Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 58

Bộ đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

ĐỀ SỐ 43 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: Giáo dục kinh tế và pháp luật

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác của đời sống xã hội là hoạt động

A. sản xuất

B. phân phối.

C. tiêu dùng

D. trao đổi.

Câu 2: Hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động

A. tiêu thu sản phẩm.

B. nghiên cứu kinh doanh.

C. sản xuất kinh doanh.

D. hỗ trợ sản xuất.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam

A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo.

C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động.

Câu 4: Về chế độ chính trị, Hiến pháp 2013 đã khẳng định quyền lực tối cao của nhà nước là thuộc về

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Chính phủ.

D. Đảng Cộng sản.

Câu 5: Trong nền kinh tế thị trường, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về

A. quan hệ gia đình.

B. chính sách đối ngoại.

C. chất lượng sản phẩm.

D. chính sách hậu kiểm.

Câu 6: Đối với nền kinh tế, khi lạm phát xảy ra sẽ khiến chi phí và các yếu tố đầu vào tăng cao từ đó dẫn đến hậu quả các doanh nghiệp

A. mở rộng quy mô sản xuất.

B. thu hẹp quy mô sản xuất.

C. tăng cường tiềm lực tài chính.

D. đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 7: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động thỏa thuận nội dung nào dưới đây?

A. Tiền công, tiền lương.

B. Điều kiện đi nước ngoài.

C. Điều kiện xuất khẩu lao động.

D. Tiền môi giới lao động.

Câu 8: Những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh được gọi là

A. ý tưởng kinh doanh.

B. ý tưởng nghệ thuật.

C. ý tưởng hội họa.

D. ý tưởng kiến trúc.

Câu 9: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều

A. bình đẳng về quyền lợi.

B. bình đẳng về nghĩa vụ.

C. bình đẳng trước pháp luật.

D. bình đẳng trước Nhà nước.

Câu 10: Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.

B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

C. Người đang điều trị ở bệnh viện.

D. Người đang thi hành án phạt tù.

Câu 11: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Tự ý mở điện thoại của bạn.

B. Đe dọa đánh người.

C. Tự ý vào nhà người khác.

D. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.

Câu 12: Anh B tự ý xông vào nhà anh N khám xét vì nghi ngờ anh N lấy trộm điện thoại của mình, hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.

D. Quyền nhân thân của công dân.

Câu 13: Cụm từ GDP/người là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nó thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Tổng sản phẩm quốc nội.

B. Tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người.

C. Tổng sản phẩm quốc dân.

D. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người.

Câu 14: Một trong những quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế là khi không may bị ốm đau, hay xảy ra tai nạn họ sẽ nhận được

A. trợ cấp thai sản, ốm đau.

B. tiền mặt để chi tiêu hàng ngày.

C. thanh toán khám, chữa bệnh.

D. lương hưu hành tháng.

Câu 15: Theo quy định của pháp luật, quyền của công dân về kinh doanh không thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp đều được

A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.

B. Lựa chọn địa điểm sản xuất.

C. Mở rộng quy mô sản xuất.

D. Tuyển dụng lao động phù hợp.

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 16,17

Chia sẻ về việc quyết định tham gia BHXH tự nguyện, chị D cho biết, trước đây chị làm công nhân đã có 10 năm tham gia BHXH bắt buộc và sau khi nghỉ việc chị không còn được tham gia nữa. Nghỉ việc ở nhà, chị chuyển sang bán hàng ăn để mưu sinh hàng ngày. Công việc vất vả, thức khuya dậy sớm khiến sức khỏe chị ngày một yếu đi. Lúc này chị bắt đầu nghĩ tới và tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến nay chị đã đóng được 5 năm, mỗi lần đều đóng theo quý, mỗi quý hơn 600 ngàn đồng. Không những tham gia BHXH tự nguyện, chị còn tham gia cả BHYT hộ gia đình. Nói về lợi ích của việc tham gia những loại hình bảo hiểm trên, chị D xúc động cho hay: Tôi cũng vừa mới mổ u được vài tháng. Đến khi bị bệnh tôi mới thấy sự hữu ích của những loại hình bảo hiểm này. Cứ hoàn cảnh như hiện nay, khi hết tuổi lao động mà không tham gia các loại hình bảo hiểm của nhà nước sẽ không biết lấy gì nuôi thân nếu như không có nguồn thu ổn định.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 22,23,24

Kể từ khi chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã ghi nhận những thành tựu về phát triển kinh tế. Việt Nam trở thành nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP và cải thiện cán cân thương mại hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu trong giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2020 nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đã phương đã có hiệu lực, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hành hóa của nước ta ngày càng mở rộng. Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2016 đến năm 2022, cán cân thương mại của Việt Nam luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm. Năm 2022, cán cân thương mại xuất siêu đạt 12,4 tỷ USD, là năm thứ 7 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa ở mức thặng dự mặc dù gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19. Trở thành một trong 20 nền thương mại lớn nhất thế giới.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?

A. Dịch chuyển dòng ngoại tệ.

B. Gia tăng sự lệ thuộc về chính trị.

C. Tăng cường quốc phòng.

D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 23: Việc gia nhập WTO của Việt Nam là biểu hiện của hình thức hội nhập nào dưới đây?

A. Hội nhập khu vực.

B. Hội nhập toàn cầu.

C. Hội nhập song phương.

D. Hội nhập toàn diện.

Câu 24: Khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam có điều kiện tham gia sâu vào hoạt động nào dưới đây cùng với các nước trên thế giới?

A. Giữ gìn hòa bình.

B. Hệ thống thanh toán tiền tệ.

C. Củng cố quốc phòng.

D. Chuỗi giá trị và sản xuất.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Câu 1: Đến nay, nước ta đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 4 đối tác chiến lược toàn diện, 17 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện); có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đàm phán, ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới; trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

a) Nước ta có quan hệ hợp tác kinh tế với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.

b) Việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương giúp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại.

c) Kinh tế đối ngoại là yếu tố giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

d) Hoạt động kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Câu 2: Công ty xăng dầu X có ông T là giám đốc, anh Q là phó giám đốc, anh V là trưởng phòng kinh doanh, anh S là kế toán, anh U là thủ quỹ. Theo yêu cầu của ông T, anh Q đã chỉ đạo anh V pha chế xăng giả theo hướng dẫn của anh Q để đưa ra thị trường nên bị người dân làm đơn tố cáo. Cho rằng anh U cấu kết với anh S để tố cáo mình, ông T đã sa thải anh U và chỉ đạo anh Q tạo bằng chứng giả vu khống anh S vi phạm quy chế chuyên môn sau đó chuyển anh S xuống bộ phận hành chính. Khi biết được lý do mình bị điều chuyển công việc, anh S đã bí mật sao chép công thức pha chế xăng giả rồi tự ý nghỉ việc. Có được công thức này, anh S đã cùng anh M bạn thân hiện đang thất nghiệp pha chế xăng giả rồi tiêu thụ cho một số đại lý nhỏ trên địa bàn.

a) Ông T vi phạm, anh Q không vi phạm nội dung nghĩa vụ của công dân về kinh doanh.

b) Ông T và anh S phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi pha chế xăng giả để bán cho khách hàng.

c) Ông T chưa thực hiện tốt trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý khi tiến hành kinh doanh.

d) Anh V không vi phạm nghĩa vụ kinh doanh của công dân.

Câu 3: Đọc đoạn thông tin sau:

Tổ liên ngành an ninh của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế trong quá trình tuần tra đã phát hiện một nhóm học sinh leo qua gác chắn đi vào khu vực kì đài nên đã đề nghị nhóm học sinh ra khỏi khu vực di tích. Sau đó, phát hiện một số bóng đèn LED chiếu sáng tại đây đã bị đập vỡ, mảnh kính từ bóng đèn nằm vương vãi trên mặt nền di tích. Thông qua hệ thống giám sát của trung tâm, lực lượng bảo vệ xác định đây là hành vi phá hoại tài sản của nhóm học sinh kể trên.

a) Cố đô Huế là di sản văn hóa được nhà nước bảo vệ.

b) Việc phá hoại các bóng đèn LED của khu di tích không nằm trong giá trị bảo tồn của di tích Cố đô Huế

c) Các thanh niên trong thông tin trên thực hiện chưa đúng trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa.

d) Các học sinh trong thông tin trên sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình.

Câu 4: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay