Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (3)

Đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (3) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH

BỘ MÔN GDKT & PL

(Đề thi có 04  trang)

THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1 -  NĂM HỌC 2024 - 2025

Môn:  GDKT & PL

Thời gian làm bài : 50 phút , không kể thời gian phát đề

Mã đề 121  

Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ..................                                                                                                                          

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.

Câu 1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi bắt người và giam giữ người không theo quy định của pháp luật là vi phạm quyền nào sau đây?

A. Quyền được pháp luật bảo vệ an toàn cho con người.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 2. Trong nền kinh tế thị trường, khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là

A. thị trường.

B. thất nghiệp. 

C. mất việc. 

D. lạm phát. 

Câu 3. Quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Định đoạt tài sản.

B. Thừa kế tài sản.

C. Sử dụng tài sản.

D. Chiếm hữu tài sản. 

Câu 4. Theo quy định của pháp luật, hoạt động nào dưới đây không gắn với việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?

A. Theo dõi biến động dân số địa phương. 

B. Kiến nghị về chính sách tái định cư. 

C. Giám sát hoạt động bộ máy nhà nước. 

D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.

Câu 5. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đời sống là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lao động.

B. Hàng hóa. 

C. Sản xuất. 

D. Việc làm. 

Câu 6. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, Hiến pháp 2013 khẳng định phát triển khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò 

A. động lực. 

B. quan trọng. 

C. nền tảng.

D. then chốt. 

Câu 7. Mô hình sản xuất kinh doanh nào sau đây mà các thành viên có tài sản chung, lĩnh vực hoạt động là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ? 

A. Công ty trách nhiệm hữu hạn.

B. Mô hình kinh tế hợp tác xã. 

C. Mô hình kinh tế hộ gia đình.  

D. Mô hình doanh nghiệp.

Câu 8. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

A. Nhắc nhở, bàn giao cho địa phương giáo dục.

B. Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. 

C. Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

D. Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng. 

Câu 9. Chủ thể nào sau đây đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế?

A. Chủ thể tiêu dùng.

B. Chủ thể nhà nước. 

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể sản xuất.

Câu 10. Trong nền kinh tế thị trường, khi các chủ thể sản xuất dự báo được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời gian tới sẽ giảm, điều này sẽ tác động tới cung hàng hóa như thế nào?

A. Cung giảm xuống. 

B. Cung không đổi. 

C. Cung bằng cầu.

D. Cung tăng lên. 

Câu 11. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. Tuân thủ pháp luật. 

B. Sử dụng pháp luật

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 12. Khi xây dựng ý tưởng kinh doanh, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần dựa vào lợi thế nội tại nào sau đây?

A. Nguồn cung ứng.

B. Sự hiểu biết.

C. Sự cạnh tranh. 

D. Vị trí triển khai.

Câu 13. Theo Luật Bình đẳng giới năm 2006, nam nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng thuộc quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Kinh tế. 

B. Văn hóa.

C. Lao động. 

D. Chính trị. 

Câu 14. Theo quy định của pháp luật, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu đủ điều kiện có thể được hưởng chế độ

A. trợ cấp thai sản.

B. trợ cấp thất nghiệp.

C. trợ cấp đi lại. 

D. trợ cấp lưu trú. 

Câu 15. Đối với mỗi quốc gia, yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của phát triển kinh tế?

A. Tổng sản phẩm quốc nội. 

B. Chuyển dịch vùng sản xuất. 

C. Tổng thu nhập quốc dân.

D. Tiến bộ xã hội.

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 16, 17

Theo thống kê, hết năm 2023, cả nước có khoảng 93,6 triệu người tham gia BHYT, với tỷ lệ bao phủ BHYT đạt gần 93,35% dân số, tiệm cận với mục tiêu BHYT toàn dân. Cùng với đó, thực hiện tốt công tác tác giải quyết, chi trả chế độ BHYT; việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT của người dân ngày càng được mở rộng. Ước tính hết tháng 6/2024, cả nước khoảng 89,552 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT nội trú và ngoại trú (tăng 6,563 triệu lượt người (tương đương 7,91%) so với cùng kỳ năm 2023); với số tiền giám định, thanh toán hơn 66,92 nghìn tỷ đồng. Việc gia tăng số người tham gia BHYT, cũng như gia tăng số lượt khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc cho thấy chính sách BHYT đang đi đúng định hướng và đã trở thành một nguồn tài chính đáng kể góp phần cùng ngân sách nhà nước trong công tác bảo vệ, chăm sóc hiệu quả sức khỏe Nhân dân. 

Câu 16. ............................................

............................................

............................................

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 22, 23, 24.

Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước. Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ và tạo ra mạng lưới đối tác chiến lược/đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn. Việt Nam đã chính thức ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế; chủ động tham gia định hình các khuôn khổ, nguyên tắc hợp tác và đóng góp có trách nhiệm tại Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, APEC…Tính đến cuối năm 2023, có 144 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần 85,87 tỷ USD (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với gần 74,52 tỷ USD (chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư)… Bên cạnh đó, hàng hóa của Việt Nam đã thâm nhập được vào nhiều thị trường đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm như: Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ, Australia... Năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, nhưng cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022.

(https://ictvietnam.vn/dinh-huong-phat-trien-kinh-te-doi-ngoai-cua-viet-nam-trong-boi-canh-moi-68076.html)

Câu 22. Việt Nam chủ động tham gia định hình các khuôn khổ, nguyên tắc hợp tác và đóng góp có trách nhiệm tại ASEAN, ASEM, APEC là biểu hiện cấp độ hội nhập nào sau đây?

A. Khu vực.

B. Thị trường chung.

C. Song phương.

D. Toàn cầu.

Câu 23. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 683 tỷ USD là biểu hiện của hình thức hoạt động kinh tế đối ngoại nào sau đây?

A. Thương mại quốc tế.

B. Tín dụng tiêu dùng. 

C. Dịch vu thu ngoại tệ.

D. Đầu tư quốc tế. 

Câu 24. Việt Nam đã chính thức ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế; tính đến cuối năm 2023, có 144 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam là biểu hiện nội dung nào sau đây?

A. Phát triển kinh tế. 

B. An sinh xã hội.

C. Hội nhập kinh tế quốc tế. 

D. Tăng trưởng kinh tế.

PHẦN II. Trắc nghiệm đúng sai: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Việt Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2 lần GDP. Thực hiện các cam kết từ khi gia nhập WTO, như tự do hóa quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu, xóa bỏ các hạn chế xuất, nhập khẩu, xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu gây bóp méo cạnh tranh, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, minh bạch hóa chính sách… hệ thống pháp luật của Việt Nam đã và đang tiếp tục được hoàn thiện theo hướng ngày càng trở nên rõ ràng, minh bạch hơn, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng. Nước ta có vị thế ngày càng lớn trong xuất khẩu hàng hóa toàn cầu và được xếp vào nhóm 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thế giới. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất, nhập khẩu, thậm chí là có xuất siêu.

a) Việt Nam trở thành một bộ phận của nền kinh tế quốc tế là kết quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 

b) Thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam đã xóa bỏ việc xuất, nhập khẩu, xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu ảnh hưởng đến cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. 

c) Hệ thống pháp luật Việt Nam đang tiến tới không can thiệp hoàn toàn vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tự do đầu tư kinh doanh vào nước ta. 

d) WTO là một tổ chức quốc tế toàn cầu duy nhất thiết lập các quy tắc thương mại giữa các quốc gia. 

Câu 2. Chị T có 2 con nhỏ trong đó cháu thứ hai không may bị bệnh bẩm sinh, chồng mất sớm khiến gia đình gặp nhiều khó khăn. Sau khi nộp hồ sơ xin việc, chị được nhận vào làm nhân viên kế toán cho công ty H. Chị đã kí hợp đồng làm việc xác định thời hạn với công ty và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm theo quy định của Luật Việc làm. Khi công việc kinh doanh khó khăn, chị T bị chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn do công ty cắt giảm nhân viên. Vì chưa tìm được việc làm mới, đời sống khó khăn, chị T đã đến Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp và được thanh toán tiền hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Biết được hoàn cảnh của chị, Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã hỗ trợ chị vay vốn để chuyển đổi nghề nghiệp, phòng Lao động và thương binh xã hội Huyện đã lập danh sách con gái thứ 2 của chị vào diện được hưởng trợ cấp hàng tháng nhằm giảm bớt khó khăn cho gia đình chị.

a) Hoạt động hỗ trợ con gái của chị T bị bệnh bẩm sinh là phù hợp với chính sách trợ giúp xã hội trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội của nhà nước.

b) Ngân hàng chính sách xã hội huyện hỗ trợ chị T vay vốn chuyển đổi nghề nghiệp là phù hợp với chính sách an sinh xã hội về đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản. 

c) Khoản tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chị T được hưởng giúp chị tạm thời ổn định cuộc sống và có thể tiếp tục tìm kiếm việc làm mới trong thời gian thất nghiệp.

d) Loại hình bảo hiểm thất nghiệp mà chị T tham gia là loại hình bảo hiểm thương mại, mang tính tự nguyện tự thỏa thuận 

Câu 3. Bà Phan Thị Châu là Giám đốc Công ty TNHH Châu Tịnh (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - doanh nghiệp kinh doanh vận tải đầu tiên ở Nghi Xuân, chuyên chạy tuyến Hồng Lĩnh - Hà Nội và ngược lại. Công ty hiện có tổng vốn đầu tư 44,5 tỷ đồng; doanh thu 14 tỷ đồng mỗi năm với tổng cộng 22 chiếc xe gồm xe giường nằm vận tải, xe trung chuyển, xe giao hàng và xe phục vụ công ty. Hiện nay, công ty đang tạo việc làm thường xuyên cho gần 70 lao động với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng; riêng lái xe bình quân từ 18 đến 20 triệu đồng/người/tháng. Công ty đổi mới phương thức hoạt động theo xu hướng công nghệ hóa quản lý; việc đặt vé, bán vé trên hệ thống phần mềm, lắp đặt camera giám sát cho tất cả các xe trong công ty, quản lý phần mềm khép kín điều hành. Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, thời gian qua, đã có hàng nghìn lượt hành khách hoàn cảnh khó khăn được Công ty TNHH Châu Tịnh hỗ trợ giảm giá vé và trao tặng vé xe miễn phí. Ngoài ra, hằng năm, công ty hỗ trợ hàng trăm triệu đồng đối với các hoạt động an sinh xã hội khác trên 3 địa bàn Nghi Xuân, Lộc Hà và Hồng Lĩnh như trao tặng quà cho người nghèo dịp tết, hỗ trợ đột xuất các hoàn cảnh khó khăn khi gặp nạn,…

(https://baohatinh.vn/nu-doanh-nhan-tuoi-74-tich-cuc-hoat-dong-thien-nguyen-post264524.html)

a) Công ty đang tạo việc làm thường xuyên cho gần 70 lao động với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng; riêng lái xe bình quân từ 18 đến 20 triệu đồng/người/tháng là thể hiện trách nhiệm đạo đức. 

b) Việc đổi mới phương thức hoạt động theo xu hướng công nghệ hóa quản lý; việc đặt vé, bán vé trên hệ thống phần mềm, lắp đặt camera giám sát cho tất cả các xe trong công ty không phải là trách nhiệm kinh tế. 

c) Công ty TNHH Châu Tịnh hiện có tổng vốn đầu tư 44,5 tỷ đồng; doanh thu 14 tỷ đồng mỗi năm là biểu hiện của trách nhiệm kinh tế. 

d) Công ty hỗ trợ hàng trăm triệu đồng đối với các hoạt động an sinh xã hội khác trên 3 địa bàn Nghi Xuân, Lộc Hà và Hồng Lĩnh như trao tặng quà cho người nghèo dịp tết, hỗ trợ đột xuất các hoàn cảnh khó khăn khi gặp nạn là thể hiện trách nhiệm nhân văn. 

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay