lợi ích gì? 

- Nhiều loại hormone thực vật và các chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghệ sinh học giúp con người kiểm soát sự phát triển thực vật.

Câu 8. Việc sử dụng hormone thực vật hoặc chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý những nguyên tắc nào?

- Sử dụng hormone hoặc chất điều hòa sinh trưởng ở nồng độ thích hợp; chú ý tương quan giữa các hormone; 

- Cung cấp đầy đủ nước, chất dinh dưỡng cho cây;

- Thận trọng khi ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng vào sản xuất lương thực, thực phẩm.

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SINH HỌC 11 KÌ 1 CÁNH DIỀU

 Giáo án powerpoint bài: Bài tiết và cân bằng nội môi

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Bảng 10.1 thể hiện kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu lúc đói của một người phụ nữ 30 tuổi

Dựa vào kết quả xét nghiệm, dự đoán người này bị bệnh gì?

Bảng 10.1 Kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu

Chỉ số

Kết quả

Giá trị bình thường

Glucose (mmol/L)

7,4

4,1 – 5,6

(Bộ y tế, 2020)

Uric acid (mg/mL)

4,6

Nam: 2,5 – 7,0

Nữ: 1,5 – 6,0

(American College of Rheumatology – ACR, 2020)

KHỞI ĐỘNG

Người phụ nữ bị bệnh đái tháo đường do hàm lượng đường trong máu cao vượt mức bình thường

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. BÀI TIẾT
  2. Khái niệm, vai trò của bài tiết

Thảo luận nhóm

Câu 1 (SGK – tr 68): Nêu các cơ quan tham gia bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật

Bài tiết là quá trình thải các chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất, giúp duy trì cân bằng nội môi

  1. Vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi

Câu 1:

Thận là nơi diễn ra quá trình hình thành nước tiểu, giúp đào thải chất thừa, chất độc khỏi cơ thể

Câu 2:

- Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở các nephron thận

- Diễn biến: lọc cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống thận

Câu 3: Đơn vị thận hay còn gọi là nephron thận gồm: cầu thận và ống thận

+ Cầu thận gồm mao mạch cầu thận và khoang Bowman

+ Ống thận gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp

Trạm 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Vai trò của thận trong cân bằng nội môi

Câu 1: Dựa vào mục II.2.2, hình 10.2 trang 69 SGK, điền các từ thích hợp để hoàn thành sơ đồ cơ chế điều hòa huyết áp, thể tích máu dưới đây, từ đó trả lời câu hỏi 2 trang 69 SGK

Câu hỏi 2 (SGK – tr69)

  • Thận có vai trò điều hòa huyết áp thể tích máu thông qua vai trò tiết renin và quá trình hình thành nước tiểu. Khi huyết áp hoặc thể tích máu giảm, thận tăng cường tiết renin, kích thích co động mạch tới thận, giảm lượng nước tiểu tạo thành
  • Ngoài ra, angiotensin II còn kích thích tiết hormone aldosterone → kích thích tái hấp thụ Na+và nước, làm giảm lượng nước tiểu
  • Kết quả: thể tích máu, huyết áp tăng về mức bình thường

Câu 2: Dựa vào mục II.2.2, hình 10.3 trang 70 SGK, điền các từ thích hợp để hoàn thành sơ đồ cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu dưới đây, từ đó trả lời câu hỏi 3 trang 70 SGK

  • ADH
  • Tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp
  • Tăng lượng nước trong máu

Câu hỏi 3 (SGK – tr70)

  • - Thận có vai trò trong điều hòa áp suất thẩm thấu thông qua điều hòa lượng nước tái hấp thụ ở ống lượn xa và ống góp
  • - Áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích tiết hormone ADH → kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Từ đó, giảm áp suất thẩm thấu của máu
  • - Thận là nơi diễn ra quá trình lọc máu, bài tiết chất thừa, chất độc qua nước tiểu.
  • - Thận tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 Sinh học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Sinh học 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án sinh học 11 cánh diều

Từ khóa: giáo án sinh học 11 cánh diều, tải giáo án sinh học 11 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 sinh học 11 cánh diều, tải giáo án word và điện tử sinh học 11 kì 2 CD

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay