Kênh giáo viên » Kinh tế pháp luật 12 » Giáo án kì 2 Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Giáo án kì 2 Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HỌC TẬP

(3 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập.

  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong học tập bằng những hành vi phù hợp.

  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong một số tình huống đơn giản thường gặp về học tập.

  • Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong học tập.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập.

+ Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong học tập. 

  • Điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập bằng những hành vi phù hợp.

  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. 

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi Mở đầu SGK tr.85 và trả lời câu hỏi về vai trò của việc học đối với mỗi người.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.85 và thực hiện nhiệm vụ: Từ lời dạy của Bác, em hãy nêu vai trò của việc học đối với mỗi người. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Học tập có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Học tập giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức, có tri thức để làm chủ cuộc đời mình và là công dân có ích cho đất nước,…

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học và Người cũng rất quan tâm tới công tác giáo dục, giảng dạy. Học tập và làm theo lời dạy của Bác, nhà nước đã có những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. Việc hiểu quy định của pháp luật, biết lên án, phê phán những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ này là điều cần thiết. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền của công dân trong học tập

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr. 85 - 86 để thực hiện các yêu cầu:

+ Cho biết hành vi nào trong các trường hợp thể hiện quyền của công dân trong học tập.

+ Cho biết hành vi vi phạm quyền của công dân trong học tập có thể dẫn tới hậu quả gì.

GV rút ra kết luận về quyền của công dân trong học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS thực hiện được yêu cầu cũng như đưa ra ý kiến thể hiện nội dung trong quyền của công dân trong học tập.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Khai thác trường hợp SGK tr. 86

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.86 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1.

Khi đang thảo luận về việc chọn ngành học Đại học, bạn A cho biết sẽ chọn ngành Kế toán do đam mê lĩnh vực này. Bạn B chia sẻ rằng, ước mơ của bạn là trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho cộng đồng. Trong khi đó, bạn C mặc dù có sở thích làm kĩ sư, nhưng vì bố mẹ yêu cầu học ngành Tài chính – Ngân hàng, nên bạn đăng kí ngành này để đáp ứng mong đợi của gia đình.

 

Trường hợp 2. 

Bạn X trúng tuyển vào Đại học Sư phạm ngành Toán học với số điểm cao. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ lại mắc bệnh hiểm nghèo nên X có ý định không nhập học mà sẽ tìm việc làm để lo cho gia đình. Biết được hoàn cảnh của bạn, Ban Công tác mặt trận thôn T đã phát động, kêu gọi người dân quyên góp hỗ trợ. Nhờ sự giúp đỡ của mọi người, X có cơ hội đi học Đại học.

+ Cho biết hành vi nào trong các trường hợp thể hiện quyền của công dân trong học tập.

+ Cho biết hành vi vi phạm quyền của công dân trong học tập có thể dẫn tới hậu quả gì.

* Quyền của công dân trong học tập

GV trình chiếu cho HS xem video về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân:

https://www.youtube.com/watch?v=Qb0NNU4K_PU&ab_channel=C%C3%B9ngB%E1%BA%A1n%C4%90%E1%BB%8DcS%C3%A1ch

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về quyền của công dân trong học tập.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

Trường hợp 1

Trường hợp 2

Bạn A cho biết sẽ chọn ngành Kế toán do đam mê lĩnh vực này, bạn B chia sẻ rằng ước mơ của bạn là trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho cộng đồng. Đây là hành vi thể hiện quyền của công dân trong học tập: quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

Nhờ sự giúp đỡ của Ban Công tác mặt trận thôn và mọi người, bạn X đã thực hiện được quyền học tập của mình.

- GV mời HS nêu quyền của công dân trong học tập.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Quyền của công dân trong học tập.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu quyền của công dân trong học tập

- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Công dân có quyền bình đẳng về cơ hội học tập; được tạo điều kiện để phát triển tài năng; được học không hạn chế các cấp học, trình độ đào tạo; học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với khả năng, năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình; được học thường xuyên, học suốt đời bằng nhiều hình thức và ở các loại hình trường, lớp khác nhau. 

Hoạt động 2. Tìm hiểu nghĩa vụ của công dân trong học tập

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quy định pháp luật về nghĩa vụ của của công dân trong học tập.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr. 87 để thực hiện các yêu cầu:

+ Cho biết trong các trường hợp sau, hành vi nào thể hiện nghĩa vụ của công dân trong học tập, hành vi nào không, vì sao.

+ Cho biết hành vi vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập có thể dẫn tới hậu quả gì.

GV rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân trong học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS thực hiện được yêu cầu cũng như đưa ra ý kiến thể hiện nội dung trong nghĩa vụ của công dân trong học tập.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Khai thác trường hợp SGK tr. 87

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu đọc thông tin, trường hợp trong SGK. 87, thảo luận theo hình thức "khăn trải bàn" để thực hiện được yêu cầu cũng như đưa ra ý kiến thể hiện nội dung trong nghĩa vụ của công dân trong học tập.

- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3, yêu cầu HS viết nội dung thực hiện trên giấy.

BÀI 15: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI, QUỐC GIA(16 CÂU) A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)Câu 1: Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở quốc gia ven biển là vùng biển nào dưới đây?A. Lãnh hải.B. Đặc quyền kinh tế.C. Tiếp giáp lãnh hải.D. Nội thủy.Câu 2: Tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền gì trong lãnh hải của quốc gia ven biển?A. Qua lại liên tục.B. Qua lại tự do.C. Qua lại vô hại.D. Qua lại hòa bình.Câu 3: Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồmA. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.Câu 4: Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng và quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?A. Lãnh thổ quốc gia.B. Biên giới quốc gia.C. Chủ quyền quốc gia.D. Giới hạn quốc gia.Câu 5: Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phí biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?A. Vùng biển phía ngoài nội thủy.B. Đường cơ sở của quốc gia ven biển.C. Vùng biển tiếp liền nội thủy.D. Lãnh hải của quốc gia ven biển.Câu 6: Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản nào dưới đây?A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.B. Tự do biển cả, tự do hàng không, tự do khai thác đáy biển dưới vùng đặc quyền kinh tế.C. Tự do bay trên biển quốc tế, tự do khai thác hải sản, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. D. Tự do đi lại, tự do hàng không, tự do nghiên cứu khoa học biển. 2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế?A. Thăm dò, khai thác và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.B. Nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.C. Lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, công trình trên biển.D. Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.Câu 2: Ý nào sau đây không phải là chế độ pháp lí của công dân?A. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.B. Đa số các nước quy định chế độ pháp lí cho công dân rộng nhất trong ba bộ phận của dân cư.C. Là chế độ mà nước sở tại cho phpá người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước mình được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,…D. Cùng cư trú và sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, song có rất nhiều quyền và nghĩa vụ mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.Câu 3: Đâu không phải là chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài?A. Gồm chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa.B. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.C. Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan, nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.D. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia?A. Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn hoàn, tuyệt đối hay riêng biệt của nhiều quốc gia.B. Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện.C. Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ của quốc gia khác.D. Chế độ pháp lí biên giới của mỗi quốc gia đều được quy định trong pháp luật quốc gia đó và các điều ước quốc tế giữa quốc gia đó với các quốc gia có chung đường biên giới.Câu 5: Người nước ngoài nào dưới đây không thuộc thành phần dân cư Việt Nam? vì sao?A. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.B. Người nước ngoài đang đi du lịch tại Việt Nam.C. Người nước ngoài đang làm việc trong doanh nghiệp tại Việt Nam. D. Người nước ngoài đang thực hiện dự án hợp tác kinh tế tại Việt Nam.----------------------------------------------------------- Còn tiếp ----------------------BÀI 16: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ(19 CÂU)

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.87 để thực hiện nhiệm vụ.

Trường hợp 1.

Khi đang thảo luận về việc chọn ngành học Đại học, bạn A cho biết sẽ chọn ngành Kế toán do đam mê lĩnh vực này. Bạn B chia sẻ rằng, ước mơ của bạn là trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho cộng đồng. Trong khi đó, bạn C mặc dù có sở thích làm kĩ sư, nhưng vì bố mẹ yêu cầu học ngành Tài chính – Ngân hàng, nên bạn đăng kí ngành này để đáp ứng mong đợi của gia đình.

* Quyền của công dân trong học tập

GV trình chiếu cho HS xem video về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân:

https://www.youtube.com/watch?v=Qb0NNU4K_PU&ab_channel=C%C3%B9ngB%E1%BA%A1n%C4%90%E1%BB%8DcS%C3%A1ch

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

+ Trường hợp 1: Việc làm của K cho thấy K không thực hiện nghĩa vụ của công dân trong học tập. Mặc dù được gia đình tạo điều kiện, nhà trường quan tâm nhưng K không thực hiện tốt việc học tập của mình: thường xuyên bỏ học mà không tham gia học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, không chấp hành quy tắc ứng xử của nhà trường. Hậu quả: không thực hiện tốt quyền học tập của bản thân, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền học tập của người khác, làm cho họ không thể thực hiện tốt quyền học tập của mình, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lí, cụ thể là những loại trách nhiệm pháp lí khác nhau như: trách nhiệmhành chính, trách nhiệm dân sự,...

+ Trường hợp 2: Các em HS Trường Phổ thông dân tộc nội trú X đã thực hiện đúng nghĩa vụ học tập của công dân: nỗ lực học tập, rèn luyện, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy trường học; thể hiện sự lễ phép, tôn trọng và lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.

- GV mời HS nêu nghĩa vụ của công dân trong học tập.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Nghĩa vụ của công dân trong học tập.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về nghĩa vụ của công dân trong học tập

- Công dân có nghĩa vụ: thực hiện đúng quy định của pháp luật về học tập, giáo dục, đào tạo; tôn trọng, không được cản trở, ngăn cấm người khác thực hiện quyền học tập của mình; có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục nơi người học đang học tập.

- Nhà nước bảo đảm những điều kiện thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập của công dân. Đồng thời, Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hoà nhập, tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.

- Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lí, cụ thể là những loại trách nhiệm pháp lí khác nhau như: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự,...

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG 

BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI

(3 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội bằng những hành vi phù hợp.

  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

  • Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và an sinh xã hội.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

+ Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội. 

  • Điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội bằng những hành vi phù hợp.

  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội. 

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi Mở đầu SGK tr.90 và trả lời câu hỏi về những quy định của pháp luật về quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.85 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Hiến pháp năm 2013 (Điều 38. Quyền được chăm sóc sức khoẻ; Điều 34. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội;…); Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1988; Luật Khám, chữa bệnh năm 2023; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;…

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội tại Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và văn bản quy phạm khác. Đảng và Nhà nước Việt Nam có những chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo, thúc đẩy việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực này. Theo đó, mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, được hưởng các phúc lợi xã hội cho bản thân và gia đình, được đảm bảo, bảo vệ về sức khoẻ và chăm sóc về y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm,… đồng thời, công dân cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định. Tìm hiểu các quy định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ này của công dân sẽ giúp mỗi cá nhân tự giác tuân thủ, thực hiện đúng quy định pháp luật. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr. 90-92 để thực hiện các yêu cầu: 

+ Cho biết quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ được thể hiện như thế nào trong các trường hợp.

+ Cho biết hành vi của chủ thể trong các trường hợp đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS thực hiện được yêu cầu cũng như đưa ra ý kiến thể hiện nội dung trong quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Khai thác trường hợp SGK tr. 86

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr. 92 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1.

Chị A là y tá tại Bệnh viện M. Mặc dù biết rõ người bệnh có quyền giữ bí mật thông tin đời tư và những thông tin trong hồ sơ bệnh án nhưng khi chị A tiếp cận được một số thông tin trong hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân đến khám/ tại bệnh viện, chị đã cung cấp những thông tin này cho một số đối tượng không liên quan. Việc làm của chị A đã gây ảnh hưởng xấu đến người bệnh thăm khám tại Bệnh viện M.

 

Trường hợp 2. 

Ông A bị ngộ độc thực phẩm phải cấp cứu và điều trị nội trú tại Bệnh viện K. Trong quá trình chữa trị mặc dù được các y, bác sĩ tận tình chăm sóc nhưng ông A luôn tỏ thái độ khó chịu, cáu gắt, thậm chí la mắng y tá, điều dưỡng. Việc làm của ông đã làm cho các bệnh nhân khác bức xúc, mặc dù bị nhắc nhở nhiều lần nhưng ông A vẫn không thay đổi.

+ Cho biết quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ được thể hiện như thế nào trong các trường hợp.

+ Cho biết hành vi của chủ thể trong các trường hợp đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

* Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

GV trình chiếu cho HS xem video về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ:

https://www.youtube.com/watch?v=6rkXIOaNuY4&ab_channel=VTV4

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

Trường hợp

Yêu cầu 1

Yêu cầu 2

1

Công dân có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư trong khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 10 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023 (đọc mục Em cần biết). Quyền này đã bị vi phạm khi chị M tiết lộ thông tin trong hồ sơ bệnh án cho người không liên quan biết. Bên cạnh quyền này, công dân còn có các quyền khác như: Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ (Điều 38 Hiến pháp năm 2013; Điều 1 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1988); Quyền được khám chữa, bệnh; Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh (Điều 9 và Điều 11 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023);...

Chủ thể trong trường hợp 1 vi phạm quyền được tôn trọng bí mật riêng tư trong khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 10 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023.

2

Bên cạnh quyền, công dân có nghĩa vụ nhất định trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ. Tại trường hợp 2, ông A là người bệnh đang được chăm sóc sức khoẻ, do đó ông này có nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại nơi khám, chữa bệnh, cũng như nghĩa vụ chấp hành các quy định tại nơi khám, chữa bệnh (Điều 16 và Điều 17 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023). Bên cạnh đó, công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ theo Điều 1 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1988.

Chủ thể trong trường hợp 2 vi phạm nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại nơi khám, chữa bệnh (Điều 16 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023).

- GV mời HS nêu quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ:

+ Quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ: được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, dinh dưỡng, môi trường sống; được phục vụ về chuyên môn y tế.

+ Nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ: tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại các cơ sở khám, chữa bệnh; chi trả chi phí khám, chữa bệnh; chấp hành các quy định pháp luật về phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh.

Hoạt động 1. Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong đảm bảo an sinh xã hội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong đảm bảo an sinh xã hội.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr. trong SGK tr. 92 - 93 để thực hiện các yêu cầu:

+ Cho biết Nhà nước đã đảm bảo thực hiện quyền an sinh xã hội của người dân như thế nào. Phân tích trường hợp để làm rõ.

+ Cho biết để thực hiện quyền về an sinh xã hội, người dân cần có nghĩa vụ như thế nào.

GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS nêu được các quy định của pháp luật về bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo đảm an sinh xã hội.

d. Tổ chức hoạt động:

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

 

II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

BÀI 15: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI, QUỐC GIA

(16 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở quốc gia ven biển là vùng biển nào dưới đây?

A. Lãnh hải.

B. Đặc quyền kinh tế.

C. Tiếp giáp lãnh hải.

D. Nội thủy.

Câu 2: Tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền gì trong lãnh hải của quốc gia ven biển?

A. Qua lại liên tục.

B. Qua lại tự do.

C. Qua lại vô hại.

D. Qua lại hòa bình.

Câu 3: Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm

A. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.

B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.

C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.

D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.

Câu 4: Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng và quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Lãnh thổ quốc gia.

B. Biên giới quốc gia.

C. Chủ quyền quốc gia.

D. Giới hạn quốc gia.

Câu 5: Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phí biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Vùng biển phía ngoài nội thủy.

B. Đường cơ sở của quốc gia ven biển.

C. Vùng biển tiếp liền nội thủy.

D. Lãnh hải của quốc gia ven biển.

Câu 6: Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản nào dưới đây?

A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

B. Tự do biển cả, tự do hàng không, tự do khai thác đáy biển dưới vùng đặc quyền kinh tế.

C. Tự do bay trên biển quốc tế, tự do khai thác hải sản, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. 

D. Tự do đi lại, tự do hàng không, tự do nghiên cứu khoa học biển.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế?

A. Thăm dò, khai thác và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.

B. Nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.

C. Lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, công trình trên biển.

D. Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là chế độ pháp lí của công dân?

A. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.

B. Đa số các nước quy định chế độ pháp lí cho công dân rộng nhất trong ba bộ phận của dân cư.

C. Là chế độ mà nước sở tại cho phpá người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước mình được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,…

D. Cùng cư trú và sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, song có rất nhiều quyền và nghĩa vụ mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.

Câu 3: Đâu không phải là chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài?

A. Gồm chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa.

B. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.

C. Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan, nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.

D. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia?

A. Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn hoàn, tuyệt đối hay riêng biệt của nhiều quốc gia.

B. Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện.

C. Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ của quốc gia khác.

D. Chế độ pháp lí biên giới của mỗi quốc gia đều được quy định trong pháp luật quốc gia đó và các điều ước quốc tế giữa quốc gia đó với các quốc gia có chung đường biên giới.

Câu 5: Người nước ngoài nào dưới đây không thuộc thành phần dân cư Việt Nam? vì sao?

A. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.

B. Người nước ngoài đang đi du lịch tại Việt Nam.

C. Người nước ngoài đang làm việc trong doanh nghiệp tại Việt Nam. 

D. Người nước ngoài đang thực hiện dự án hợp tác kinh tế tại Việt Nam.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

BÀI 16: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

(19 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Các quốc gia thành viên phải mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây của WTO?

A. Nguyên tắc tự do hóa thương mại.

B. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng.

C. Nguyên tắc minh bạch.

D. Nguyên tắc tự do cạnh tranh.

Câu 2: Tăng cường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên WTO, các nước thành viên tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau – đó là nội dung nguyên tắc nào của WTO?

A. Tự do hóa thương mại.

B. Cạnh tranh công bằng.

C. Thương mại không phân biệt đối xử.

D. Minh bạch, ổn định trong thương mại.

Câu 3: Các nước đang và chậm phát triển được hưởng một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn trong các hoạt động thương mại quốc tế - đó là nguyên tắc nào của WTO?

A. Ưu đãi dành cho các nước đang phát triển.

B. Mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại.

C. Minh bạch, ổn định trong thương mại.

D. Thương mại không phân biệt đối xử.

Câu 4: Các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO – đó là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?

A. Tự do hóa thương mại.

B. Cạnh tranh công bằng.

C. Thương mại không phân biệt đối xử.

D. Minh bạch, ổn định trong thương mại.

Câu 5: Các bên giao kết hợp đồng có nghĩa vụ thực thi các cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế?

A. Thiện chí, trung thực.

B. Tự do hóa thương mại.

C. Tự do giao kết hợp đồng.

D. Tuân thủ hợp đồng đã giao kết.

Câu 6: Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào thời gian nào?

A. Ngày 7-11-2006

B. Ngày 8-11-2006

C. Ngày 9-11-2006

D. Ngày 10-11-2006

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Khẳng định nào dưới đây là đúng về hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế? 

A. Hợp đồng thương mại quốc tế chỉ được kí kết bằng hình thức văn bản mới phát sinh hiệu lực.

B. Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được kí kết bằng hình thức theo quy định pháp luật của các nước liên quan.

C. Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được kí kết bằng hình thức theo quy định của pháp luật nước người bán.

D. Hợp đồng thương mại quốc tế được kí kết bằng hình thức do Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế quy định.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế?

A. Tuân thủ hợp đồng đã kí.

B. Thiện trí, trung thực.

C. Không phân biệt đối xử.

D. Tự do giao kết hợp đồng.

Câu 3: Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế?

A. Nguyên tắc tự do hợp đồng.

B. Nguyên tắc thiện chí và trung thực.

C. Nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết và xử lí việc không thực hiện hợp đồng.

D. Nguyên tắc mở cửa thị trường.

Câu 4: Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của WTO?

A. Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử.

B. Nguyên tắc mở cửa thị trường.

C. Nguyên tắc thương mại công bằng.

D. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Giáo án kì 2 Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án kì 2 Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng, bài giảng kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng, tài liệu giảng dạy Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay