Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Hải Dương
Đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Hải Dương sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG (Đề có 4 trang) | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề | |||
Họ, tên thí sinh: …………………………………… Số báo danh: ……………........................................ | ||||
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Một trong những đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. có tính tạm thời.
B. luật cụ thể của nhà nước.
C. luật cơ bản của nhà nước.
D. không bao giờ thay đổi.
Câu 2: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây là các cá nhân, tổ chức đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng?
A. Trung gian.
B. Tiêu dùng.
C. Nhà nước.
D. Sản xuất.
Câu 3: Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 4: Mô hình sản xuất kinh doanh nào dưới đây mà các cổ đông tham gia hoạt động chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp?
A. Công ty tư nhân.
B. Hộ sản xuất kinh doanh.
C. Công ty cổ phần.
D. Công ty nhà nước.
Câu 5: Hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, giúp duy trì và cải thiện cuộc sống là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Việc làm.
B. Học tập.
C. Lao động.
D. Ngành nghề.
Câu 6: Hằng năm, Nhà nước đã dành hàng trăm nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập thấp vay để mua nhà là thể hiện chính sách an sinh xã hội nào dưới đây?
A. Việc làm và giảm nghèo.
B. Trợ giúp xã hội.
C. Bảo hiểm xã hội.
D. Dịch vụ xã hội cơ bản.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến lạm phát?
A. Cầu có xu hướng tăng lên.
B. Lượng tiền lưu thông tăng.
C. Lượng hàng hóa tăng.
D. Chi phí sản xuất tăng lên.
Câu 8: Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về
A. điều kiện sản xuất.
B. nguồn gốc nhân thân.
C. giá trị thặng dư.
D. quan hệ tài sản.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là sai về các yêu cầu khi lập kế hoạch thu, chi trong gia đình?
A. Ưu tiên cắt giảm các khoản chi tiêu thiết yếu.
B. Thường xuyên kiểm tra ngân sách và thu nhập.
C. Xác định được mục tiêu tài chính.
D. Bỏ thói quen chi tiêu không hợp lý.
Câu 10: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế
A. trong một thời gian nhất định so với thời kì gốc.
B. so với mức tăng trưởng chung của kinh tế thế giới.
C. so với các nền kinh tế khác trên thế giới.
D. trong nhiều năm, nhiều thập kỉ liên tiếp.
Câu 11: Quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ quy định chung là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Hội nhập kinh tế quốc tế.
B. Phát triển kinh tế.
C. Thương mại quốc tế.
D. Tăng trưởng kinh tế.
Câu 12: Loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với mức thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất là loại hình bảo hiểm
A. y tế tự nguyện.
B. xã hội tự nguyện.
C. xã hội bắt buộc.
D. y tế bắt buộc.
Câu 13: Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cơ quan nhà nước là thực hiện quyền
A. bãi nại.
B. truy tố.
C. khiếu nại.
D. tố cáo.
Câu 14: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có hành vi có tổ chức bắt, giữ hoặc giam người khác trái pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đây?
A. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
B. Cải tạo không giam giữ từ 18 tháng đến 36 tháng.
C. Phạt tiền từ 2000.000 đồng đến 5000.000 đồng.
D. Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Câu 15: Xét về mặt cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bao gồm cơ quan, tổ chức nào sau đây ?
A. Ủy ban nhân dân.
B. Hội chữ thập đỏ.
C. Quốc hội.
D. Chính phủ.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
Đọc thông tin và trả lời từ câu hỏi 22 đến 24.
Tính chung thời kì thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011 - 2020), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Về hoạt động kinh tế đối ngoại với việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Việt Nam đã cơ bản hoàn thành những mục tiêu quan trọng nhất trong Chiến lược đàm phán hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2010 - 2020. EVFTA hứa hẹn sẽ tạo ra một thị trường chung rộng lớn cho hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và EU, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng châu Âu. Đặc biệt, ngành thủy sản được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển vượt bậc nhờ việc giảm thuế quan và các quy định thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của hiệp định này, Việt Nam cần vượt qua một thử thách lớn: vấn đề “thẻ vàng” thủy sản. “Thẻ vàng” là một cảnh báo mà Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra đối với các quốc gia có hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp. Điều này đồng nghĩa với việc hải sản Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ phải đối mặt với những kiểm tra nghiêm ngặt hơn.
(https://www.tapchicongsan.org.vn)
Câu 22: Biện pháp nào sau đây không áp dụng để khắc phục tình trạng “Thẻ vàng thủy sản” của Việt Nam?
A. Tăng cường kiểm soát tàu cá.
B. Dừng hoạt động xuất khẩu
C. Tuyên truyền với ngư dân.
D. Thương lượng với phía EU.
Câu 23: Trong thông tin trên, hội nhập kinh tế quốc tế đem lại lợi ích nào sau đây cho các doanh nhiệp xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam?
A. GDP bình quân đầu người tăng.
B. Có một thị trường chung rộng lớn.
C. Xóa bỏ các quy định về thuế quan.
D. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần.
Câu 24: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp thì người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
B. Cấm đi khỏi nơi cư trú và không được hành nghề một tháng.
C. Tịch thu giấy phép khai thác thủy sản vĩnh viễn.
D. Tịch thu toàn bộ phương tiện vi phạm trong vòng một năm.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Anh Q có quốc tịch Đức đã đến Việt Nam sinh sống và làm việc được 2 năm. Vì là bạn quen qua mạng nên khi anh S quốc tịch Anh tới Việt Nam du lịch, anh Q đã cho anh S ở chung. Anh S rất thích nhạc Việt nên cuối tuần anh S rủ anh Q mở nhạc nghe. Tiếng nhạc làm ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa nên chị H và anh K là vợ chồng nhà kế bên yêu cầu 2 anh giảm âm lượng. Do bất đồng ngôn ngữ nên anh K đã lao vào đánh anh Q bị thương. Thấy vậy, anh S vội ném chai bia vào đầu của anh K khiến anh phải nhập viện điều trị.
a) Anh S không phải chịu trách nhiệm pháp lí ở Việt Nam.
b) Anh Q và anh S có quyền yêu cầu được bảo hộ công dân từ quốc gia Việt Nam.
c) Anh S và anh Q được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia cho người nước ngoài ở Việt Nam.
d) Anh Q không được coi là công dân Việt Nam vì anh là người nước ngoài đang tạm trú ở Việt Nam.
Câu 2: Nhật Bản là đối tác lớn của Việt Nam. Năm 1992, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,3 tỷ USD, năm 2002 đạt 4,9 tỷ USD, đến năm 2012 đã tăng lên 24,7 tỷ USD và đặc biệt năm 2022 đã đạt đến 47,6 tỷ USD; cán cân thương mại tương đối cân bằng, khoảng 0,8 tỷ USD nghiêng về phía Việt Nam. Nhật Bản cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam. Nếu như năm 2002 có 48 dự án với 102 triệu USD, thì đến năm 2012 đã có 317 dự án với 5,13 tỷ USD và lũy kế đến năm 2022 có 4.978 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 68,89 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất, chế tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản..., với hai hình thức chính là 100% vốn nước ngoài và hình thức hợp đồng BOT. Vốn vay ưu đãi và vốn viện trợ không hoàn lại (vốn ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam chiếm 30% tổng số vốn ODA của cộng đồng quốc tế cho Việt Nam, với số vốn cam kết khoảng 29,3 tỷ USD.
(https://www.xaydungdang.org.vn/quoc-te/50-nam-quan-he-viet-nam-nhat-ban-mot-so-ket-qua-noi-bat-20226)
a) Các lĩnh vực mà Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam năm 2022 góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp.
b) Sự tăng trưởng của kim ngạch thương mại giữa hai nước chứng tỏ hoạt động đầu tư quốc tế phát triển.
c) ODA là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần hỗ trợ phát triển hạ tầng và cải thiện chất lượng sống tại các nước nhận viện trợ như Việt Nam.
d) Việc Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam đặt ra yêu cầu Việt Nam phải nâng cao năng lực quản lý, sử dụng vốn hiệu quả và minh bạch.
Câu 3: Trên địa bàn thành phố X, có gia đình bà G kinh doanh dịch vụ nhà ở cho thuê. Do bị lừa đảo qua mạng với số tiền lớn, bà G buộc phải bán toàn bộ mảnh đất cùng các tài sản gắn liền trên đất cho anh S. Sau khi nhận chuyển nhượng từ bà G, anh S đã cải tạo lại một phần diện tích khu sinh hoạt chung của các phòng trọ, đồng thời thông báo về việc tăng giá thuê phòng và tiền dịch vụ điện nước khiến nhiều hộ gia đình rất bức xúc và không đồng ý. Nhiều lần liên lạc với bà G không được, chị T là lao động tự do thuê trọ đã viết bài xuyên tạc bà G và anh S cấu kết để làm ăn phi pháp sau đó đăng lên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến cuộc sống của anh S. Yêu cầu chị T gỡ bài không được, anh S đã đập phá đồ đạc đồng thời đuổi chị T ra khỏi phòng trọ và chấm dứt hợp đồng với chị T.
a) Anh S không vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân.
b) Theo quy định của pháp luật, bà G và anh S đồng thời là chủ sở hữu hợp pháp đối với các phòng trọ đang cho thuê.
c) Anh S có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tất cả các tài sản mà bà G đã chuyển giao cho mình.
d) Các gia đình thuê phòng trọ của anh S cần điều chỉnh lại kế hoạch thu chi trong gia đình theo đó tăng khoản chi tiêu thiết yếu, giảm khoản tiết kiệm để phù hợp với thực tế.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................