Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Ninh Bình
Đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Ninh Bình sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH (Đề thi gồm có 04 trang) | ĐỀ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỚP 12 THPT, GDTX LẦN THỨ BA - NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN THI: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
A. Chủ động nắm chắc các nguồn thu và chi.
B. Duy trì thói quen chi tiêu lành mạnh và tự chủ.
C. Đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng mọi nhu cầu.
D. Tiết kiệm để thực hiện mục tiêu quan trọng khác.
Câu 2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật, quản lí xã hội bằng pháp luật là thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước?
A. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
B. Kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Nguyên tắc thống nhất về quyền lực.
Câu 3. Khi doanh nghiệp tham gia các hoạt động thiện nguyện góp phần cho sự phát triển của cộng đồng là thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?
A. Trách nhiệm trung thực.
B. Trách nhiệm nhân văn.
C. Trách nhiệm pháp lí.
D. Trách nhiệm kinh tế.
Câu 4. Những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện giá trị văn hóa của con người trong tiêu dùng là nội dung của khái niệm nào?
A. Quản lí tài chính.
B. Văn hóa tiêu dùng.
C. Chi tiêu tiết kiệm.
D. Ứng xử văn minh.
Câu 5. Việc chủ thể kinh doanh xác định những nhiệm vụ cụ thể mà doanh nghiệp phải hoàn thành, những kết quả cần đạt được trong những khoảng thời gian nhất định là thực hiện bước nào trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh?
A. Xác định mục tiêu kinh doanh.
B. Đánh giá các cơ hội trong kinh doanh.
C. Phân tích các điều kiện để kinh doanh.
D. Xác định ý tưởng kinh doanh.
Câu 6. Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật là việc mọi doanh nghiệp khi kinh doanh đều phải
A. thực hiện việc san bằng lợi nhuận.
B. chia đều nguồn ngân sách quốc gia.
C. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
D. duy trì mọi phương thức sản xuất.
Câu 7. Để bảo hộ tính mạng và sức khỏe của công dân, pháp luật nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Đánh người gây thương tích.
B. Khống chế người phạm tội quả tang.
C. Bảo lãnh thân nhân phạm tội.
D. Vây bắt đối tượng đang bị truy nã.
Câu 8. Ở nước ta, những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số là thể hiện nguyên tắc nào trong hoạt động của hệ thống chính trị?
A. Tập trung dân chủ.
B. Tam quyền phân lập.
C. Dân chủ đại diện.
D. Dân chủ hình thức.
Câu 9. Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn hành vi của các chủ thể kinh tế là nội dung của quan niệm nào?
A. Cơ hội kinh doanh.
B. Văn hóa tiêu dùng.
C. Đạo đức kinh doanh.
D. Ứng xử doanh nghiệp.
Câu 10. Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. đối tượng tố cáo nặc danh.
B. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi.
C. công cụ để thực hiện tội phạm.
D. quyết định điều động nhân sự.
Câu 11. Doanh nghiệp X có doanh thu cao trong năm nhưng kê khai sai lệch thu nhập để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau khi bị cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện, doanh nghiệp X bị xử phạt hành chính và truy thu toàn bộ số tiền thuế còn thiếu. Doanh nghiệp X trốn thuế là không thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?
A. Trách nhiệm kinh tế.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm nhân văn.
D. Trách nhiệm nhân đạo.
Câu 12. Trong xã hội hiện đại, người tiêu dùng gia tăng mua hàng trên các sàn thương mại điện tử nhưng vẫn coi trọng lựa chọn sản phẩm, hàng hóa trực tiếp tại các chợ truyền thống là thể hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng ở nước ta?
A. Kế thừa truyền thống và đổi mới.
B. Xu hướng tiêu dùng xanh và sạch.
C. Tin tưởng tuyệt đối vào hàng nội địa.
D. Sự chiếm lĩnh của tiêu dùng số.
Câu 13. Bản kế hoạch bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, để thực hiện những mục tiêu tài chính của bản thân là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Kế hoạch tài chính cá nhân.
B. Kế hoạch sử dụng tín dụng.
C. Lập kế hoạch kinh doanh.
D. Quản lí thu, chi gia đình.
Câu 14. Anh T là nhân viên ngoại giao của nước X được cử đến công tác tại nước N theo quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, khi đến nước N, anh T không được miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý cá nhân và cũng không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao như quy định trong Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961. Nước N vi phạm quy định về chế độ pháp lí nào sau đây đối với anh T?
A. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc.
B. Chế độ đãi ngộ quốc gia.
C. Chế độ thương mại công bằng.
D. Chế độ đãi ngộ đặc biệt.
Câu 15. Nhận định nào không đúng về phát triển kinh tế?
A. Phát triển kinh tế là sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
B. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.
C. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến mọi mặt về kinh tế và xã hội của một quốc gia.
D. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của một quốc gia trong thời kì nhất định.
Câu 16. Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và
A. công khai danh tính cá nhân.
B. giảm nhẹ mức độ hình phạt.
C. chịu trách nhiệm pháp lý.
D. miễn trừ trách nhiệm hình sự.
Câu 17. ............................................
............................................
............................................
Đọc trường hợp và trả lời các câu hỏi 23, 24.
Anh N và anh K cùng vào nhập viện đa khoa tại tỉnh H do bị tai nạn giao thông. Các bác sĩ nhận thấy anh K có dấu hiệu nguy kịch vì bị chấn thương nặng ở vùng ngực, khó thở và có dấu hiệu tụ máu trong lồng ngực nên đã ưu tiên đưa anh K vào phòng cấp cứu trước, còn anh N do chỉ bị gãy tay nên bác sĩ đề nghị anh N chờ đợi. Bức xúc vì đang bị đau lại phải chờ đợi, anh N đã lớn tiếng xúc phạm toàn bộ nhân viên ca trực phòng cấp cứu lúc đó. Sau khi bác sĩ M giải thích rõ với anh N về tình trạng bệnh của mình và quy định thứ tự ưu tiên trong khám và chữa bệnh, anh N chấp nhận chờ đợi nhưng tâm lí vẫn không thoải mái.
Câu 23. Việc làm của các bác sĩ đối với anh K trong trường hợp trên là bảo đảm quyền nào của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?
A. Được tiếp cận thông tin về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
B. Được hưởng mọi chế độ ưu tiên khi nhập viện điều trị.
C. Được bình đẳng trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
D. Đảm bảo bí mật cá nhân trong khám bệnh, chữa bệnh.
Câu 24. Hành vi của anh N đối với toàn bộ nhân viên ca trực phòng cấp cứu tại bệnh viện tỉnh H trong trường hợp trên có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?
A. Xử phạt vi phạm hành chính.
B. Giảm các thuốc điều trị khi nằm viện.
C. Tạm dừng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng (Đ) hoặc sai (S).
Câu 1. Nước X và nước Y cùng là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhằm bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước, Bộ Công Thương nước X tiến hành điều tra việc nhập khẩu thép từ nước Y. Qua điều tra, Bộ Công Thương nước X có đủ căn cứ để khẳng định rằng thép từ nước Y bán tại nước X với giá thấp hơn giá bán tại nước Y. Điều này gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất thép nước X. Bộ Công Thương nước X đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mức thuế nhập khẩu bổ sung 15% đối với thép từ nước Y.
a) Khi có đủ căn cứ khẳng định nước Y bán phá giá mặt hàng thép, nước X có quyền tiến hành tự điều tra việc nhập khẩu thép từ nước Y là phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế.
b) Nước Y bị áp thuế chống bán phá giá không có quyền phản hồi hay yêu cầu nước X giải thích lý do áp thuế.
c) Theo quy định của pháp luật quốc tế, nước X có thể kiện nước Y lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
d) Khi bị nước X áp thuế nhập khẩu bổ sung như thông tin trên, nước Y có quyền kiện nước X vì vi phạm nguyên tắc mở cửa thị trường của Tổ chức thương mại thế giới.
Câu 2. Công ty Y do bà H làm giám đốc chuyên sản xuất đồ gia dụng thân thiện với môi trường. Công ty Y thường xuyên tổ chức tập huấn cho người lao động về quy trình sản xuất để bảo đảm an toàn lao động và tham gia các chương trình từ thiện tại địa phương. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, năm 2023, công ty Y đầu tư gần 2 tỷ đồng để thay thế toàn bộ máy móc cũ bằng thiết bị hiện đại tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, bà H khuyến khích nhân viên góp vốn thành lập các quỹ sáng kiến nhằm cải tiến sản phẩm. Sau một năm, nhờ các sáng kiến này, công ty Y mở rộng thêm 2 chi nhánh mới và tăng thu nhập cho toàn bộ người lao động trong công ty.
a) Việc công ty Y đầu tư thiết bị hiện đại để tiết kiệm năng lượng là thực hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp đối với xã hội.
b) Công ty Y tổ chức tập huấn an toàn lao động cho người lao động trong công ty là thực hiện trách nhiệm pháp lý bắt buộc.
c) Việc bà H khuyến khích nhân viên tham gia góp vốn thành lập quỹ sáng kiến khiến họ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi hoạt động của công ty.
d) Hoạt động của công ty Y tại địa phương trong thông tin trên thể hiện trách nhiệm nhân văn của doanh nghiệp đối với xã hội.
Câu 3. Chị M là chủ một tiệm bánh ngọt nhỏ tại thành phố A. Để mở rộng kinh doanh, chị M sử dụng mạng xã hội để bán hàng trực tuyến, thu nhập trung bình mỗi tháng của chị đạt 20 triệu đồng. Chị thuê thêm một số cộng tác viên bán hàng trực tuyến và trả công theo doanh số. Anh T, một cộng tác viên của chị M, tuy là người bán hàng theo thời vụ nhưng vẫn tự giác khai báo thu nhập phát sinh từ việc bán hàng của mình và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định. Một thời gian sau, chị M được cơ quan thuế yêu cầu kê khai thuế và nộp thuế theo quy định hiện hành.
a) Vì hoạt động kinh doanh trực tuyến nên chị M không cần phải kê khai thuế với cơ quan thuế.
b) Anh T là cộng tác viên bán hàng, nhưng nếu có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh, anh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế.
c) Việc chị M thuê thêm cộng tác viên và trả công cho họ mà không cần ký hợp đồng thỏa thuận là phù hợp với quy định của pháp luật.
d) Trong trường hợp chị M không có người phụ thuộc nên với doanh thu hàng tháng như thông tin trên thì chị M thuộc đối tượng phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................