Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 60

Bộ đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

ĐỀ SỐ 45 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: Giáo dục kinh tế và pháp luật

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Trong nền kinh tế nước ta, chủ thể nào đóng vai trò quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân?

A. chủ thể trung gian.

B. chủ thể nhà nước

C. chủ thể tiêu dùng.

D. chủ thể sản xuất.

Câu 2. Các tổ chức, cá nhân được làm những điều pháp luật cho phép làm goi là

A. thi hành pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Câu 3. Loại hình thất nghiệp gắn với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế được gọi là

A. thất nghiệp tự nguyện.

B. thất nghiệp cơ cấu.

C. thất nghiệp tự nhiên.

D. thất nghiệp chu kỳ.

Câu 4. Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thiết lập quan hệ.

B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

C. Năng lực đổi mới, sáng tạo.

D. Năng lực phân tích và sáng tạo.

Câu 5. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các cơ hội học tập là quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

A. Hôn nhân và gia đình.

B. Giáo dục và đào tạo.

C. Khoa học và công nghệ.

D. Chính trị và xã hội.

Câu 6. Việc làm nào sau đây không thuộc quyền bầu cử và ứng cử của công dân?

A. Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội.

B. Đề cử người ứng cử đại biểu Quốc hội.

C. Kiểm phiếu trong quá trình bầu cử.

D. Ứng cử vào Hội đồng nhân dân.

Câu 7. Một trong những yếu tố thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là

A. tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng.

B. phát triển kinh tế bao gắn với cải thiện chất lượng sống.

C. tăng trưởng kinh tế là chỉ số ngắn hạn.

D. phát triển kinh tế là chỉ số dài hạn toàn diện.

Câu 8. Loại hình bảo hiểm nào dưới đây nhằm bù đắp một phần thu nhập, hỗ trợ học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm theo quy định?

A. Bảo hiểm y tế.

B. Bảo hiểm con người.

C. Bảo hiểm thất nghiệp.

D. Bảo hiểm xã hội.

Câu 9. Theo quy định pháp luật, quyền bảo vệ di sản văn hóa của công dân bao gồm quyền nào sau đây?

A. Tham gia bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc

B. Sở hữu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

C. Sử dụng tự do các di sản văn hóa vì lợi ích cá nhân.

D. Kinh doanh các sản phẩm di sản mà không cần cấp phép.

Câu 10. Một trong những đặc điểm cơ bản của mô hình kinh tế hợp tác xã là gì?

A. Tổ chức do ít nhất 05 thành viên tự nguyện thành lập.

B. Tổ chức do nhà nước quản lý trực tiếp.

C. Tổ chức hoạt động vì lợi nhuận tối đa cho cổ đông.

D. Tổ chức do một cá nhân sở hữu và điều hành.

Câu 11. Theo Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế nước ta được định hướng theo mô hình nào?

A. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

B. Kinh tế hàng hóa định hướng tư bản chủ nghĩa.

C. Kinh tế tập trung và kế hoạch hóa nhà nước.

D. Kinh tế thị trường hoàn toàn tự do.

Câu 12. Người có hành vi xâm nhập trái phép nơi ở của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Phạt tiền từ 200.000₫ đến 500.000₫.

B. Cảnh cáo và buộc xin lỗi công khai.

C. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

D. Phạt hành chính và bồi thường thiệt hại.

Câu 13. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là

A. công dân không bị ai đánh đập, hành hạ hoặc giam giữ trái pháp luật.

B. công dân có thể bắt giữ người khác nếu nghi ngờ họ phạm tội.

C. công dân có thể bị bắt giữ tùy theo yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức.

D. công dân có thể bị tước quyền tự do thân thể nếu vi phạm nội quy của công ty.

Câu 14. Thị trường nào là nơi người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về tiền lương và điều kiện làm việc?

A. Thị trường lao động.

B. Thị trường bất động sản.

C. Thị trường tài chính.

D. Thị trường hàng hóa.

Câu 15. Việc mua nguyên vật liệu không rõ nguồn gốc và bán sản phẩm với giá thấp hơn thị trường nhằm thu hút người tiêu dùng là biểu hiện của hành vi nào trong kinh doanh?

A. Thúc đẩy lợi ích cộng đồng và xã hội.

B. Kinh doanh hợp pháp và hiệu quả.

C. Cạnh tranh công bằng và bình đẳng.

D. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 16, 17.

Ngày 3/01/2025, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn Ngành triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2025. Tại Hội nghị các đại biểu đã nghe, thảo luận và tham luận về các kết quả nổi bật của ngành BHXH Việt Nam trong năm 2024. Theo đó, toàn Ngành đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như quản lý hiệu quả, tối ưu sử dụng quỹ BHYT; chi đúng, chi đủ, kịp thời các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Cùng với đó, ngành BHXH Việt Nam đã kịp thời phát hiện và phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của người dân.

Theo baohiemxahoi.gov.vn, ngày 3/1/2025

Câu 16. ............................................

............................................

............................................

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 22, 23, 24.

Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023 – 2030 (Nghị quyết 93) ghi nhận, sau 8 năm thực hiện Nghị quyết 49, kết quả cho thấy từ các bộ, ngành trung ương tới chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đều đã có sự cố gắng và nỗ lực trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết, góp phần đưa công tác hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được triển khai bài bản, có hiệu quả; đóng góp tích cực vào việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; thu hút nguồn lực to lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong khi vẫn bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, đặc biệt là an ninh kinh tế, đấu tranh làm thất bại âm mưu ý đồ, hoạt động lợi dụng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam để can thiệp nội bộ, tác động chuyển hóa ta về chính trị.

Theo https://thanhtravietnam.vn/ ngày 7/7/2023

Câu 22. Mục tiêu nào sau đây là trọng tâm của việc nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế theo Nghị quyết 93/NQ-CP?

A. Đẩy mạnh các biện pháp đối phó với các thách thức từ hội nhập kinh tế.

B. Mở rộng thị trường nội địa và giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu.

C. Tăng cường bảo hộ các doanh nghiệp trong nước và giảm giao dịch quốc tế.

D. Thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế và cải thiện cơ sở hạ tầng quốc gia.

Câu 23. Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023 của Chính phủ nhấn mạnh vai trò quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc gia. Là một công dân trẻ trong thời kỳ hội nhập, bạn cần thực hiện hành động nào sau đây để thể hiện trách nhiệm của bản thân?

A. Chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, không cần tìm hiểu các chính sách hội nhập kinh tế của đất nước.

B. Tập trung học tập trong nước, hạn chế giao lưu quốc tế để tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

C. Chỉ tham gia các hoạt động kinh tế quốc tế khi có sự hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước.

D. Chủ động tìm hiểu chính sách hội nhập, nâng cao kiến thức, kỹ năng để thích ứng với nền kinh tế toàn cầu.

Câu 24. Theo Nghị quyết 93/NQ-CP, việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cần tuân thủ pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế nhằm mục đích gì?

A. Thay thế hoàn toàn pháp luật quốc gia bằng pháp luật quốc tế.

B. Đảm bảo phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc gia.

C. Chỉ thực hiện các cam kết quốc tế khi có lợi về kinh tế.

D. Hạn chế ảnh hưởng của pháp luật quốc tế đến kinh tế trong nước..

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Hội nhập toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng. Chủ động tham gia xây dựng, định hình các cấu trúc kinh tế - thương mại khu vực và toàn cầu, trong đó có việc xây dựng các văn kiện định hướng của WTO, ASEAN, APEC, ASEM, các cơ chế tiểu vùng Mê Công, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mới như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, phát triển bao trùm, bền vững. Tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu các xu thế phát triển, các sáng kiến mới, chính sách và kinh nghiệm của các quốc gia trong quá trình hội nhập, đặc biệt là các quốc gia đang thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế.

a) Hội nhập toàn diện bao gồm các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng.

b) Việc tham gia xây dựng các văn kiện định hướng của WTO, ASEAN, APEC, ASEM là cách Việt Nam thụ động trong quá trình hội nhập quốc tế.

c) Việc hội nhập toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là khoa học công nghệ, chuyển đổi số và tăng trưởng xanh, cho thấy học sinh nên chủ động lựa chọn các môn học liên quan đến công nghệ, kinh tế và môi trường để phù hợp với xu hướng nghề nghiệp trong tương lai.

d) Việc tập trung vào các lĩnh vực hợp tác mới như chuyển đổi số và tăng trưởng xanh là một phần của chiến lược chủ động thích ứng với các thách thức toàn cầu, yêu cầu điều chỉnh hành vi để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế mới.

Câu 2. Anh H và chị M tham gia kinh doanh trực tuyến với các mặt hàng khác nhau. Anh H, với thu nhập trung bình từ 3 trăm đồng đến 3 triệu đồng mỗi ngày, đã đăng ký kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân đầy đủ. Chị M có doanh thu hàng năm khoảng 85 triệu đồng nhưng vẫn thực hiện kê khai thuế theo định kỳ, mặc dù không bắt buộc phải đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo luật hiện hành. Anh H đang mở rộng kinh doanh bằng cách phát triển quan hệ đối tác và nghiên cứu thị trường quốc tế. Một số sinh viên làm việc bán thời gian cho anh H đã điều chỉnh lịch học để có thể làm thêm giờ.

a) Anh H không phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu kê khai thuế quá hạn vì thu nhập từ kinh doanh trực tuyến có tính chất không ổn định.

b) Chị M không bị xử phạt hành chính nếu không kê khai thuế vì doanh thu của chị dưới mức phải đóng thuế theo quy định hiện hành.

c) Trong quá trình mở rộng kinh doanh, việc anh H tìm kiếm đối tác quốc tế có thể dẫn đến những điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh để đáp ứng quy định pháp luật nước ngoài.

d) Theo thông tin trên, sinh viên làm việc bán thời gian được xem là quyền tự do tham gia lao động của công dân khi tuân thủ các quy định pháp luật về thời gian làm việc của người lao động.

Câu 3. Công ty Y do bà T làm giám đốc hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng bền vững. Bà T đã quyết định áp dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu lượng khí thải và tiết kiệm năng lượng. Cùng với đó, bà T tổ chức các buổi đào tạo định kỳ cho nhân viên về an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Năm 2023, công ty đã lắp đặt hệ thống quản lý chất lượng ISO 14001 để nâng cao tiêu chuẩn sản xuất thân thiện với môi trường. Nhờ vào các nỗ lực này, công ty Y đã nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng và thu hút thêm nhiều đối tác kinh doanh.

Để mở rộng quy mô, bà T đã quyết định huy động thêm vốn từ nhân viên thông qua việc chào bán cổ phần, giúp họ trở thành cổ đông và có quyền tham gia vào quá trình quản lý công ty. Điều này đã thúc đẩy sự gắn kết và tinh thần trách nhiệm của nhân viên đối với sự phát triển bền vững của công ty.

a) Việc Công ty Y áp dụng công nghệ mới để giảm thiểu khí thải và tiết kiệm năng lượng là một phần của trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp cần thực hiện để bảo vệ môi trường.

b) Việc lắp đặt hệ thống quản lý chất lượng ISO 14001 của Công ty Y thể hiện hành vi tuân thủ các quy định pháp luật về tiêu chuẩn môi trường quốc tế là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp.

c) Các buổi đào tạo định kỳ về an toàn lao động và bảo vệ môi trường do bà T tổ chức góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của nhân viên đối với công việc và cộng đồng.

d) Việc nhân viên trở thành cổ đông và tham gia vào quá trình quản lý công ty Y không chỉ là một quyền lợi tài chính mà còn thúc đẩy trách nhiệm xã hội của họ đối với công ty và cộng đồng.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay