Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 46
Bộ đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
ĐỀ SỐ 23 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: Giáo dục kinh tế và pháp luật
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Được đánh giá là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa sản suất và tiêu dùng, ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa là yếu tố nào dưới đây?
A. Thị trường.
B. Trung gian.
C. Người giao dịch.
D. Người bán hàng.
Câu 2. Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là
A. giáo dục pháp luật.
B. thực hiện pháp luật.
C. phổ biến pháp luật.
D. tư vấn pháp luật.
Câu 3. Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về lạm phát vừa phải?
A. Là lạm phát một con số (dưới 10% hằng năm).
B. Là lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.
C. Là lạm phát mà ở đó giá trị đồng tiền vẫn khá ổn định.
D. Là lạm phát mà ở đó đồng tiền mất giá nhanh chóng.
Câu 4. Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Nhu cầu của thị trường.
B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
D. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
Câu 5. Hiệu trưởng trường đại học X ra thông báo tuyển giảng viên với tiêu chuẩn như sau: “Ứng viên có trình độ thạc sĩ là nam giới không quá 40 tuổi, là nữ giới không quá 30 tuổi. Ứng viên có trình độ tiến sĩ là nam giới không quá 45 tuổi, là nữ giới không quá 35 tuổi”. Theo quy định của pháp luật, thông báo của trường đại học X đã vi phạm bình đẳng giới về
A. trình độ khi tuyển dụng.
B. độ tuổi khi tuyển dụng.
C. trình độ đào tạo.
D. độ tuổi bồi dưỡng.
Câu 6. Theo quy định của pháp luật, trách nhiệm pháp lý nào dưới đây không áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Phải bồi thường thiệt hại.
B. Bị xử phạt hình sự,
C. Được xóa lý lịch tư pháp.
D. Bị xử phạt hành chính.
Câu 7. Cơ chế nào dưới đây có thể giúp quốc gia duy trì mức tăng trưởng kinh tế mà không làm gia tăng bất bình đẳng xã hội?
A. Áp dụng mức thuế cao đối với các tập đoàn lớn để thu ngân sách.
B. Xây dựng chính sách tái phân phối thu nhập qua các chương trình phúc lợi xã hội.
C. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn mở rộng hoạt động sản xuất.
D. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng.
Câu 8. Hoạt động dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm đóng một khoản phí cho tổ chức bảo hiểm để hưởng được bồi thường hoặc chi trả bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bảo tức.
B. Tín dụng.
C. Bảo hiểm.
D. Tài chính.
Câu 9. Theo quy định của pháp luật “ Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”. Nội dung này được quy định tại
A. Điều 31, Hiến pháp 2013.
B. Điều 32, Hiến pháp 2013
C. Điều 30, Hiến pháp 2013.
D. Điều 19, Hiến pháp 2013.
Câu 10. Hành vi không đăng kí thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng kí theo quy định buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục nào sau đây?
A. Buộc đăng kí thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Buộc đăng kí thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh.
C. Chấm dứt hoạt động kinh doanh và nộp lại số lợi có được từ hoạt động kinh doanh.
D. Buộc đăng kí thành lập hộ kinh doanh theo quy định và nộp lại số lợi có được từ hoạt động kinh doanh.
Câu 11. Hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tồ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Hiến pháp.
B. Luật hành chính.
C. Luật lao động.
D. Luật hình sự.
Câu 12. Hành vi viết thêm, tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh sẽ phải chịu hậu quả pháp lí nào sau đây?
A. Phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000 000 đồng.
B. Phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
C. Tước giấy phép kinh doanh.
D. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Mọi công dân đều có quyền bắt, giam giữ người nếu thấy cần thiết.
B. Tùy tiện bắt, giam giữ người khác là hành vi vi phạm pháp luật.
C. Việc bắt giữ người phải tuân thủ trình tự do pháp luật quy định.
D. Mọi công dân đều có quyền bắt người đang bị truy nã toàn quốc.
Câu 14. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ có xu hướng như thế nào đối với tốc độ tăng lao động trong các khu vực sản xuất vật chất?
A. Tăng nhanh hơn.
B. Tăng chậm hơn.
C. Giảm sâu hơn.
D. Luôn cân bằng.
Câu 15. Những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội là biểu hiện nội dung nào sau đây?
A. Đạo đức kinh doanh.
B. Cạnh tranh lành mạnh.
C. Cạnh tranh không lành mạnh.
D. Vi phạm văn hóa tiêu dùng.
Câu 16: Từ năm 2012 – 2019, Chính phủ đã hỗ trợ hơn 343 nghìn tấn gạo (cứu đói giáp hạt và nhân dịp Tết Nguyên đán hằng năm) cho khoảng 18,4 triệu nhân khẩu thiếu lương thực; hỗ trợ hơn 3.700 tỷ đồng để các địa phương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Năm 2019, Quỹ BHYT đã chi trả cho 186 triệu lượt người khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT. Nhiều trường hợp được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lên đến hàng tỷ đồng. Cả nước hiện có trên 3,1 triệu người hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hằng tháng. Quỹ BHXH chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mỗi năm cho từ 6- 10 triệu lượt người. Theo em, việc chi trả khám bệnh, chữa bệnh và chế độ ốm đau, thai sản,…Việc hỗ trợ trong thông tin trên của Chính phủ thuộc chính sách nào của hệ thống an sinh xã hội?
A. Chính sách bảo hiểm.
B. Chính sách trợ giúp xã hội.
C. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.
D. Chính sách hỗ trợ việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
Câu 17: Từ năm 2012 – 2019, Chính phủ đã hỗ trợ hơn 343 nghìn tấn gạo (cứu đói giáp hạt và nhân dịp Tết Nguyên đán hằng năm) cho khoảng 18,4 triệu nhân khẩu thiếu lương thực; hỗ trợ hơn 3.700 tỷ đồng để các địa phương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Năm 2019, Quỹ BHYT đã chi trả cho 186 triệu lượt người khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT. Nhiều trường hợp được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lên đến hàng tỷ đồng. Cả nước hiện có trên 3,1 triệu người hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hằng tháng. Quỹ BHXH chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mỗi năm cho từ 6- 10 triệu lượt người. Theo em, việc chi trả khám bệnh, chữa bệnh và chế độ ốm đau, thai sản,…Chính sách nào trong thông tin trên được đề cập đến trong hệ thống an sinh xã hội?
A. Chính sách bảo hiểm.
B. Chính sách trợ giúp xã hội.
C. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.
D. Chính sách hỗ trợ việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Quốc gia X buộc phải thực hiện nghị quyết của Liên hợp quốc, rút quân đội ra khỏi lãnh thổ quốc gia Y theo yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nếu quốc gia X không thực hiện yêu cầu trên thì Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ có hành động như thế nào đối với quốc gia X để thực thi pháp luật quốc tế?
A. Trừng phạt.
B. Nhắc nhở.
C. Phớt lờ.
D. Mặc kệ.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc thông tin sau:
Sáng ngày 3/4/2024, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E), Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại – Vietrade) đã tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 33 – Vietnam Expo 2024 với quy mô 550 gian hàng của hơn 480 doanh nghiệp thuộc 16 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bộ trưởng khẳng định, Vietnam Expo là Hội chợ thương mại quốc tế được tổ chức thường niên tại Hà Nội từ năm 1991. Trải qua 33 năm đồng hành cùng doanh nghiệp, Vietnam Expo đã trở thành một trong những hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, có quy mô lớn nhất của ngành Công Thương Việt Nam, mang lại nhiều giá trị kinh tế cũng như những cơ hội thiết thực giúp cộng đồng doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường, nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần tích cực trong việc thực hiện cam kết của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế.
(Nguồn: Tạp chí Bộ Công thương Việt Nam ngày 3 tháng 4 năm 2023)
a) Vietnam Expo là Hội chợ thương mại quốc tế được tổ chức thường niên tại Hà Nội từ năm 1991.
b) Vietnam Expo đã trở thành một trong những hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, có quy mô lớn nhất của ngành Công Thương Việt Nam.
c) Vietnam Expo đã tạo cơ hội thiết thực giúp cộng đồng doanh nghiệp phát triển trong và ngoài nước.
d) Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và nông nghiệp.
Câu 2: Đọc thông tin sau:
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, giáo dục nghề nghiệp là bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Hằng năm, ngân sách nhà nước đều ưu tiên bố trí kinh phí cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề đảm bảo tỷ lệ theo quy định tại Nghị quyết số 29–NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cụ thể, chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề năm 2019 là 244 835 tỉ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương 28 335 tỷ đồng, ngân sách địa phương 216 500 tỷ đồng), năm 2020 là 258 750 tỷ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (ngân sách trung trong 30 250 tỷ đồng, ngân sách địa phương 228 500 tỉ đồng)
a) Nhà nước chi ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp là không hợp lý.
b) Ngân sách nhà nước góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế.
c) Việc chi ngân sách cho giáo dục chiếm gần 25% tổng chi ngân sách là vi phạm Luật ngân sách nhà nước.
d) Việc chi phát triển giáo dục từ nguồn ngân sách nhà nước là biểu hiện của nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp từ việc thu ngân sách của nhân dân.
Câu 3: Đọc thông tin sau:
Hầu hết các làng nghề truyền thống đang hoạt động ở khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay đều có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường không khí. Trong số đó, ba nhóm làng nghề: tải chế (kim loại, giấy, nhựa,…), vật liệu xây dựng và chế biến nông sản, thực phẩm là những nhóm làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí cao. Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sử dụng hoá chất, phụ gia trong quá trình sản xuất. Trong đó, nhóm làng nghề có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế (kim loại, giấy, nhựa,…), quá trình tái chế và gia công, xử lí bề mặt, phun sơn, đánh bóng bề mặt sản phẩm,mung, sấy, tẩy trắng, khí thải lò rèn,… làm phát sinh bụi và các khi thải như SO, NO, hơi axit và kiểm.
a) Nghề tái chế (kim loại, giấy, nhựa,…) trong tình huống trên không thuộc danh mục các ngành, nghề bị cấm theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Theo quy định của pháp luật hiện hành, một số hộ gia đình đã làm nghề truyền thống thì không cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh.
c) Để có vốn đầu tư cho hoạt động quản lí chất thải hiệu quả, các hộ sản xuất trong làng nghề nên vay “tín dụng xanh” hoặc quỹ bảo vệ môi trường để được hưởng lãi suất ưu đãi.
d) Các hộ kinh doanh tại các làng nghề truyền thống do thu nhập hạn chế nên không cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................