Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Sơn La
Đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Sơn La sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
SỞ GD&ĐT SƠN LA ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 4 trang) | KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN THỨ HAI NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn thi: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 1701
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là một nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Từ chối lệnh gọi nhập ngũ.
B. Trung thành với Tổ quốc.
C. Tham gia dân quân tự vệ.
D. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 2. Nhận thấy nhu cầu về hoa tươi trên địa bàn xã Q ngày càng nhiều, nhà lại ở trung tâm xã, bạn V đã bàn với bố về dự định mở cửa hàng “Hoa tươi mỗi ngày”. Nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của bạn V trong trường hợp này là từ
A. lợi thế nội tại.
B. địa điểm mua hàng.
C. sở thích kinh doanh.
D. cơ hội bên ngoài.
Câu 3. Nội dung nào sau đây là một yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa trên thị trường?
A. Thị hiếu của người sản xuất.
B. Số lượng người bán trên thị trường.
C. Kỳ vọng của người bán.
D. Thu nhập của người tiêu dùng.
Câu 4. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng đúng quy định của pháp luật là thể hiện quyền bình đẳng của công dân về nội dung nào dưới đây?
A. Cơ hội phát triển.
B. Trách nhiệm pháp lý.
C. Quyền và nghĩa vụ.
D. Trách nhiệm xã hội.
Câu 5. Quy định nhà nước có chính sách phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nội dung cơ bản của Hiến pháp về lĩnh vực nào sau đây?
A. Môi trường.
B. Xã hội.
C. Văn hóa.
D. Công nghệ.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là một chức năng của giá cả thị trường?
A. Quản lý các hoạt động mua bán, tiêu dùng.
B. Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.
C. Phân bổ lại các nguồn lực đầu tư sản xuất.
D. Điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi 7, 8
Năm 2024, quy mô kinh tế của tỉnh Sơn La đạt 76,6 nghìn tỷ đồng, gấp 1,39 lần so với năm 2020 và gấp 2,11 lần so với năm 2015; đứng ở vị trí thứ 5/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong năm 2024, toàn tỉnh cũng đã thực hiện hỗ trợ gần 51 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa 1.156 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở.
Câu 7. Việc hỗ trợ tiền xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở là thể hiện chính sách nào trong an sinh xã hội ở địa phương?
A. Bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.
B. Hỗ trợ việc làm, giảm đói nghèo.
C. Nâng cao năng lực tự đảm bảo cuộc sống.
D. Trợ giúp xã hội cho người khó khăn.
Câu 8. Số liệu 76,6 nghìn tỷ đồng thể hiện chỉ tiêu nào của kinh tế tỉnh Sơn La năm 2024?
A. Phát triển kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế.
C. Tăng trưởng khả năng sản xuất.
D. Phát triển nhà ở.
Câu 9. Mọi công dân được tạo điều kiện để phát triển tài năng, được cung cấp các thông tin về việc học tập và rèn luyện là biểu hiện nội dung nào dưới đây?
A. Nhiệm vụ của tất cả người học.
B. Quyền của công dân trong học tập.
C. Chính sách ưu đãi của nhà nước.
D. Nghĩa vụ của công dân trong học tập.
Câu 10. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động có quyền được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận con nuôi là quyền của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. An sinh xã hội.
B. Y tế cộng đồng.
C. Chăm sóc sức khỏe.
D. Tuyển dụng lao động.
Câu 11. Tính chung cả năm 2024, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở nước ta đạt 53,0 triệu người, tăng khoảng 575,4 nghìn người so với năm 2023; cả nước có khoảng 1,06 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động (2,24%), giảm 9 nghìn người so với năm trước. Nội dung nào sau đây phản ánh hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế?
A. Nảy sinh các tệ nạn xã hội do hàng triệu người không có việc làm.
B. Nguy cơ nghèo đói tăng do hàng triệu người không có thu nhập.
C. Chưa sử dụng được 1,06 triệu người lao động.
D. Gia tăng nhanh số người tự sản xuất để tự tiêu dùng.
Câu 12. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có hành vi dùng vũ lực đe dọa, cản trở việc tố cáo của công dân có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đây?
A. Phạt tù chung thân.
B. Phạt tiền từ 200.000₫ đến 300.000₫.
C. Quản chế tại địa phương.
D. Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Câu 13. Mô hình sản xuất kinh doanh do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là mô hình
A. doanh nghiệp tư nhân.
B. doanh nghiệp cổ phần.
C. doanh nghiệp dịch vụ.
D. công ty hợp danh.
Câu 14. Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm năm 2025 huyện Mường La diễn ra trong ngày 09/02/2025, đây là một hình thức của thị trường
A. việc làm.
B. tuyển dụng.
C. nhân công.
D. dịch vụ.
Câu 15. Hiến pháp 2013 quy định: Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước là nhiệm vụ của
A. Quốc hội.
B. Ủy ban Dân tộc.
C. Chủ tịch nước.
D. Mặt trận Tổ quốc.
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi 16, 17, 18
Sau 20 năm hoạt động tại Nhật Bản, hiện nay, Tập đoàn FPT coi Nhật Bản là một trong những thị trường lớn nhất của mình, với hơn 3.500 nhân viên làm việc tại 17 cơ sở ở quốc gia này. Tháng 11/2023, Tập đoàn FPT và đối tác NVIDIA đã chính ra mắt AI Factory tại Nhật Bản với mục tiêu cung cấp các dịch vụ Trí tuệ nhân tạo (AI) và Điện toán đám mây (Cloud); đặt mục tiêu phát triển đội ngũ nhân sự làm việc trực tiếp tại Nhật Bản lên 5.000 nhân viên vào cuối năm 2025 và đạt doanh thu tỷ USD đầu tiên vào năm 2027, góp phần phát triển AI có chủ quyền cho Nhật Bản.
Câu 16. Trong trường hợp Chính phủ Nhật Bản thay đổi các quy định về thương mại, đầu tư có ảnh hưởng đến hiệu lực hoặc khó khăn trong thực hiện hợp đồng thương mại đã ký kết, cách giải quyết nào say đây không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế?
A. Tích cực nghiên cứu các quy định mới để đàm phán điều chỉnh nội dung hợp đồng.
B. Đề xuất thảo luận những ảnh hưởng của thay đổi chính sách, đánh giá lại các điều khoản và tìm cách điều chỉnh hợp đồng
C. Lựa chọn tổ chức trọng tài giải quyết tranh chấp hiệu quả, đảm bảo lợi ích cân bằng cho cả hai bên.
D. Đơn phương chấm dứt hợp đồng ngay lập tức mà không cần căn cứ pháp lý hoặc căn cứ từ hợp đồng.
Câu 17. ............................................
............................................
............................................
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 23, 24
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (viết tắt là Chương trình), tỉnh Sơn La đã triển khai các giải pháp có hiệu quả. Kinh phí Chương trình đã hỗ trợ, kết nối việc làm và chuyển đổi ngành nghề cho hơn 70.600 lao động; hỗ trợ đào tạo nghề cho trên 7.800 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ ở vùng khó khăn. Các hộ dân sử dụng hiệu quả vốn vay, cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; nhiều người giúp người khác bằng những hình thức như tặng cây giống, con giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác hiệu quả để giúp các hộ nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều năm 2024 giảm còn khoảng 19,23%; tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch ước đạt 42%; tỉ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa ước đạt 98,53%; tỉ lệ hộ gia đình được sử dụng điện an toàn ước đạt 96,9%; 100% người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế.
Câu 23. Chính sách nào về an sinh xã hội đã được triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Sơn La?
A. Cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế và bảo hiểm sức khỏe.
B. Đầu tư hạ tầng phục vụ trợ giúp xã hội cho người nghèo.
C. Hỗ trợ giải quyết việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
D. Cung cấp giống cây trồng và tặng vốn ưu đãi cho người dân.
Câu 24. Trong thông tin trên, nội dung nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong thực hiện chính sách an sinh xã hội?
A. 100% người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế.
B. Các hộ dân sử dụng hiệu quả vốn vay, hỗ trợ giống, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, ổn định cuộc sống.
C. Nhiều người được hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí chuyển đổi ngành nghề và đào tạo nghề.
D. Khoảng 96,9% số hộ gia đình trên địa bàn được sử dụng điện an toàn.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Việc gia nhập WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam để tăng cường thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu, dễ dàng tiếp cận với thị trường thế giới hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp những thách thức không nhỏ khi tham gia FTA do những yêu cầu cao về công nghệ; khả năng cạnh tranh giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước; các điều kiện về vệ sinh, lao động, môi trường; hoàn thiện thể chế, pháp lý tiếp cận các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
a) Việt Nam muốn tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực, châu lục khác phải được sự nhất trí của các tổ chức kinh tế lớn.
b) Khi gia nhập WTO, các quốc gia có quyền lựa chọn đối tác, thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế.
c) Khi tham gia FTA, các nước phải thực hiện các cam kết về ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ, mở cửa thị trường đồng thời cũng thực hiện một số lĩnh vực khác không phải thương mại, hàng hóa dịch vụ như cạnh tranh, minh bạch.
d) Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tham gia FTA là do chưa chú trọng đến chuyển đổi xanh trong sản xuất.
Câu 2. Thành phố Sơn La đã triển khai hiệu quả mô hình “Chợ 4.0” tại 5 chợ có quy mô lớn trên địa bàn. Toàn bộ 729 hộ kinh doanh tại 5 chợ được hướng dẫn sử dụng các ứng dụng thanh toán điện tử, như: Viettel Money, VNPT Money, MoMo, ZaloPay, QR Pay..., tạo thuận lợi trong thanh toán, nâng cao tính minh bạch, góp phần hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch thường ngày. Nhiều người, nhất là giới trẻ, rất thích thanh toán theo phương thức chuyển khoản, vì nhanh, không cần cầm tiền mặt, lại tránh nhầm lẫn. Người bán cũng thấy yên tâm hơn, không còn lo mất tiền, tiền giả hay phải tích trữ nhiều tiền lẻ như trước. Đặc biệt, đây cũng là sự chuẩn bị của các hộ kinh doanh trong thực hiện chủ trương xóa bỏ thuế khoán và quy định bắt buộc về sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
a) Từ ngày 01/6/2025, các hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm dưới 1 tỷ đồng buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
b) Khi mua hàng, người mua lấy hóa đơn sẽ có tác dụng thúc đẩy người bán thực hiện tốt nghĩa vụ về kinh doanh và nộp thuế nhưng không đảm bảo quyền lợi của người mua.
c) Trong trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn, người bán vẫn phải lập hóa đơn để ghi nhận doanh thu và xác định số thuế phải nộp.
d) Triển khai mô hình “Chợ 4.0” giúp hoạt động kinh doanh minh bạch và góp phần hỗ trợ người dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
Câu 3. Hiện nay, Sơn La đã có hơn 8.200 ha cây trồng được công nhận sản xuất hữu cơ và sản xuất theo hướng hữu cơ, trong đó, 187 ha cây trồng được cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ; gần 400 ha cam, bưởi, lúa được chứng nhận chuyển đổi hữu cơ; cấp 216 mã số vùng trồng; xây dựng, duy trì 288 chuỗi nông sản, thủy sản an toàn; xây dựng 7 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mộc Châu, Mai Sơn và Yên Châu. Sản phẩm trái cây bảo đảm chất lượng và mẫu mã đẹp, được phân phối tại nhiều siêu thị trong nước và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc và một số quốc gia khác.
a) Một quốc gia sẽ vi phạm nguyên tắc mở cửa thị trường của Tổ chức Thương mại Thế giới nếu chỉ áp dụng các tiêu chuẩn khuyến nghị về an toàn thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới để từ chối nhập các lô hàng nông sản của Việt Nam không đáp ứng tiêu chuẩn này.
b) Việc quy hoạch vùng trồng nông sản phù hợp là một biện pháp quan trọng để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển sản xuất nông sản bền vững tại Sơn La.
c) Những chuyển biến tích cực trong áp dụng kỹ thuật canh tác đảm bảo chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu là một biểu hiện của tăng trưởng kinh tế, không phải là chỉ tiêu thể hiện sự phát triển kinh tế.
d) Để nông sản chinh phục được thị trường khó tính, người nông dân Sơn La có quyền sử dụng đa dạng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học kết hợp chất kích thích tăng trưởng để tạo ra năng suất cao và giảm chi phí tạo lợi thế cạnh tranh.
Câu 4.............................................
............................................
............................................