Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 24

Bộ đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

ĐỀ SỐ 41 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: Giáo dục kinh tế và pháp luật

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Thí sinh lưu ý từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vai trò tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc những người sản xuất vì giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng

A. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.

B. xả trực tiếp chất thải ra môi trường.

C. đầu tư đổi mới công nghệ.

D. bán hàng giả gây rối thị trường.

Câu 2. Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng chỉ tiêu nào dưới đây?

A. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

B. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

C. Tỷ lệ thất nghiệp

D. Mức tăng trưởng dân số

Câu 3. Theo Điều 55 Luật Việc làm năm 2013, một trong những điều kiện để người lao động được hỗ trợ học nghề là đã đóng bảo hiểm thất nghiệp với mức thời gian đóng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật

A. từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng.

B. từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng.

C. từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 09 tháng.

D. từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng.

Câu 4. Loại hình thất nghiệp được phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống được gọi là

A. thất nghiệp tạm thời.

B. thất nghiệp chu kỳ.

C. thất nghiệp cơ cấu.

D. thất nghiệp tự nguyện.

Câu 5. Khi tham gia vào thị trường việc làm người lao động thỏa thuận những nội dung về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc với

A. các tổ chức đoàn thể.

B. người sử dụng lao động.

C. người lao động.

D. đại diện công đoàn.

Câu 6. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây thể hiện rõ nhất đặc điểm tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật?

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. tuân thủ pháp luật

Câu 7. Anh H là lao động đã làm việc tại bộ phận xử lí hoá chất tại Công ty X được 03 năm. Hằng năm, anh đều được công ty cho đi khám sức khoẻ định kì. Thời gian gần đây, anh cảm thấy sức khoẻ của mình bị suy giảm nhiều nên anh xin công ty cho nghi 05 ngày để đi điều trị. Sau khi điều trị xong, anh H phải chi trả toàn bộ kinh phí điều trị do anh không có bảo hiểm y tế.(Theo quy định của pháp luật hiện hành, anh H sẽ được Công ty X tổ chức cho đi khám sức khoẻ hằng năm với tần suất ít nhất)

A. 01 tháng một lần.

B. 06 tháng một lần.

C. 03 tháng một lần.

D. 12 tháng một lần.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không thể hiện việc xác định mục tiêu tài chính trong gia đình?

A. Mục tiêu tài chính trung hạn.

B. Mục tiêu tài chính ngắn hạn.

C. Mục tiêu tài chính dài hạn.

D. Mục tiêu tài chính vô hạn.

Câu 9. Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về

A. nghĩa vụ trong kinh doanh.

B. nghĩa vụ pháp lí.

C. trách nhiệm pháp lí .

D. quyền trong kinh doanh.

Câu 10. Pháp luật quy định không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp

A. gây khó khăn cho việc điều tra.

B. cần ngăn chặn ngay người phạm tội bỏ trốn.

C. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

D. đã có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ.

Câu 11. Khung hình phạt tiền của pháp luật hiện hành đối với hành vi đánh đập, gây thương tích cho thành viên trong gia đình là

A. từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng.

B. từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

C. từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng.

D. từ 03 triệu đồng đến 08 triệu đồng.

Câu 12. Hình thức sản xuất kinh doanh với các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh được gọi là gì?

A. Mô hình kinh tế khác.

B. Mô hình kinh tế doanh nghiệp.

C. Mô hình kinh tế hộ gia đình.

D. Mô hình kinh tế hợp tác xã.

Câu 13. Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh?

A. Phản hồi của khách hàng.

B. Cách thức kinh doanh.

C. Giá trị thặng dư sản phẩm.

D. Hồ sơ kinh doanh.

Câu 14. Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với mức thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất là loại hình bảo hiểm nào?

A. Bảo hiểm y tế tự nguyện.

B. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C. Bảo hiểm y tế bắt buộc.

D. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Câu 15. Trong các hoạt động của con người, hoạt động có vai trò cơ bản nhất, quyết định đến các hoạt động sản xuất và tiêu dùng là

A. hoạt động văn hóa.

B. hoạt động sản xuất.

C. hoạt động giáo dục.

D. hoạt động y tế.

Câu 16. ............................................

............................................

............................................

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 22,23,24:

Việt Nam chưa tham gia vào bất kỳ liên minh kinh tế nào, nhưng đã gia nhập các tổ chức như ASEAN và WTO để thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu hơn. Xuất khẩu của Việt Nam đang tăng mạnh với các mặt hàng như dệt may, điện tử và nông sản (gạo, cà phê) nhờ vào các hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, các tập đoàn lớn như Samsung, LG và Intel đã đầu tư lớn vào Việt Nam, biến quốc gia này thành trung tâm sản xuất điện tử quan trọng của khu vực Đông Nam Á. Cuối cùng, du lịch và kiều hối đóng vai trò là những nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho Việt Nam, với doanh thu từ du lịch đạt gần 18 tỷ USD và kiều hối vượt hơn 16 tỷ USD trong năm 2019.

Câu 22. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đại diện cho mức độ liên kết nào trong hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA)

B. Liên minh kinh tế

C. Thị trường chung

D. Đầu tư quốc tế

Câu 23. Tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam thuộc mức độ liên kết nào?

A. Hiệp định thương mại tự do (FTA)

B. Liên minh thuế quan

C. Dịch vụ thu ngoại tệ

D. Thương mại quốc tế

Câu 24. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA) thuộc mức độ liên kết nào trong hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Thương mại quốc tế

B. Hiệp định thương mại tự do (FTA)

C. Liên minh thuế quan

D. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:

Việc thực hiện chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” và thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới” của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong đó, nổi bật là: Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, là thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng với vị thế và vai trò ngày càng được khẳng định. Quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng đi vào chiều sâu; hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác được mở rộng.

(Nguồn: Theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế)

a) Hội nhập quốc tế sẽ làm mất độc lập, tự chủ và bản sắc dân tộc của các nước.

b) Thông tin trên cho thấy được lợi ích thiết thực từ việc hội nhập kinh tế quốc tế.

c) Liên kết, hợp tác với nhiều nước sẽ làm suy giảm tiềm lực kinh tế Việt Nam.

d) Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau:

Trong thị trường hiện nay, sự phát triển của công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Anh T đã xây dựng ý tưởng kinh doanh trên cơ sở tạo ra một nền tảng trực tuyến kết nối các nhà sản xuất địa phương với người tiêu dùng. Bằng cách này, anh T đã có nguồn khách hàng lớn là người tiêu dùng trong và ngoài nước họ có thể mua các sản phẩm chất lượng tốt. Đồng thời, doanh nghiệp có thể hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ và phát triển nền kinh tế địa phương. Hoạt động kinh doanh của anh T đã góp phần giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương, phát triển kinh tế cho bà con nơi anh sinh sống.

a) Việc kết nối các nhà sản xuất địa phương với người tiêu dùng không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế địa phương.

b) Anh T đã tập trung vào việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mà không chú trọng đến kênh phân phối.

c) Anh T đã sử dụng công nghệ để mở rộng mạng lưới khách hàng và tăng cường hiệu quả kinh doanh.

d) Nền tảng trực tuyến mà anh T xây dựng chỉ phục vụ cho một nhóm khách hàng nhất định và không có tiềm năng phát triển.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau:

Chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải: Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải của mình, chủ quyền này cũng được mở rộng vùng trời ở bên trên đến vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở dưới các vùng biển đó. Điều 8, khoản 1 của UNCLOS định nghĩa nội thủy là "các vùng nước ở phía bên trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải". Trong vùng nội thủy, các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tương tự như trên lãnh thổ đất liền của mình. Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào đều như trên lãnh thổ đất liền của mình và phải tuân theo luật lệ của quốc gia đó.

a) Nhà nước ta thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

b) Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.

c) Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

d) Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay