Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Thanh Hoá (2)

Đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá (2) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO    THANH HÓA

ĐỀ CHÍNH THỨC

Mã đề: 1806

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 

(LẦN 2) NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ - PHÁP LUẬT

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

(Đề có 04 trang)                                            

Họ, tên thí sinh:....................................................; Số báo danh:..................................................

     Chữ ký của giám thị 1: ........................................; Chữ ký của giám thị 2: ..............................…

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. 

Câu 1. Yếu tố nào sau đây hợp thành cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Thông tư.

B. Nghị quyết.

C. Ngành luật.

D. Quyết định.

Câu 2. Đối với việc củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia, phát triển kinh tế có vai trò là

A. tiền đề tư tưởng.

B. tiền đề vật chất.

C. tiền đề thứ yếu.

D. tiền đề chủ quan.

Câu 3. Bối cảnh nào sau đây mang lại cơ hội kinh doanh tốt nhất?

A. Cung sản phẩm tăng cao hơn so với nhu cầu xã hội.

B. Lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp tăng lên.

C. Cung sản phẩm thiếu hụt so với nhu cầu xã hội.

D. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng lên.

Câu 4. Cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế là một trong những nội dung của

A. vai trò của pháp luật quốc tế.

B. hội nhập kinh tế song phương.

C. hội nhập kinh tế quốc tế.

D. khái niệm pháp luật quốc tế.

Câu 5. Trong nền kinh tế, lạm phát được phân chia thành

A. lạm phát ngắn hạn, lạm phát trung hạn và dài hạn.

B. lạm phát thấp, siêu lạm phát và lạm phát bền vững.

C. lạm phát ổn định, lạm phát bền vững và siêu lạm phát.

D. lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

Câu 6. Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Công khai hộp thư điện tử của bản thân.         

B. Tự ý tiêu hủy thư tín của mình.

C. Tự ý tiêu hủy thư tín của người khác.  

D. Công khai tổng thu nhập của bản thân.

Câu 7. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về

A. quan hệ cá nhân.

B. nguồn gốc xuất thân.

C. điều kiện gia đình.

D. điều kiện sản xuất.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe khi

A. đánh người gây thương tích.

B. giam giữ người trái pháp luật.

C. khống chế người phạm tội.

D. xúc phạm danh dự người khác.

Câu 9. Bước khởi đầu trong việc lập kế hoạch kinh doanh là các chủ thể phải xác định được

A. cơ hội kinh doanh.

B. chiến lược kinh doanh.

C. mục tiêu kinh doanh.

D. ý tưởng kinh doanh.

Câu 10. Một trong những chức năng cơ bản của thị trường là

A. trung gian.

B. cung ứng.

C. thừa nhận.

D. đo lường.

Câu 11. Sự thỏa thuận giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động về tiền công, tiền lương và các điều kiện làm việc khác là nội dung của khái niệm

A. thị trường việc làm.

B. thị trường lao động.

C. thị trường tài chính.

D. thị trường công nghệ.

Câu 12. Để mua quà chúc mừng sinh nhật mẹ trong tháng tới, em nên lựa chọn loại kế hoạch tài chính nào sau đây?

A. Kế hoạch dài hạn.

B. Kế hoạch vô hạn.

C. Kế hoạch ngắn hạn.

D. Kế hoạch trung hạn.

Câu 13. Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người vay theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn

A. đủ số vốn ban đầu.

B. cả vốn gốc và lãi.

C. phần lãi phải trả.

D. phần lãi tăng thêm.

Câu 14. Theo quy định của pháp luật, khi tham gia bầu cử, ứng cử công dân có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất.

B. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.

C. Tôn trọng người sao chép nội dung phiếu bầu.

D. Nhờ người khác bỏ phiếu bầu cử thay mình.

Câu 15. Theo quy định của pháp luật, mức hình phạt cao nhất đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự là

A. truy cứu trách nhiệm hình sự.

B. truy cứu trách nhiệm dân sự.

C. cảnh cáo và xin lỗi công khai.

D. xử phạt lên tới 50 triệu đồng.

Câu 16. ............................................

............................................

............................................

Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi 22,23,24

Khi phát hiện bố mình là ông K bị hôn mê, anh S cùng mẹ là bà G và hàng xóm là ông Q nhanh chóng đưa ông K vào bệnh viện gần nhà. Tại bệnh viện sau khi sơ cứu cho ông K, anh H là bác sĩ phụ trách đã tư vấn gia đình anh S đưa ông K đi điều trị ở bệnh viện tuyến trên với lí do tình trạng bệnh của ông K vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện. Cho rằng anh H và bệnh viện này làm ăn tắc trách nên anh S đã hành hung bác sĩ H. Bà G sau khi chửi mắng anh H, đã gọi điện cho người thân trong gia đình đến để gây sức ép với bệnh viện.

Câu 22. Theo quy định của pháp luật, anh S có quyền nào sau đây?

A. Được thông tin, giải thích về tình trạng sức khoẻ của ông K.

B. Được tham gia trực tiếp về khám bệnh, chữa bệnh cho ông K.

C. Được bảo vệ an toàn khi hành nghề khám, chữa bệnh.

D. Được đào tạo để nâng cao năng lực khám, chữa bệnh.

Câu 23. Theo quy định của pháp luật, bác sĩ H có quyền nào sau đây?

A. Quyết định việc chẩn đoán, phương pháp điều trị cho ông K.

B. Khám bệnh cho ông K khi chưa có giấy phép hành nghề.

C. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho ông K.

D. Yêu cầu bệnh nhân đến cửa hàng nhà mình mua thuốc.

Câu 24. Chủ thể nào sau đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ chăm sóc sức khoẻ?

A. Ông K, bà G và anh H.

B. Anh S và ông Q.

C. Ông K và bà G.

D. Ông Q, anh H và ông K.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước. Theo đó, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 476,3 tỷ USD; GDP bình quân đầu người năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm 2023. Tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước. Điểm đáng lưu ý về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2024, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 119,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 144,3 tỷ USD. Thứ ba, thu hút FDI là điểm sáng của khu vực, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2024 ước đạt 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2024. Theo số liệu Cục đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hết năm 2024, cả nước có hơn 233,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với năm trước; bình quân mỗi tháng có gần 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động

(https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/1047302/kinh-te-viet-nam-nam-2024-va-trien-vong-nam-2025.aspx)

a) Trong thông tin trên năm 2024 Mỹ và Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quá trình hợp tác kinh tế song phương.

b) Năm 2024, cả nước có hơn 233,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động đây là nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh.

c) FDI là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2024 ước đạt 25,35 tỷ USD đây là một trong những chỉ tiêu của phát triển kinh tế.

d) GDP theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 476,3 tỷ USD đây là chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau:

Thời gian gần đây, những thảm hoạ môi trường và hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, cùng với những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hơn trong việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, chủ động đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất xanh. Ngoài ra các doanh nghiệp còn tích cực tham gia hỗ trợ các chương trình thiện nguyện vì môi trường.... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn tích cực tham gia hoạt động "Vì người nghèo" và các chương trình an sinh xã hội. Theo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong hơn 2 năm (năm 2020 - tháng 6/2022), Uỷ ban đã tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ quỹ "Vì người nghèo" và thực hiện an sinh xã hội được trên 19.313 tỉ đồng, trong đó: quỹ "Vì người nghèo" 4 cấp vận động được trên 3.865 tỉ đồng, vận động các doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ chương trình an sinh xã hội trực tiếp các địa phương trên 15.448 tỉ đồng. 

(Dữ liệu trên Trang thông tin Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày 26-10-2022)

a) Việc các doanh nghiệp chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất xanh là đang thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ chăm sóc sức khoẻ.

b) Doanh nghiệp áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, chủ động đổi mới công nghệ là đang thực hiện quyền của công dân về kinh doanh.

c) Việc các doanh nghiệp tích cực tham gia hỗ trợ các chương trình thiện nguyện vì môi trường là đang thực hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp.

d) Trong thông tin trên, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã ủng hộ chương trình “ Vì người nghèo” trong hơn 2 năm được trên 19.313 tỉ đồng.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau:

Theo kết quả của cuộc điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Tổng cục thống kê năm 2023, cả nước có 3.122 hộ xảy ra bạo lực gia đình với hơn 3.240 vụ, trong đó, bạo lực thân thể xảy ra nhiều nhất với 1.520 vụ, tiếp đến là bạo lực tinh thần 1.404 vụ, bạo lực kinh tế 230 vụ và bạo lực tình dục 110 vụ. Có 3.193 nạn nhân của bạo lực gia đình, gồm có 2.628 nữ và 565 nam. 

Còn theo khảo sát chỉ số mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam về trẻ em và phụ nữ năm 2020 – 2021 cho thấy, hơn 72% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 10-14 đã từng bị kỷ luật bạo lực; 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1 – 14 cho biết đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình. 

(Nguồn:https://consosukien.vn/day-lui-bao-luc-gia-dinh-tren-co-so-thuong-ton-phap-luat-va-chinh-sach-nhat-quan.htmngày10/06/2024;https://www.quanlynhanuoc.vn/2023/11/07/bao-luc-tre-em-trong-gia-dinh hien-nay-thuc-trang-va-giai-phap/)                                               

a) Hành vi bạo lực gia đình trong thông tin trên chỉ vi phạm nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

b) Trong thông tin trên nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.

c) Con cái trong gia đình có quyền được cha mẹ yêu thương, tôn trọng và được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

d) Nạn nhân bạo lực gia đình sẽ được hưởng chính sách bảo hiểm trong hệ thống an sinh xã hội.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay