Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 55

Bộ đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

ĐỀ SỐ 32 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: Giáo dục kinh tế và pháp luật

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Mỗi câu chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Hành vi nào dưới đây kìm hãm sự tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước?

A. Sản xuất hàng giả, hàng nhái.

B. Tạo việc làm cho người lao động.

C. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

D. Đóng thuế theo quy định.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận công dân có nghĩa vụ

A. trình bày mọi quan điểm.

B. xuyên tạc về mặt nội dung.

C. tuân thủ quy định pháp luật.

D. ủng hộ mọi quan điểm đưa ra.

Câu 3: Chính sách hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập là nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?

A.Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

B.Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

C.Chính sách bảo hiểm xã hội.

D.Chính sách trợ giúp xã hội.

Câu 4: Tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh được gọi là

A. doanh nghiệp.

B. xưởng sản xuất.

C. khu công nghiệp.

D. đại lí phân phối.

Câu 5: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.

B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Thay đổi địa bàn cư trú.

Câu 6: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú.

C. Đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 7: Trong nền kinh tế thị trường người mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất là

A. chủ thể sản xuất.

B. chủ thể tiêu dùng.

C. chủ thể trung gian.

D. chủ thể nhà nước..

Câu 8: Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Lợi tức.

B. Tranh giành.

C. Cạnh tranh.

D. Đấu tranh.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, nếu lần đầu tiến hành khiếu nại, người khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền thì có quyền

A. tố cáo cơ quan chức năng.

B. sử dụng các biện pháp bạo lực.

C. khiếu nại tiếp lần thứ hai.

D. từ chối không thực hiện.

Câu 10. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thể hiện tham gia cấp độ hội nhập nào dưới đây?

A. Hội nhập toàn cầu.

B. Hội nhập khu vực.

C. Hội nhập song phương.

D. Hội nhập đa phương.

Câu 11: Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, việc nào sau đây là quan trọng để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch?

A. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro.

B. Chuẩn bị một kế hoạch marketing chi tiết.

C. Xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp.

D. Quyết định mức giá bán sản phẩm, dịch vụ.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp?

A. Giúp ổn định cuộc sống cộng đồng.

B. Góp phần bảo vệ môi trường sống.

C. Nâng cao thương hiệu và uy tín doanh nghiệp.

D. Hỗ trợ giải quyết những khó khăn của cộng đồng.

Câu 13: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp luôn suy nghĩ để vạch ra chiến lược kinh doanh cho công ty của mình, điều này phản ánh năng lực nào dưới đây của chủ thể kinh doanh?

A. Năng lực quốc tế.

B. Năng lực giao tiếp.

C. Năng lực lãnh đạo.

D. Năng lực làm việc nhóm.

Câu 14: Căn cứ vào mức độ lạm phát, có những loại lạm phát nào?

A.Có 2 loại lạm phát: lạm phát vừa phải, siêu lạm phát.

B.Có 3 loại lạm phát: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát.

C.Có 3 loại lạm phát: lạm phát nhẹ, lạm phát vừa, siêu lạm phát.

D. Có 2 loại lạm phát: lạm phát nhẹ và siêu lạm phát.

Câu 15: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp?

A. Do cơ sở kinh doanh đóng cửa.

B. Mất cân đối cung cầu lao động.

C. Bị kỷ luật do vi phạm hợp đồng.

D. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.

Câu 16: Tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là đề cập đến khái niệm nào sau đây?

A. Quy phạm pháp luật Việt Nam.

B. Hệ thống pháp luật Việt Nam.

C. Hệ thống chính trị Việt Nam.

D. Thực hiện pháp luật Việt Nam.

Câu 17: ............................................

............................................

............................................

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi 23, 24

Khi biết có một căn nhà cũ bán với giá rẻ, anh T liền lên kế hoạch dự trù tài chính, mua lại căn nhà đó để sửa chữa và cho thuê với giá hợp lí. Cách thức này vừa giúp gia đình anh có thêm nguồn thu nhập vừa giữ được tài sản hiện có của anh. Bên cạnh đó, anh T dành một khoản lớn thu nhập cho mục tiêu tiết kiệm. Anh chi tiêu ở mức tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày với các nhu cầu thiết yếu. Anh quan niệm rằng chỉ có tiết kiệm mới có thể thực hiện được mục tiêu mua nhà, mua xe,... Vì vậy, anh hạn chế giao tiếp, không mở rộng quan hệ xã hội để tránh các khoản chi không cần thiết, không mang lại cho anh lợi ích gì.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây thể hiện anh T chưa biết phân chia một cách phù hợp giữa các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu?

A. Mua nhà và sửa lại cho thuê.

B. Tiết kiệm dùng để mua nhà.

C. Bảo toàn tài sản hiện có.

D. Dành khoản lớn để tiết kiệm.

Câu 24: Việc làm nào dưới đây thể hiện anh T đã biết bổ thu nguồn thu nhập cho gia đình?

A. Tập trung vào tiền tiết kiệm.

B. Giảm chi tiêu thiết yếu.

C. Hạn chế giao tiếp bạn bè.

D. Mua nhà rồi cho thuê lại.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI

Câu 1: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Từ ngày 13 - 17/6/2022, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã diễn ra Cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp biên giới Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam. Tại Cuộc họp, hai bên đã trao đổi một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm sự ổn định của đường biên, mốc giới nhằm góp phần củng cố và xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển giữa hai nước như: kế hoạch xử lý các cột mốc cũ còn tồn tại trên thực địa tại các khu vực đã hoàn thành phân giới cắm mốc (bao gồm việc dỡ bỏ và giữ lại một số cột mốc để làm chứng tích lịch sử và tạo thuận lợi cho công tác quản lý biên giới); xử lý, khắc phục một số mốc biên giới bị hư hỏng, sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở; khảo sát thực địa, cắm thêm một số cọc đánh dấu điểm đặc trưng làm rõ hướng đi của đường biên giới trên thực địa tại một số khu vực đã hoàn thành phân giới cắm mốc nhưng vẫn có khó khăn trong việc nhận biết.

Hai bên khẳng định quyết tâm và nỗ lực tìm giải pháp công bằng, hợp lý mà hai bên cùng chấp nhận được để phân giới cắm mốc đối với 16% đường biên giới còn lại; đồng thời, nhất trí về sự cần thiết xây dựng Hiệp định về quy chế biên giới mới để thay thế cho Hiệp định về quy chế biên giới ký năm 1983 nhằm tạo thuận lợi cho công tác phối hợp quản lý biên giới chung.

a) Xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển giữa hai nước Việt Nam – Campuchia là trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân cả hai nước

b) Hai nước Việt Nam – Campuchia phối hợp với nhau trong công tác quản lý biên giới chung là thực hiện đúng quy định của pháp luật quốc tế.

c) Khảo sát thực địa, cắm thêm một số cọc đánh dấu điểm đặc trưng làm rõ hướng đi của đường biên giới trên thực địa là việc làm cần thiết.

d) Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước không cần thể hiện trên bản đồ

Câu 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Năm 1979, một cuộc cách mạng nổi dậy ở Nicaragua thành công đưa Phong trào Sadino lên nắm quyền. Hoa Kỳ từ lâu đã chống đối Sadino, nên sau khi lực lượng Sadino lên nắm quyền, chính quyền Tổng thống Carter nhanh chóng hành động, ủng hộ tài chính cho phe đối lập để chống đối chính phủ của Phong trào Sadino ở Nicaragua. Khi ông Ronald Reagan làm Tổng thống, ông gia tăng hỗ trợ cho các nhóm Contras chống Sandino, thông qua ủng hộ tài chính, huấn luyện quân sự với âm mưu bạo động lật đổ chính phủ Sandino ở Nicaragua. Nicagua kiện Hoa Kỳ lên Toà án Công lí quốc tế. Năm 1986, Toà án Công lí quốc tế ra phán quyết, rằng Hoa Kỳ đã không tuân thủ trách nhiệm đối với pháp luật quốc tế.

a) Tòa án công lý quốc tế là cơ quan tư pháp trong hệ thống pháp luật quốc tế.

b) Việc Hoa Kỳ can thiệp ủng hộ tài chính cho phe đối lập để chống đối chính phủ của Phong trào Sadino ở Nicaragua la vi phạm nguyên tắc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

c) Hoạt động ủnh hộ tài chính, huấn luyện quan sự với âm mưu bạo động lật đổ chính phủ Sandino ở Nicaragua của Hoa Kỳ là vi phạm nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

d) Việc Toà án Công lí quốc tế ra phán quyết khẳng định Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế là thể hiện vai trò của pháp luật quốc tế đối với các quốc gia.

Câu 3: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Ông S là giám đốc công ty cổ phần sản xuất hàng công nghiệp. Trong quá trình sản xuất, ông đã chỉ đạo công ty làm mọi cách để giảm chi phí sản xuất nhằm tăng lợi nhuận cho công ty, kể cả việc bỏ qua trách nhiệm của công ty về bảo vệ môi trường như thải khí thải vượt quá mức quy định và xả nước thải chưa qua xử lí vào nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống của người dân khu vực xung quanh. Đối với sản phẩm của công ty, khi sản phẩm có chỗ đứng trong thị trường, ông S chỉ đạo công ty thay đổi một số lính kiện có giá rẻ hơn để lấp ráp vào sản phẩm, làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho công ty. Đối với người lao động, công ty đã ký hợp đồng thời vụ với một số lao động phổ thông để không phải đóng bảo hiểm xã hội cho họ đồng thời tạo điều kiện để họ được tự do di chuyển sang công ty khác nếu cần.

a) Giám đốc S chưa thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

b) Việc bỏ qua yếu tố về môi trường cũng như lắp ráp sản phẩm có giá rẻ hơn để tối ưu hóa lợi nhuận là phù hợp với trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.

c) Việc tạo điều để người lao động ký hợp đồng thời vụ và không phải đóng bảo hiểm xã hội là thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp.

d) Để xây dựng uy tín và thương hiệu cho công ty, ông S nên trích lợi nhuận để tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo.

Câu 4: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay