Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 4
Bộ đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
ĐỀ SỐ 04 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế nếu tăng trưởng kinh tế không hợp lý sẽ tác động như thế nào tới việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?
A. Không tác động tới sự phát triển.
B. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
C. Kìm hãm và tác động tiêu cực
D. Thúc đẩy và tạo động lực
Câu 2: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền?
A. Sử dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
C. Áp dụng pháp luật
D. Thi hành pháp luật
Câu 3: Toàn bộ trách nhiệm mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tư cách pháp lí của doanh nghiệp.
B. Hoạt động kinh tế của donah nghiệp.
C. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
D. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Câu 4: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các hình thức nào dưới đây?
A. Trách nhiệm kinh tế; trách nhiệm pháp lí; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm từ thiện, tình nguyện
B. Trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm không bắt buộc; trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm đạo đức
C. Trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm tự nguyện; trách nhiệm vì cộng đồng
D. Trách nhiệm xã hội; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm vì cộng đồng; trách nhiệm không bắt buộc
Câu 5: Nội dung nào sau đây không thể hiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
A. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế
B. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hướng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
C. Nữ cán bộ công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ
D. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều có cơ hội học tập như nhau
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền vi phạm quy chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Trách nhiệm pháp lý
B. Quyền
C. Nghĩa vụ pháp lý
D. Nghĩa vụ
Câu 7: Quan điểm nào dưới đây giải thích vì sao một quốc gia có thể đạt được tăng trưởng kinh tế cao nhưng lại không có sự cải thiện đáng kể về mức sống của người dân?
A. Tăng trưởng kinh tế thường tập trung vào việc nâng cao năng suất lao động, không liên quan đến mức sống của người dân
B. Tăng trưởng kinh tế có thể không được phân phối đồng đều, dẫn đến bất bình đẳng thu nhập trong xã hội
C. Tăng trưởng kinh tế thường chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp lớn, không tác động đến người dân
D. Mức sống của người dân chỉ phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ công, không liên quan đến tăng trường kinh tế
Câu 8: Hoạt động dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm đóng một khoản phí cho tổ chức bảo hiểm để hưởng được bồi thường hoặc chi trả bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bảo tức
B. Tin dụng
C. Bảo hiểm
D. Tài chính
Câu 9: Theo quy định của pháp luật “ Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác". Nội dung này được quy định tại
A. Điều 31, Hiến pháp 2013
B. Điều 32, Hiến pháp 2013
C. Điều 30, Hiến pháp 2013
D. Điều 19, Hiến pháp 2013
Câu 10: Hành vì không đăng kí thánh lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng kí theo quy định buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục nào sau đây?
A. Buộc đăng kí thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật
B. Buộc đăng kí thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh
C. Chấm dứt hoạt động kinh doanh và nộp lại số lợi có được từ hoạt động kinh doanh
D. Buộc đăng kí thành lập hộ kinh doanh theo quy định và nộp lại số lợi có được từ hoạt động kinh doanh
Câu 11: Em đồng tình với nhận định nào sau đây về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải đóng thuế đầy đủ để giúp Nhà nước thực hiện các chức năng quản lí và có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội
B. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết thực hiện đạo đức kinh doanh, tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, tạo việc làm cho người lao động, sản xuất, kinh doanh có lợi nhuận, tự nguyện đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững
C.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là bắt buộc phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và tự nguyện cam kết đóng góp vào các chương trình an sinh xã hội, thực hiện các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ cộng đồng và xã hội
D.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác và tự nguyện làm từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do hoạt động sản xuất, kinh doanh làm tổn hại cho xã hội
Câu 12: Hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh sẽ phải chịu hậu quả pháp lí nào sau đây?
A. Phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
B. Phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
C. Tước giấy phép kinh doanh
D. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Mọi công dân đều có quyền bắt, giam giữ người nếu thấy cần thiết
B. Tùy tiện bắt, giam giữ người khác là hành vi vi phạm pháp luật
C. Việc bắt giữ người phải tuân thủ trình tự do pháp luật quy định
D. Mọi công dân đều có quyền bắt người đang bị truy nã toàn quốc
Câu 14: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi, trong đó lao động có đặc trưng nào dưới đây chiếm ưu thế trong tuyên dụng?
A. Lao động được đào tạo
B. Lao động không qua đào tạo
C. Lao động giản đơn
D. Lao động có trình độ thấp
Câu 15: Tại thị trường xe điện Việt Nam, các hãng xe đua nhau tung ra các mẫu xe máy điện mới với thiết kế đa dạng và tính năng hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ pin và động cơ điện, xe máy điện ngày càng trở nên hiệu quả và tiện lợi và mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất xe điện. Nhờ sự phát triển này, thị trường xe máy điện tại Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Thông tin trên cho thấy, các nhà sản xuất đua nhau tung ra những mẫu xe máy điện chất lượng cao nhằm
A. Đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư
B. Phát triển kinh tế quốc dân
C. Thu lợi nhuận cho người kinh doanh
D. Tăng cường sử dụng nguồn nhiên liệu
Đọc thông tin và trả lời các câu 16, 17:
Từ năm 2012 - 2019, Chính phủ đã hỗ trợ hơn 343 nghìn tấn gạo (cứu đói giáp hạt và nhân dịp Tết Nguyên đán hằng năm) cho khoảng 18,4 triệu nhân khẩu thiếu lương thực, hỗ trợ hơn 3.700 tỷ đồng để các địa phương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Năm 2019, Quỹ BHYT đã chỉ trả cho 186 triệu lượt người khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT. Nhiều trường hợp được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lên đến hàng tỷ đồng. Cả nước hiện có trên 3,1 triệu người hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hằng tháng. Quỹ BHXH chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mỗi năm cho từ 6-10 triệu lượt người. Theo em, việc chi trả khám bệnh, chữa bệnh và chế độ ốm đau, thai sản,...
Câu 16: Việc hỗ trợ trong thông tin trên của Chính phủ thuộc chính sách nào của hệ thống an sinh xã hội?
A. Chính sách bảo hiểm
B. Chính sách trợ giúp xã hội
C. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản
D. Chính sách hỗ trợ việc làm, thu nhập và giảm nghèo
Câu 17: Chính sách nào thông tin trên được đề cập đến trong hệ thống an ninh xã hội?
A. Chính sách bảo hiểm
B. Chính sách trợ giúp xã hội
C. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản
D. Chính sách hỗ trợ việc làm thu nhập và giảm nghèo
Câu 18: ............................................
............................................
............................................
Câu 24: Nếu em là doanh nghiệp Việt Nam để vươn ra thị trường thế giới, hội nhập nền kinh tế quốc tế thì em cần làm gì?
A. Đầu tư sản phẩm công nghệ cao, thân thiện môi trường
B. Nhập linh kiện nước ngoài về lắp ráp gắn nhãn hiệu Việt Nam
C. Sản xuất thật nhiều hàng hóa, bỏ qua yếu tố môi trường
D. Phân phối sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong nước
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Đọc thông tin sau:
Chính sách mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam là một trong những trọng tâm chiến lược trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng hành lang pháp lý minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, và hỗ trợ doanh nghiệp đã được áp dụng, cùng với việc cải cách hành chính nhằm giảm thiểu thủ tục và chi phí cho nhà đầu tư. Việt Nam cũng chủ động tham gia kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các hiệp định thế hệ mới như CPTPP và EVFTA, mở ra cảnh cửa hội nhập sâu rộng hơn với các thị trường lớn trên toàn cầu. Nhờ các chính sách này, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam không ngừng tăng trưởng, đóng góp quan trọng vào việc tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu và chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
a) Việt Nam dựa vào chính sách thuế là chủ yếu
b) FDI đóng góp vào việc tạo việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
c) Các cải cách hành chính tại Việt Nam không ảnh hưởng đến quá trình thu hút FDI
d) Việt Nam đã cải thiện môi trường kinh doanh từ sau Đổi mới năm 1986
Câu 2: Đọc thông tin sau:
Nhà văn hóa của tổ dân phố 8 đã xuống cấp nghiêm trọng, diện tích bé, không có sẵn, mỗi lần họp tổ, mọi người đến đông phải đứng cả bên ngoài, rất vất vả. Do đó, UBND thành phố đã quyết định cấp kinh phí và một phần ô đất rộng hơn để xây dựng nhà văn hóa mới cho tổ dân phố. Quá trình xây dựng được chính quyền địa phương và nhân dân cùng giám sát chặt chẽ. Mọi khoản chỉ cho quá trình xây dựng cũng được công khai rất minh bạch. Sau một thời gian gấp rút xây dựng, người dân trong tổ dân phố đã có nhà văn hóa mới khang trang, với đầy đủ trang thiết bị đúng chuẩn quy định, còn có một phần sân rộng làm nơi giao lưu thể thao, vui chơi của người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Việc xây dựng nhà văn hóa thể hiện sự dồng lòng của người dân với chính quyền địa phương, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.
a) Nguồn vốn chỉ cho việc xây dựng nhà văn hóa của tổ dân phố 8 lấy từ ngân sách nhà nước
b) Việc giám sát quá trình xây dựng nhà văn hóa của chính quyền địa phương và người dân là không cần thiết vì công trình này do UBND thành phố làm chủ đầu tư
c) Việc công khai minh bạch các khoản xây dựng nhà văn hóa là không đùng với quy định
d) Nhà văn hóa mới sẽ do chính quyền tổ dân phố 8 quản lý, bảo quản, giữ gìn. Người dân trong tổ dân phố sẽ là đối tượng sử dụng nhà văn hóa mới và có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản.
Câu 3: Đọc thông tin sau:
Báo tiền phong thông tin: hàng chục người nhập viện sau khi ăn bánh mì Phượng ở Hội An. Hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng sốt cao, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần và kéo dài. Theo lời kể của các bệnh nhân, họ đều có ăn bánh mì Phượng. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã lập đoàn kiểm tra tiệm bánh mì Phượng ở TP. Hội An. Kết quả ban đầu, khu vực sơ chế chưa đảm bảo vệ sinh, chưa phân biệt giữa khu vực bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu vực sơ chế, chế biến và khu vực khác. Quán không lưu bánh mì, sốt trứng gà tươi trong số lượng món ăn trong 1 ngày. Cơ sở này không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh (thùng rác tại khu vực sơ chế, chế biến không có nắp đậy). Các dụng cụ sơ chế, chế biến chưa đảm bảo vệ sinh (máy xay thịt). Thức ăn nghỉ ngờ gây ngộ độc bao gồm bánh mì (pa tê, thịt xíu gồm thịt và nước, xíu mại, rau răm, rau húng, hành, xà lách, sốt trứng gà tươi (trứng gà + dầu ăn), dưa leo, đu đủ chua, chả heo). Ngày 11/9/2023, cơ sở này đã bán 1.920 ổ bánh mi. Chiều 13/9, của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam cần chỉ đạo tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở Bánh mì Phượng, kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở, truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ để xét nghiệm, điều tra xác định rõ căn nguyên vụ việc.
a) Chỉ cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã lập đoàn kiểm tra tiệm bánh mì Phương ở TP. Hội An thể hiện vai trò phương tiện quản lí xã hội của pháp luật
b) Cơ sở kinh doanh bánh mì Phượng chưa thể hiện đúng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng
c) Việc tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở Bánh mì Phượng đã gây ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của cơ sở này, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp
d) Ngoài trách nhiệm kinh tế, cơ sở kinh doanh bánh mì Phương chưa thực hiện đúng các trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm nhân văn
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................