Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Lai Châu

Đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Lai Châu sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

UBND TỈNH LAI CHÂU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

NĂM HỌC 2024-2025

          MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

      Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề                                                                                    

Họ, tên thí sinh:………………………………

Số báo danh:………………………………….

PHẦN I (6,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Quá trình con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội là hoạt động

A. sản xuất.   

B. phân phối. 

C. trao đổi.    

D. tiêu dùng.

Câu 2: Một trong những vai trò quan trọng của sản xuất kinh doanh là góp phần

A. thúc đẩy khủng hoảng. 

B. tàn phá môi trường. 

C. giải quyết việc làm. 

D. duy trì thất nghiệp.

Câu 3: Hình thức thực hiện pháp luật nào quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép?

A. Tuân thủ pháp luật.         

B. Sử dụng pháp luật.          

C. Thi hành pháp luật. 

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 4: Trong lĩnh vực giáo dục, Hiến pháp 2013 khẳng định phát triển giáo dục là

A. quốc sách hàng đầu. 

B. nhiệm vụ quan trọng. 

C. chính sách ưu tiên. 

D. nhiệm vụ thứ yếu.

Câu 5: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm cho cầu về hóa hóa tăng lên từ đó thúc đẩy cung về hàng hóa

A. giảm xuống.

B. tăng lên.    

C. giữ nguyên.          

D. không đổi.

Câu 6: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội là hoạt động

A. lao động.  

B. cạnh tranh.

C. thất nghiệp.

D. cung cầu.

Câu 7: Người sản xuất kinh doanh không ngừng học tập nâng cao kiến thức về lĩnh vực mình kinh doanh là góp phần hoàn thiện năng lực nào dưới đây?

A. Năng lực chuyên môn. 

B. Năng lực thực hành. 

C. Năng lực giao tiếp. 

D. Năng lực sáng tạo.

Câu 8: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước tham gia hoạt động xã hội trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan quản lý nhà nước là bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Văn hoá.   

B. Lao động. 

C. Kinh tế.     

D. Chính trị.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc bác H tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hương ước của làng, xã là thực hiện quyền

A. giám sát việc giải quyết khiếu nại.       

B. đóng góp ý kiến nơi công cộng.

C. được cung cấp thông tin nội bộ.            

D. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của phát triển kinh tế bền vững của nước ta?

A. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển.

B. Phát triển kinh tế góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước.

C. Phát triển kinh tế nhanh sẽ kéo theo việc tàn phá tài nguyên gia tăng.

D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hóa, giáo dục.

Câu 11: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng gồm những loại hình nào dưới đây?

A. Bắt buộc và vận động.

B. Tự nguyện và cưỡng chế.

C. Vận động và tự nguyện.

D. Tự nguyện và bắt buộc.

Câu 12: Nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kinh doanh gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức của chủ thể kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu được gọi là

A. kế hoạch sản xuất.

B. kế hoạch tài chính.

C. chiến lược đàm phán.

D. chiến lược kinh doanh.

Câu 13: Những khoản bắt buộc phải chi tiêu hàng tháng để phục vụ các thành viên trong gia đình được gọi là khoản chi tiêu

A. không thiết yếu.   

B. đặc biệt.    

C. thiết yếu.   

D. quá xa xỉ.

Câu 14: Quyền quyết định đối với tài sản như bán, tặng, cho được gọi là quyền nào dưới đây?

A. Quyền sử dụng.   

B. Quyền định đoạt. 

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Câu 15: Việc làm nào sau đây phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

B. Khai thác cạn kiệt khoáng sản.

C. Tăng cường nhập khẩu phế liệu.

D. Chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Đọc thông tin để trả lời câu hỏi 22,23,24 dưới đây

Công ty H là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh tư vấn, nhận thầu các công trình xây dựng. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện Công ty H do ông Q quản lý, điều hành đã không xuất hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, không ghi nhận doanh thu và kê khai báo cáo quyết toán thuế đối với 53 hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng đã được các chủ đầu tư dự án nghiệm thu, thanh lý hợp đồng với tổng số tiền đã bao gồm thuế giá trị gia tăng là 1.446.685.000 đồng và lập chứng từ không hợp pháp để thanh toán tiền lương không đúng thực tế đối với 10 lao động của Công ty H với số tiền là 403.750.000 đồng, để trốn thuế tổng số tiền là 191.678.956 đồng.

Câu 22: Hành vi của ông Q đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.         

C. Sử dụng pháp luật. 

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 23: Ông Q đã không thực hiện nghĩa vụ nào của công dân về nộp thuế? 

A. Kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật.          

B. Chấp hành kiểm tra, thanh tra thuế.

C. Tôn trọng quyền và nghĩa vụ nộp thuế của người khác.   

D. Chấp hành đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Câu 24: Theo quy định của pháp luật, hành vi trốn thuế của ông Q có thể bị chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? 

A. Phạt tiền.  

B. Cảnh cáo.   

C. Phạt tù.      

D. Cấm hoạt động.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, cũng như trước những thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân ở nước ta, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, năm 2024 GDP nước ta đạt mức 7,09%, vượt mục tiêu 6-6,5% đã đề ra, là mức tăng trưởng rất tích cực. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%, đóng góp 5,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,24%, đóng góp 45,17%; khu vực dịch vụ tăng 7,38%, đóng góp 49,46%. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 11,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,64%; khu vực dịch vụ chiếm 42,36%. Với kết quả đạt được của nền kinh tế nước ta trong năm 2024 đã góp phần khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, tạo việc làm, nâng cao mức sống của người dân, tăng cường phúc lợi xã hội, phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

(Theo Wb: https://tapchinganhang.gov.vn/nam-2024-nen-kinh-te-viet-nam-dat-muc-tang-truong-709-15095-15095.html&link=autochanger)

a) Năm 2024, GDP nước ta đạt mức 7,09% là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. 

b) Năm 2024, GDP nước ta đạt mức 7,09% là chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân của phát triển kinh tế.

c) Sự thay đổi tỉ trọng của các ngành kinh tế là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực trong tăng trưởng kinh tế.

d) Với kết quả đạt được của nền kinh tế nước ta trong năm 2024 đã góp phần là thể hiện vai trò của phát triển kinh tế.

Câu 2: Nhờ có thẻ Bảo hiểm y tế, mẹ của T được hưởng mức chi trả 80% chi phí khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế đúng tuyến. Mẹ anh T là công nhân về hưu và đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hơn 20 năm nên đã được hưởng nhiều quyền lợi như trợ cấp thai sản, trợ cấp thất nghiệp và được hưởng lương hưu khi nghỉ hưu. Anh trai của T làm việc trong công ty xây dựng, công ty đó đã đăng kí bảo hiểm tai nạn lao động. Tuy nhiên do công ty không tuân thủ các quy định về thời gian đóng bảo hiểm và quy trình quản lý nên khi anh trai của T gặp tai nạn ở công trường đã gặp nhiều trục trặc khi nhận trợ cấp tai nạn lao động. Sau này, T đã tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ và khuyên anh trai tham gia thêm một gói bảo hiểm nhân thọ để được bảo vệ khi gặp rủi ro về sức khỏe và để tích lũy tài chính.

a) Bảo hiểm y tế giúp mẹ của T giảm bớt các chi phí khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế. 

b) Công ty xây dựng đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình đối với anh trai của T. 

c) Bảo hiểm xã hội đã giúp mẹ T được được hưởng các quyền lợi ở các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. 

d) T khuyên anh trai tham gia thêm một gói bảo hiểm nhân thọ để bù đắp một phần thu nhập khi bị mất việc làm. 

Câu 3: Giữa năm 2023, tàu khảo sát của nước M đã cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước G, vùng đặc quyền được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng đã đàm phán nhiều lần với phía nước M và triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp của nước G nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đất nước. Phát ngôn Bộ Ngoại giao nước G nhấn mạnh: “Nước G yêu cầu các cơ quan liên quan phía nước M tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, chấm dứt ngay hoạt động xâm phạm, rút tàu khảo sát và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển nước G; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước G, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển ở biển Đông, đóng góp vào việc phát triển quan hệ giữa hai nước”.

a) Tàu khảo sát cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ của nước M đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

b) Tàu khảo sát cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ của nước M có quyền khảo sát, khai thác nguồn lợi ở vùng đặc quyền kinh tế của nước G.

c) Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng nước G đã thực hiện đúng quy định của luật pháp quốc tế, luật pháp của nước mình.

d) Nước M cần tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). 

Câu 4: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay