Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Thái Bình
Đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Thái Bình sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH Đề gồm 03 trang Mã đề 0701 | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2024-2025 Môn: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể phát đề) |
PHẦN I. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24; mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của quốc gia, chịu sự quản lý bằng pháp luật của nhà nước ở quốc gia đó được gọi là
A. dân cư địa phương.
B. dân cư quốc gia.
C. dân số thổ cư.
D. dân số nội địa
Câu 2. Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có
A. tỉnh phi lợi nhuận.
B. tính sáng tạo.
C. tính nhân đạo.
D. tính xã hội.
Câu 3. Anh K là kỹ sư trong một doanh nghiệp lắp ráp ô tô. Do có sáng kiến cải tiến kỹ thuật được công nhận nên anh K được giám đốc thường nóng số tiền 30 triệu đồng. Vậy số tiền thưởng đó thuộc nguồn thu nhập nào dưới đây trong gia đình anh K?
A. Thụ động.
B. Chủ động.
C. Ôn định.
D. Ngoài dự kiến.
Câu 4. Trong nền kinh tế hoá dịch vụ cũng thị trường, khi thu nhập trung bình của người tiêu dùng tăng thì cầu về hàng
A. không biến động.
B. không thay đổi.
C. có xu hướng tăng.
D. luôn cân bằng nhau.
Câu 5. Mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%) phản ánh nền kinh tế đang ở
A. vừa phải.
B. phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. mất kiểm soát.
Câu 6. Những người không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ mà đã bị xử phạt hành chính nếu còn vi phạm thì có thể bị xử phạt tù từ
A. 3 tháng đến 2 năm.
B. 3 tháng đến 5 năm.
C. 3 tháng đến 10 năm.
D. 3 tháng đến 20 năm.
Câu 7. Ở nước ta hiện nay, chính sách nào dưới đây không thuộc hệ thống chính sách an sinh xã hội cơ bản?
A. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội.
C. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo.
D. Chính sách trợ giúp xã hội.
Câu 8. Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là quyền nào dưới đây?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền tranh chấp.
C. Quyền khai thác.
D. Quyền định đoạt.
Câu 9. Công dân tham gia thảo luận các công việc quan, đơn vị là đã thực hiện quyền nào dưới đây? chung của đất nước, của địa phương hoặc của cơ
A. Quyền tự quyết mang tính dân tộc.
B. Quyền bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc
C. Quyền quyết định công việc địa phương.
D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án.
C. Không ai bị bắt nếu không có phê chuẩn của Viện kiểm sát.
D. Công dân phạm tội quả tang thì không có quyền được bắt.
Câu 11. Quản lí thu nhập trong gia đình là quá trình xác định, theo dõi và tối ưu hoá các nguồn thu nhập nhằm đảm bảo các mục tiêu tài chính nào dưới đây?
A. Chủ động, trung hạn.
B. Thụ động và chủ động.
C. Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
D. Ngắn hạn và dài hạn, thụ động.
Câu 12. Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác của đời sống xã hội là hoạt động
A. phân phối.
B. tiêu dùng
C. sản xuất.
D. trao đổi.
Câu 13. Ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo vay vốn để sản xuất, kinh doanh từng bước thoát nghèo, thuộc dịch vụ tín dụng nào sau đây?
A. Ngân hàng.
B. Tiêu dùng.
C. Nhà nước.
D. Thương mại.
Câu 14. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện theo nhiều cấp độ khác nhau như
A. đối thoại đa phương, đối thoại khu vực, đối thoại toàn cầu.
B. kết nối toàn diện, kết nối song phương và kết nối toàn cầu.
C. hội nhập song phương, hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu.
D. hội nhập song phương, hội nhập đa phương, hội nhập toàn diện.
Câu 15. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về
A. dấu hiệu nghi ngờ phạm tội.
B. hành vi vi phạm của mình.
C. lời khai nhân chứng cung cấp.
D. tiến trình phục dựng hiện trường.
Câu 16. Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, văn bản pháp luật nào dưới đây có giá trị pháp lý cao nhất?
A. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân.
B. Luật nhà nước.
C. Luật tổ chức Quốc hội.
D. Hiến pháp.
Câu 17. ............................................
............................................
............................................
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 23, 24.
Năm 2023 sau khi dừng tham gia BHXH bắt buộc ông H đã bỏ số tiền hơn 44 triệu đồng đóng BHXH tự nguyện những năm còn thiếu để được hưởng lương hưu. Ông chia sẻ: “Lúc trước làm việc, tôi cũng có tham gia BHXH, do điều kiện gia đình, tôi xin nghỉ và đã hưởng một lần. Số tiền nhận khi đó cũng giúp tôi làm được một số việc nhưng cũng chẳng được bao lâu. Đến khi sau này đi làm lại và tham gia BHXH, lúc gần nghỉ việc do hết tuổi lao động, quá trình tham gia BHXH của mình chỉ được 18 năm 02 tháng chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí. Tôi đã suy nghĩ, rút kinh nghiệm lần trước nên đã quyết định đóng BHXH tự nguyện số năm còn thiếu để hưởng lương hưu. Tiền lương hưu hàng tháng cũng đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày, mình còn được cấp thẻ BHYT để đi khám bệnh, mà lớn tuổi rồi sức khỏe xuống có khi ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Nên tính ra việc nhận lương hưu nó bảo đảm hơn cho bản thân mình khi về già."
Câu 23. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với ông H?
A. Được chăm sóc sức khỏe trọn đời.
B. Được hưởng trợ cấp ốm đau.
C. Ổn định thu nhập khi về giá.
D. Được hưởng chế độ tử tuất.
Câu 24. Ông H là đối tượng đã tham gia những loại hình bảo hiểm nào dưới đây?
A. Bảo hiểm con người, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bắt buộc.
B. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm con người.
C. Bảo hiểm xã hội tự nguyện, bắt buộc và bảo hiểm y tế. maccabin but
D. Bảo hiểm thân thể, tài sản và bảo hiểm thương mại.
PHẦN II. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4; trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Thái Lan và Việt Nam là hai nước có bờ biển đối diện, đều có quyền mở rộng vùng biển của mình theo đúng quy định của công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, do đó đã tạo ra một vùng chồng lấn tại Vịnh Thái Lan. Ngày 9/8/1997, Hiệp định phân định ranh giới giữa Việt Nam và Thái Lan đã được ký kết, chấm dứt một thời gian dài tranh cãi về việc giải thích và áp dụng Luật biển trong phân định vùng chồng lấn có liên quan giữa hai nước.
a) Luật biển năm 1982 là văn bản mang tính pháp luật quốc tế.
b) Hiệp định phân định ranh giới giữa Việt Nam và Thái Lan có giá trị tương đương một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế.
c) Thái Lan và Việt Nam đã thực hiện tốt nguyên tắc giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
d) Pháp luật quốc tế đã góp phần cùng cố mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Thái Lan.
Câu 2. Tháng 3 năm 2024 tại tỉnh H, ông Q kí hợp đồng thuê căn nhà của ông P trong thời hạn 10 năm để mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống. Ông Q đã đầu tư cải tạo, sửa chữa, cơi nới lại ngôi nhà của ông P đồng thời lắp đặt thêm nhiều thiết bị để phục vụ công việc kinh doanh mới mà không có thỏa thuận với ông P. Quá trình kinh doanh nhà hàng, ông Q đã bị tổ trưởng tổ dân phố ở đó lập biên bản về hành vi làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của những người xung quanh.
a) Ông Q không vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
b) Ông P cho ông Q thuê nhà tức là đã chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng ngôi nhà từ ông P sang ông Q.
c) Hành vi làm mất trật tự vệ sinh môi trường khi ông Q tiến hành hoạt động kinh doanh là vi phạm nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh.
d) Ông Q đã được thực hiện quyền của công dân về kinh doanh.
Câu 3. Doanh nghiệp X kinh doanh trong ngành hàng xuất khẩu thủy hải sản. Doanh nghiệp quan tâm tạo việc làm thường xuyên cho người lao động với mức lương thưởng xứng đáng và xây dựng một môi trường lao động an toàn, thông thoáng, bảo đảm sức khỏe. Vì vậy, năng suất lao động trong doanh nghiệp khá cao; sản phẩm bảo đảm chất lượng, khách hàng rất tinh tưởng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận ngày một tăng; qua đó việc đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng đầy đủ và đúng hạn.
a) Doanh nghiệp X tạo việc làm thường xuyên cho người lao động với mức lương, thưởng xứng đáng là thực hiện trách nhiệm kinh tế.
b) Doanh nghiệp X đóng góp cho ngân sách nhà nước đầy đủ và đúng hạn là thực hiện trách nhiệm
pháp lý.
c) Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp X xây dựng một môi trường lao động an toàn, thông thoáng, bảo đảm sức khỏe là thực hiện trách nhiệm nhân văn/từ thiện, tình nguyện.
d) Doanh nghiệp X đưa ra các sản phẩm bảo đảm chất lượng, khách hàng rất tinh tưởng là thực hiện trách nhiệm kinh tế.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................