Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 34
Bộ đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
ĐỀ SỐ 11 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: Giáo dục kinh tế và pháp luật
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Phân phối – trao đổi là hoạt động có vai trò
A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
B. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
C. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
D. là động lực kích thích người lao động.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, để thành lập mô hình kinh tế hợp tác xã phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên tham gia thành lập?
A. 5 thành viên.
B. 6 thành viên.
C. 7 thành viên.
D. 8 thành viên.
Câu 3: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.
B. Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
C. Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất.
D. Hiến pháp là luật có vị trí ngang bằng nhau như các luật khác.
Câu 4: Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 5: Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất là thể hiện nội dung nào dưới đây của cạnh tranh không lành mạnh?
A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp
B. Gây rối loạn thị trường
C. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái
D. Làm cho môi trường suy thoái
Câu 6: Trong nền kinh tế, khi mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm từ 0% đến dưới 10% khi đó nền kinh tế có mức độ
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát tuyệt đối.
Câu 7: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động thỏa thuận nội dung nào dưới đây?
A. Tiền công, tiền lương.
B. Điều kiện đi nước ngoài.
C. Điều kiện xuất khẩu lao động.
D. Tiền môi giới lao động.
Câu 8: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh?
A. Thời gian sẽ thành công.
B. Kinh doanh mặt hàng gì.
C. Đóng góp cho nền kinh tế.
D. Đóng góp cho gia đình.
Câu 9: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân xã là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng
A. nghĩa vụ.
B. tập tục.
C. quyền.
D. trách nhiệm.
Câu 10: Ông H đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải phóng mặt bằng nhà ông để xây dựng khu đô thị mới. Ông H đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?
A. Khiếu nại.
B. Tố cáo.
C. Kiểm tra.
D. Giám sát.
Câu 11: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền tự do báo chí?
A. Cung cấp thông tin cho báo chí.
B. Viết bài báo xuyên tạc sự thật.
C. Viết bài ca ngợi hoạt động tình nguyện.
D. Cung cấp thông tin về doanh nghiệp.
Câu 12: P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đã tự ý vào nhà P để tìm nhưng bị em trai của P mắng chửi và đuổi về. H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
B. Được bảo vệ quan điểm cá nhân.
C. Bất khả xâm phạm về tài sản.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 13: Yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của phát triển kinh tế?
A. Mức sống bình dân.
B. Tiến bộ xã hội.
C. Cơ cấu dòng tiền.
D. Tăng trưởng dân số.
Câu 14: Quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu là một trong những hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ
A. khu vực.
B. song phương.
C. toàn cầu.
D. toàn diện.
Câu 15: Ngày 11/11/2011 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, xét về cấp độ hợp tác đây là hình thức hợp tác
A. khu vực.
B. song phương.
C. châu lục.
D. toàn cầu.
Câu 16: Ông M được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định nghỉ hưu theo quy định, sau khi hoàn thiện các thủ tục, ông M được nhận chế độ hưu trí hàng tháng. Ông M đã tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây?
A. Bảo hiểm y tế.
B. Bảo hiểm xã hội.
C. Bảo hiểm thương mại.
D. Bảo hiểm thất nghiệp.
Câu 17: Khi thực hiện việc quản lý thu chi trong gia đình sẽ giúp mỗi gia đình có thể chủ động
A. tự do chi tiêu theo sở thích.
B. ứng phó các tình huống rủi ro.
C. chi tiêu ngoài kế hoạch đã định.
D. tạo ra các quỹ ngoài kế hoạch.
Câu 18: ............................................
............................................
............................................
Câu 24: Các nước thành viên phải nhanh chóng thông báo về quy định mới của pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, các quyết định có liên quan đến thương mại quốc tế cho các cơ quan của WTO là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
B. Nguyên tắc thương mại công bằng.
C. Nguyên tắc mở cửa thị trường.
D. Nguyên tắc minh bạch.
PHẦN II: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
Câu 1: Ông S là giám đốc công ty cổ phần sản xuất hàng công nghiệp. Trong quá trình sản xuất, ông đã chỉ đạo công ty làm mọi cách để giảm chi phí sản xuất nhằm tăng lợi nhuận cho công ty, kể cả việc bỏ qua trách nhiệm của công ty về bảo vệ môi trường như thải khí thải vượt quá mức quy định và xả nước thải chưa qua xử lí vào nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống của người dân khu vực xung quanh. Đối với sản phẩm của công ty, khi sản phẩm có chỗ đứng trong thị trường, ông S chỉ đạo công ty thay đổi một số lính kiện có giá rẻ hơn để lấp ráp vào sản phẩm, làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho công ty. Đối với người lao động, công ty đã ký hợp đồng thời vụ với một số lao động phổ thông để không phải đóng bảo hiểm xã hội cho họ đồng thời tạo điều kiện để họ được tự do di chuyển sang công ty khác nếu cần.
a) Giám đốc S chưa thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
b) Việc bỏ qua yếu tố về môi trường cũng như lắp ráp sản phẩm có giá rẻ hơn để tối ưu hóa lợi nhuận là phù hợp với trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.
c) Việc tạo điều để người lao động ký hợp đồng thời vụ và không phải đóng bảo hiểm xã hội là thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp.
d) Để xây dựng uy tín và thương hiệu cho công ty, ông S nên trích lợi nhuận để tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo.
Câu 2: Vợ chồng anh K và chị P cùng con nhỏ một năm tuổi sống chung với mẹ chồng là bà Y đồng thời là giám đốc một doanh nghiệp tư nhân. Trong thời gian ở nhà một mình, chị P bị đối tượng trốn lệnh truy nã tên M uy hiếp buộc chị phải cho hắn ẩn nấp trong nhà chị. Do ghen tuông, lại bị bà Y xúi giục, anh K ép chị P phải kí vào đơn ly hôn nhưng bị chị từ chối, bức xúc, anh K nhờ bạn thân là anh X ghép ảnh phản cảm nhằm hạ uy tín của vợ trên mạng xã hội. Vốn có ý coi thường anh K và bà Y, sau khi có được những bằng chứng về việc bà Y ngoài việc sử dụng công nhân không thông qua ký kết hợp đồng lao động và thường xuyên cung cấp các thực phẩm không rõ nguồn gốc bán cho khách hàng, anh H em trai chị P đã làm đơn tố cáo tới cơ quan chức năng, khiến bà Y bị thiệt hại nặng. Khi anh K gặp anh H yêu cầu rút đơn, do thiếu kiềm chế nên anh K và anh H đã lớn tiếng xúc phạm nhau, bức xúc, anh K đã đánh anh H bị thương nhẹ.
a) Bà Y và anh K vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
b) Bà Y đồng thời vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và trong hôn nhân và gia đình.
c) Anh H vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân.
d) Anh K và anh H vi phạm quyền bình đẳng trong gia đình.
Câu 3: Vịnh Thái Lan là một biển nửa kín, nằm ở phía Tây Nam Biển Đông, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Tháng 9/1992, Việt Nam và Thái Lan bắt đầu tiến hành đàm phán phân định vùng biển giữa hai nước trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Sau 9 vòng đàm phán, hai bên kết thúc đàm phán với việc kí Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa hai nước vào ngày 09/8/1997, có hiệu lực kể từ ngày 26/02/1998. Theo Hiệp định, hai bên giải quyết dứt điểm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn, theo đó Việt Nam hưởng 32,5% diện tích khu vực chồng lấn giữa hai nước.
a) Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan và văn bản pháp luật quốc tế.
b) Vịnh Thái Lan là khu vực nội thủy của bốn nước: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
c) Thái Lan không có quyền tài phán đối với tất cả các hoạt động hàng hải diễn ra tại Vịnh Thái Lan.
d) Việc Việt Nam và Thái Lan ký hiệp định phân giới biển mà không ký kết với Campuchia và Malaysia là vi phạm công ước quốc tế về Luật biển.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................