Kênh giáo viên » Kinh tế pháp luật 12 » Giáo án ppt kì 2 Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án ppt kì 2 Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Đầy đủ giáo án PPT, điện tử, bài giảng kì 2, giáo án cả năm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Bộ giáo án hoàn thiện, sinh động, hấp dẫn, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, tự luận, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Bài giảng được gửi ngay và luôn. Có thể xem tham khảo bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. SLIDE ĐIỆN TỬ KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC 

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HOÁ, XÃ HỘI

BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN

  • Theo Điều 36 Hiến pháp năm 2013, công dân có những quyền gì trong hôn nhân?
  • Công dân được phép kết hôn khi đáp ứng những điều kiện nào?
  • Về quyền li hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như thế nào?
  • Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những trường hợp kết hôn nào bị nghiêm cấm?
  • Theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện sẽ bị xử phạt như thế nào?
  • Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong hôn nhân?

2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

  • Em hãy nêu những hiểu biết của mình về quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng. 
  • Em hãy nêu những hiểu biết của mình về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản. 
  • Em hãy nêu nội dung Điều 21 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  • Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định như thế nào?
  • Em hãy nêu nội dung điều 72 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.
  • Em hãy nêu nội dung điều 72 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em.

3. LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Vợ chồng ông A và bà B nghiện cờ bạc, mượn nợ nhiều nơi. Dù gia đình đã bán hết tài sản nhưng vẫn không đủ khả năng chi trả. Trước sức ép của chủ nợ, hai ông bà đã ép con gái của mình là chị C phải kết hôn với anh D khi anh hứa rằng sẽ trả toàn bộ số nợ giúp gia đình ông A nếu chị C đồng ý kết hôn. Mặc dù không yêu anh D, nhưng trước yêu cầu từ bố mẹ, chị C đành phải đồng ý kết hôn. Hơn năm năm về chung sống, chị C luôn cảm thấy không hạnh phúc. Nhiều lần chị muốn li hôn nhưng chồng chị không đồng ý.

Câu hỏi: 

- Hãy phân tích tình huống trên và cho biết hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình của chủ thể trong trường hợp trên là gì?

- Hành vi này có thể dẫn đến hậu quả như thế nào?

Bài tập 2: Chọn đáp án đúng

1. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, độ tuổi tối thiểu để nam và nữ có quyền kết hôn là:

A. Nam đủ 18 tuổi trở lên, nữ đủ 16 tuổi trở lên

B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên

C. Nam đủ 19 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên

D. Nam và nữ đều từ 18 tuổi trở lên

2. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, trong trường hợp nào sau đây việc kết hôn được coi là hợp pháp?

A. Nam nữ tự nguyện kết hôn khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật. 

B. Tảo hôn

C. Cưỡng ép li hôn

D. Li hôn giả tạo

------------------------- Còn tiếp -------------------------

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HOÁ, XÃ HỘI

BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ, MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ

  • Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá.
  • Em hãy nêu nội dung điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân trong bảo vệ di sản văn hoá. 
  • Công dân có vai trò như thế nào trong bảo vệ và duy trì các di sản văn hóa của đất nước. 
  • Em hãy nêu một số biện pháp cụ thể nào mà công dân có thể thực hiện để bảo vệ các di sản này.

2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

  • Em hãy nêu nội dung Điều 4 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 về Nguyên tắc bảo vệ môi trường.
  • Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển họp tại Rio De Janeiro năm 1992. 
  • Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
  • Em hãy nêu một ví dụ cụ thể về một thành công hoặc thất bại trong công tác bảo vệ môi trường và di sản văn hóa tại Việt Nam.

3. LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trong quá trình thi công xây nhà cho anh A, anh B đã phát hiện một số hiện vật bằng đồng. Nghi ngờ các hiện vật này có niên đại cách ngày nay khoảng 2000 năm, anh đã liên hệ với những người buôn đồ cổ để bán. 

Câu hỏi: 

- Em hãy cho biết hành vi của anh B vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá. 

- Hành vi đó dẫn đến hậu quả như thế nào?

Bài tập 2: Chị A và một nhóm bạn trẻ đã thành lập dự án “Khát vọng xanh” với mong muốn khôi phục lại sự nguyên sơ cho dòng sông tại địa phương. Dự án đã tổ chức các hoạt động nhặt rác xung quanh bờ sông, dưới sông; tuyên truyền nói không với túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần;...

Câu hỏi: 

- Em hãy phân tích tình huống trên và nhận xét về việc làm của chị A.

- Em cần làm gì để góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

------------------------- Còn tiếp -------------------------

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC 

BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI

(20 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội được ghi nhận tại đâu? Em hãy nêu rõ. 

Trả lời:

  • Quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

 

Câu 2: Em hãy nêu quyền của công dân được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Trả lời:

          Công dân có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ; được bình đẳng trong khám bệnh, chữa bệnh; được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khoẻ và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh; được tiếp cận với thông tin y tế về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.

Câu 3: Bên cạnh quyền, người dân còn có nghĩa vụ gì khi được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?

Trả lời:

Mọi người có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ. Người dân phải nghiêm chỉnh thực hiện các yêu cầu của cơ quan chức năng về phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt phòng ngừa, hạn chế sự lây lan các bệnh truyền nhiễm để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. Trong khám bệnh, chữa bệnh, mọi người có nghĩa vụ phải tôn trọng người hành nghề không được đe doạ, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khoẻ của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề; chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Em hãy nêu nội dung điều 9 mục 1 trong luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.

Trả lời:

Điều 9. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh

  • Được thông tin, giải thích về tình trạng sức khoẻ; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến.
  • Được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh, tình trạng sức khoẻ của mình và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Câu 5: Em hãy nêu quyền của công dân về bảo đảm an sinh xã hội.

Trả lời:

Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội; được bình đẳng trong bảo đảm an sinh xã hội; được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp xã hội; được tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về an sinh xã hội; được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an sinh xã hội;...

Câu 6: Em hãy nêu nghĩa vụ của công dân về bảo đảm an sinh xã hội.

Trả lời:

Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội như các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, việc làm,...; có nghĩa vụ tôn trọng quyền được bảo đảm an sinh xã hội của mọi người, không được lợi dụng các quyền về bảo đảm an sinh xã hội để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và xâm phạm đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

BÀI 14: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

(24 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu định nghĩa về pháp luật quốc tế.

Trả lời:

Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. 

Câu 2: Em hãy nêu nguyên nhân pháp luật quốc tế ra đời.

Trả lời:

  • Nguyên nhân: do mong muốn duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình, thừa nhận và bảo vệ quyền con người, giải quyết các vụ tranh chấp, phát triển mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác giữa các quốc gia,...
  • Các chủ thể của pháp luật quốc tế đã thoả thuận với nhau một cách bình đẳng và tự nguyện để xây dựng nên một hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lí cho sự hợp tác và đấu tranh giữa các chủ thể đó.

Câu 3: Pháp luật quốc tế có những vai trò nào?

Trả lời:

Pháp luật quốc tế có những vai trò cơ bản sau:

  • Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội,...) của đời sống quốc tế nhằm giữ gìn hoà bình, an ninh, bảo đảm nhân quyền và vì sự phát triển của thế giới.
  • Là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế.
  • Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Câu 4: Em hãy kể tên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

Trả lời:

Pháp luật quốc tế có các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.
  • Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
  • Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
  • Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.
  • Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
  • Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia.
  • Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.
  • Tất cả các quốc gia khi thiết lập quan hệ với các quốc gia khác trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế đều phải dựa trên cơ sở và tuân thủ các nguyên tắc này.

Câu 5: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận tại đâu? 

Trả lời:

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc năm 1970.

Câu 6: Em hãy nêu nội dung của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc giải quyết trình chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Trả lời:

Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

  • Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ từ bỏ việc dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào. Việc dùng hoặc đe doạ dùng vũ lực để chống lại quốc gia khác sẽ là sự vi phạm pháp luật quốc tế và không bao giờ được sử dụng để giải quyết các vấn đề quốc tế.

Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

  • Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hoà bình, an ninh và công li quốc tế. Do vậy, các quốc gia sẽ sớm tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, Trọng tài hoặc Toà án, thông qua các cơ quan hay tổ chức quốc tế khu vực hoặc bằng những biện pháp hoà bình khác do các bên lựa chọn.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

Giáo án ppt kì 2 Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án ppt kì 2 Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án điện tử kì 2 Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri, giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri, ppt Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay