Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 12

Bộ đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

ĐỀ SỐ 12 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào mà con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội?

A. Hoạt động sản xuất

B. Hoạt động phân trao đổi

C. Hoạt động tiêu dùng

D. Hoạt động phân phối

Câu 2: Đặc trưng cơ bản của các khoản thu chi ngân sách nhà nước là:

A. Không hoàn trả trực tiếp

B. Hoàn trả trực tiếp

C. Hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế

D. Hoàn trả theo từng đối tượng

Câu 3: Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ phi mã nó thể hiện ở mức độ tăng của giá cả hàng hóa, dịch vụ từ:

A. Hai con số trở lên                                           

B. Một con số trở lên

C. Không đến có

D. Mọi ngành hàng

Câu 4: Loại hình thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải là hình thức:

A. Thất nghiệp cơ cấu                                         

B. Thất nghiệp tạm thời

C. Thất nghiệp tự nguyện

D. Thất nghiệp chu kỳ

Câu 5: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?

- Tăng trưởng kinh tế là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững.

- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo tiền đề giải quyết vấn đề việc làm.

- Tăng trưởng kinh tế quan trọng nhưng chưa đảm bảo phát triển bền vững.

A. 1                                

B. 2                                

C. 3                                

D. 4

Câu 6: Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ:

A. Tăng thu nhập

B. Tăng trưởng kinh tế

C. Gia tăng kinh tế

D. Phát triển kinh tế

Câu 7: Để nâng cao chỉ số phát triển con người, nước ta đẩy mạnh sự phát triển của con người thông qua các chỉ số nào dưới đây?

A. Sức khỏe, giáo dục và giàu nghèo

B. Giáo dục, sức khỏe và thu nhập

C. Giáo dục, y tế và giàu nghèo                          

D. Sức khỏe, hạnh phúc và thu nhập

Câu 8: Chỉ tiêu nào dưới đây được chọn để đánh giá tăng trưởng kinh tế?

A. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kỳ nhất định

B. Tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế quốc gia trong một thời kỳ nhất định

C. Mức tăng chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

D. Chỉ số phát triển con người tăng nhanh trong một giai đoạn

Câu 9: Thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời điểm nhất định là chỉ tiêu nào dưới đây?

A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

B. Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người

C. Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người

D. Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

Câu 10: Đối với mỗi quốc gia, hình thức hội nhập sâu rộng nhất, gắn kết với nhiều quốc gia, tổ chức, khu vực trên thế giới là hình thức nào dưới đây?

A. Hội nhập liên minh                                        

B. Hội nhập song phương

C. Hội nhập khu vực                                           

D. Hội nhập toàn cầu

Câu 11: Là hình thức các bên tham gia hình thành thị trường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung, thực hiện những mục tiêu chung cho toàn liên minh là thể hiện mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ:

A. Thị trường chung                                           

B. Liên minh kinh tế

C. Hiệp định thương mại tự do                            

D. Thoả thuận thương mại ưu đãi

Câu 12: Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.66 triệu lượt người, gấp 23,3 lần so với năm 2021. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỉ đồng. Thông tin này nói đến hoạt động kinh tế đối ngoại nào dưới đây?

A. Thương mại quốc tế                                       

B. Đầu tư quốc tế

C. Các dịch vụ thu ngoại tệ                                 

D. Hội nhập toàn cầu

Câu 13: Việc làm nào dưới đây là không đóng góp cho hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Nông dân tỉnh H đẩy mạnh trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu

B. Ngư dân tỉnh T chấp hành tuyệt đối việc gắn thiết bị theo dõi hành trình khai thác cá đúng nơi quy định

C. Tỉnh N đưa ra nhiều chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài

D. Một số người bán hàng rong chèo kéo khách du lịch nước ngoài ở các lễ hội

Câu 14: Nhận định nào dưới đây là đúng về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với những quốc gia đang thiếu nguồn lực về vốn, lao động, tài nguyên

B. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài

C. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững

D. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với các quốc gia đang phát triển cần khắc phục nguy cơ tụt hậu

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là sai về vai trò của các loại hình bảo hiểm?

A. Tham gia bảo hiểm xã hội sẽ giúp mỗi cá nhân tham gia được an tâm tài chính khi về già

B. Bảo hiểm thất nghiệp chỉ có ý nghĩa đối với người lao động bị mất việc làm thời kì dịch bệnh

C. Bảo hiểm tài sản giúp doanh nghiệp bảo đảm về tài sản và ổn định sản xuất kinh doanh

D. Bảo hiểm y tế giúp chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe

Câu 16: Theo quy định của pháp luật, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm người lao động và:

A. Người sử dụng lao động                                

B. Ban giám đốc công ty

C. Người quản lao động                                     

D. Cơ quan quản lý lao động

Câu 17: Hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. An sinh xã hội                                               

B. Bảo hiểm xã hội

C. Chính sách bảo hiểm                                      

D. Trợ giúp xã hội

Câu 18: ............................................

............................................

............................................

Câu 24: Để giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhà nước cần đẩy mạnh thực hiện chính sách an sinh xã hội nào dưới đây?

A. Chính sách trợ giúp xã hội                             

B. Chính sách việc làm

C. Chính sách bảo hiểm                                      

D. Chính sách đảm bảo cuộc sống 

PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Theo Tổng cục Thống kê, GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 tăng gần gấp hai lần so với năm 2011, đạt 8150 USD. Trong giai đoạn từ 2011 – 2020, trung bình mỗi năm, GNI bình quân đầu người tăng 7%. Trong đó, năm tăng nhiều nhất là năm 2012, tăng 12%; năm tăng ít nhất trong giai đoạn này là năm 2020 khi chỉ tăng 4% do Covid-19. Đến năm 2023, GNI bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4180 USD. Dự kiến, năm 2024, GNI bình quân đầu người sẽ tiếp tục tăng, có thể đạt trên 4500 USD nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định.

a) GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 tăng gấp ba lần so với năm 2011

b) Mức tăng GNI/người được dùng để so sánh kết quả tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia, đồng thời cũng được dùng làm thước đo về sự gia tăng mức thu nhập, mức sống của người dân giữa các quốc gia

c) GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 tăng 12% so với năm 2012

d) Dự kiến, năm 2024 GDP bình quân đầu người có thể đạt 4500 USD, điều này phản ánh nền kinh tế của Việt Nam có sự tăng trưởng

Câu 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, vốn FDI đăng kí vào Việt Nam từ 21,35 tỉ USD năm 2007 lên đến 71,73 tỉ USD chỉ riêng năm 2008. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 20/12/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài  (FDI) đã giải ngân được khoảng 22,4 tỉ USD, tăng 13,5 % so với cùng kì năm 2021. Vốn vay ưu đãi và vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) cho Việt Nam từ các quốc gia và tổ chức quốc tế,… là nguồn lực tài chính quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Nguồn vốn ODA đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành công trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

a) Quá trình di chuyển vốn từ quốc gia này đến quốc gia khác nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia là hoạt động đầu tư quốc tế

b) Vốn FDI và ODA liên tục tăng trong những năm qua là kết quả của hoạt động thương mại quốc tế

c) Vốn ODA bao gồm: viện trợ không hoàn lại; viện trợ có hoàn lại và vốn ODA hỗn hợp

d) FDI giúp tăng cường nguồn vốn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí tiên tiến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các nước tiếp nhận đầu tư

Câu 3: Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 cũng đã nêu: Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia BHYT. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.                                                                                                                                                                                      

                                                                                         (Baohiemxahoi.gov.vn)

a) Thông tin trên cho thấy nhà nước có chủ trương tạo điều kiện để người dân tham gia bảo hiểm xã hội và thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

b) Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm thương mại do nhà nước tổ chức, nhằm bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị giảm hay mất thu nhập do mất việc làm

c) Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là sức khỏe, thân thể và tính mạng của con người như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thương tật, bệnh hiểm nghèo... do Nhà nước tổ chức thực hiện, có 2 loại là tự nguyên và bắt buộc

d) Bảo hiểm giúp giảm thiểu tổn thất, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của con người nên nhà nước khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Câu 4: ............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay