Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 45
Bộ đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
ĐỀ SỐ 22 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: Giáo dục kinh tế và pháp luật
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Trong một nền kinh tế phát triển, yếu tố nào dưới đây là quan trọng nhất để đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn?
A. Mức độ tăng trưởng GDP cao liên tục.
B. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.
C. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dịch vụ.
D. Khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường mới.
Câu 2. Cá nhân tổ chức áp dụng pháp luật là các cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định làm phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các
A. quyền và nghĩa vụ.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. ý thức công dân.
D. Nghĩa vị công dân.
Câu 3. Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm được gọi là
A. thất nghiệp tự nguyện.
B. thất nghiệp trá hình.
C. thất nghiệp chu kì.
D. thất nghiệp cơ cấu.
Câu 4. Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh?
A. Thời gian sẽ thành công.
B. Kinh doanh mặt hàng gì.
C. Đóng góp cho gia đình.
D. Đóng góp cho nền kinh tế.
Câu 5. Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: Tín hiệu vui từ những con số, ngày 21/11/2023 thông tin: “Khoảng cách giới toàn cầu năm 2023 do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố, Việt Nam là một trong những nước có chỉ số xếp hạng tiến nhanh về bình đẳng giới… thông qua sự gia tăng chỉ số Trao quyền Chính trị từ ngưỡng 13,5% của năm 2022 lên 16,6% trong năm 2023 nhờ có sự xuất hiện của các bộ trưởng là nữ. Đặc biệt, Việt Nam được ghi nhận là bình đẳng hoàn toàn về tỷ lệ phụ nữ làm công nhân kỹ thuật và phụ nữ kiếm được 81,4% thu nhập được ước tính của nam giới” Thông tin trên đã thể hiện bình đẳng giới trong những lĩnh vực nào sau đây?
A. Chính trị – kinh tế.
B. Kinh tế – lao động.
C. Giáo dục – chính trị.
D. Chính trị – lao động.
Câu 6. Việc chính quyền xã tổ chức cho người dân sử thảo luận về kế hoạch sử dụng đất của địa phương là đảm bảo cho người dân thực hiện tốt quyền nào dưới đây?
A. Quyền kinh doanh bất động sản.
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
C. Quyền tham gia quản lý lĩnh vực bất động sản.
D. Quyền chia hồi lợi ích địa tô.
Câu 7. Phát triển bền vững yêu cầu các quốc gia phải hy sinh một số yếu tố tăng trưởng ngắn hạn. Giải thích nào dưới đây là đúng?
A. Quốc gia phải giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế để bảo vệ môi trường.
B. Quốc gia phải từ bỏ hoàn toàn các hoạt động kinh tế gây ô nhiễm.
C. Quốc gia phải ngừng mọi hoạt động khai thác tài nguyên.
D. Quốc gia phải cân bằng giữa tăng trưởng ngắn hạn và lợi ích dài hạn.
Câu 8. Loại hình dịch vụ trong đó có sự cam kết bồi thường giữa bên cung cấp bảo hiểm với bên tham gia bảo hiểm về những rủi ro, thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhằm mục đích ổn định kinh tế cho người tham gia và hướng tới đảm bảo an sinh xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Thất nghiệp.
B. Tăng trưởng kinh tế.
C. Bảo hiểm.
D. Phát triển kinh tế.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây không vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về nộp thuế?
A. Tố cáo hành vi vi phạm về thuế.
B. Chiếm đoạt và sử dụng tiền nộp thuế
C. Gây phiền hà cho người nộp thuế.
D. Sử dụng mã số thuế sai mục đích.
Câu 10. Khi lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang tích nước, cũng là lúc toàn bộ diện tích trồng lúa nước không còn. Lúc này, nhận thấy mặt nước lòng hồ chính là lợi thế để nuôi cá. Vậy là từ năm 2010, anh Phùng Xuân Sơn, dân tộc Dao ở xã Sơn Phú đã quyết tâm tự làm lồng tre để nuôi cá lồng bè trên mặt hồ. Học phương pháp làm ăn của anh Sơn, 20 hộ dân tộc thiểu số sống trên địa bàn thôn đã chọn cách giảm nghèo bằng nuôi cá lăng lồng bè trong lòng hồ. Từ khi chuyển đổi sang nuôi cá lồng bè, hộ thu nhiều cũng được 70 – 80 triệu đồng/năm, hộ ít cũng được 45 – 50 triệu đồng/năm. Mô hình sản xuất kinh doanh của người dân nói trên đó là mô hình nào ?
A. Liên minh hợp tác xã.
B. Công ty hợp danh.
C. Hộ gia đình sản xuất.
D. Kinh tế tập thể.
Câu 11. Về mặt kinh tế, Hiến pháp 2013 khẳng định thành phần kinh tế nào dưới đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế nhà nước.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế nước ngoài.
Câu 12. Hành vi thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh sẽ phải chịu hậu quả pháp lí nào sau đây?
A. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
C. Buộc nộp lại số lợi thu được từ hoạt động kinh doanh.
D. Tịch thu giấy phép kinh doanh trong 3 tháng.
Câu 13. Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Giải cứu con tin.
B. Bảo vệ nhân chứng.
C. Tố cáo nghi phạm.
D. Đầu độc nạn nhân.
Câu 14. Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Bình đẳng.
B. Quyền uy.
C. Phục tùng.
D. Cưỡng chế.
Câu 15. Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh kinh tế?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh.
B. Vai trò của cạnh tranh.
C. Mục đích của cạnh tranh.
D. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
Câu 16. ............................................
............................................
............................................
Câu 22. Diễn đàn hợp tác kinh tế là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ra đời vào thập niên 80 thế kỷ XX, ví dụ: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM). Các quốc gia tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế không có những cam kết mang tính ràng buộc thực hiện, mà chủ yếu mang tính định hướng, khuyến nghị hành động đối với các quốc gia thành viên. Những nguyên tắc được xây dựng giữa các quốc gia tham gia diễn đàn là linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư. Tuy vậy, ngày nay, diễn đàn hợp tác kinh tế cũng có vai trò khá quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, thương mại cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội cùng quan tâm của các quốc gia trong một khu vực, duy trì, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong thời điểm xuất hiện những xu thế chống lại toàn cầu hóa gia tăng bảo hộ trong nước. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), là những diễn đàn đi sâu giải quyết các vấn đề nào dưới đây?
A. Chính trị – quân sự.
B. Kinh tế – quốc phòng.
C. Kinh tế – thương mại.
D. Ngoại giao – quốc phòng.
Câu 23. Diễn đàn hợp tác kinh tế là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ra đời vào thập niên 80 thế kỷ XX, ví dụ: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM). Các quốc gia tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế không có những cam kết mang tính ràng buộc thực hiện, mà chủ yếu mang tính định hướng, khuyến nghị hành động đối với các quốc gia thành viên. Những nguyên tắc được xây dựng giữa các quốc gia tham gia diễn đàn là linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư. Tuy vậy, ngày nay, diễn đàn hợp tác kinh tế cũng có vai trò khá quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, thương mại cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội cùng quan tâm của các quốc gia trong một khu vực, duy trì, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong thời điểm xuất hiện những xu thế chống lại toàn cầu hóa gia tăng bảo hộ trong nước. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), là biểu hiện của hình thức hợp tác kinh tế quốc tế nào dưới đây?
A. Hợp tác toàn cầu.
B. Hợp tác khu vực.
C. Hợp tác song phương.
D. Hợp tác quốc tế.
Câu 24. Diễn đàn hợp tác kinh tế là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ra đời vào thập niên 80 thế kỷ XX, ví dụ: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM). Các quốc gia tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế không có những cam kết mang tính ràng buộc thực hiện, mà chủ yếu mang tính định hướng, khuyến nghị hành động đối với các quốc gia thành viên. Những nguyên tắc được xây dựng giữa các quốc gia tham gia diễn đàn là linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư. Tuy vậy, ngày nay, diễn đàn hợp tác kinh tế cũng có vai trò khá quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, thương mại cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội cùng quan tâm của các quốc gia trong một khu vực, duy trì, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong thời điểm xuất hiện những xu thế chống lại toàn cầu hóa gia tăng bảo hộ trong nước. Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của hội nhập kinh tế song phương và đa phương giữa các nước trên thế giới hiện nay?
A. Thúc đẩy chuyển giao vũ khí.
B. Phân chia lợi nhuận bình quân.
C. Phân chia lại phạm vi quyền lực.
D. Thúc đẩy tự do hóa thương mại.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc thông tin sau:Mua sách bán chạy nhất trực tuyến
Vị thế của Việt Nam trên thế giới đã được củng cố toàn diện trong giai đoạn 2011 – 2022. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Đến năm 2022, tổng số quan hệ kinh tế – thương mại của Việt Nam đã nâng lên thành 230 nước và vùng lãnh thổ. Với việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất nước tiếp tục được cải thiện đáng kể. Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
a) Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện là thể hiện hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ khu vực.
b) Hội nhập kinh tế quốc tế không góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam.
c) Nước ta đang phát triển vì vậy khi hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam phải chấp nhận từ bỏ lợi ích của mình để hội nhập.
d) Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đưa hàng hóa của Việt Nam đến với các thị trường trên thế giới.
Câu 2: Đọc thông tin sau:Mua sách bán chạy nhất trực tuyến
Anh D hoạt động trong lĩnh vực xuất bản phần mềm cho máy tính. Ngay khi nhận được khoản thu nhập đầu tiên từ công việc, anh D đã chủ động tìm hiểu thông tin về việc nộp thuế để thực hiện nghĩa vụ của mình. Anh D trực tiếp đến cơ quan thuế đề nghị hỗ trợ và được cán bộ cơ quan thuế cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến quyền và nghĩa vụ nộp thuế. Sau khi nắm được thông tin, anh D đăng kí mã số thuế cá nhân, kê khai đầy đủ thông tin về thu nhập của bản thân và nộp đủ số tiền thuế theo quy định của pháp luật. Thời gian sau đó, mỗi khi đến kì nộp thuế, anh D luôn chủ động khai thuế và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn.
a) Anh D vừa thực hiện tốt nghĩa vụ kinh doanh vừa thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.
b) Việc anh D được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến việc nộp thuế của bản thân thể hiện cơ quan thuế đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
c) Anh D đã thực hiện tốt trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh.
d) Việc đăng ký mã số thuế cá nhân của anh D là thực hiện quyền của công dân về nộp thuế.
Câu 3: Đọc thông tin sau:Mua sách bán chạy nhất trực tuyến
Ông S là giám đốc công ty cổ phần sản xuất hàng công nghiệp. Trong quá trình sản xuất, ông đã chỉ đạo công ty làm mọi cách để giảm chi phí sản xuất nhằm tăng lợi nhuận cho công ty, kể cả việc bỏ qua trách nhiệm của công ty về bảo vệ môi trường như thải khí thải vượt quá mức quy định và xả nước thải chưa qua xử lí vào nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống của người dân khu vực xung quanh. Đối với sản phẩm của công ty, khi sản phẩm có chỗ đứng trong thị trường, ông S chỉ đạo công ty thay đổi một số lính kiện có giá rẻ hơn để lấp ráp vào sản phẩm, làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho công ty. Đối với người lao động, công ty đã ký hợp đồng thời vụ với một số lao động phổ thông để không phải đóng bảo hiểm xã hội cho họ đồng thời tạo điều kiện để họ được tự do di chuyển sang công ty khác nếu cần.
a) Giám đốc S chưa thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
b) Việc bỏ qua yếu tố về môi trường cũng như lắp ráp sản phẩm có giá rẻ hơn để tối ưu hóa lợi nhuận là phù hợp với trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.
c) Việc ký hợp đồng thời vụ với người lao động để không phải đóng bảo hiểm xã hội là thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp.
d) Để xây dựng uy tín và thương hiệu cho công ty, ông S nên trích lợi nhuận để tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................