Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 64
Bộ đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
ĐỀ SỐ 76 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: Giáo dục kinh tế và pháp luật
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào mà con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động phân phối.
C. Hoạt động phân trao đổi.
D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 2: Việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 3: Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kỳ của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm thuộc loại hình thất nghiệp nào sau đây?
A. Thất nghiệp tạm thời.
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp chu kỳ.
D. Thất nghiệp thời vụ.
Câu 4: Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh
A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực định hướng chiến lược.
D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 5: Theo luật bình đẳng giới năm 2006, nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước, tham gia hoạt động xã hội thuộc quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Lao động.
D. Y tế.
Câu 6: Đâu không phải là quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.
B. Tuân theo quy định của hiến pháp, pháp luật.
C. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
D. Tố cáo việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước.
Câu 7: Khi đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta không căn cứ vào chỉ số nào dưới đây?
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Lạm phát và thất nghiệp.
C. Tiến bộ và công bằng xã hội.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Câu 8: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng gồm những loại hình nào dưới đây?
A. Vận động và tự nguyện.
B. Tự nguyện và cưỡng chế.
C. Bắt buộc và vận động.
D. Tự nguyện và bắt buộc.
Câu 9: Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là quyền
A. chiếm hữu tài sản.
B. định đoạt tài sản.
C. sử dụng tài sản.
D. mua bán tài sản.
Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sản xuất kinh doanh làm giảm thu nhập.
B. Sản xuất kinh doanh góp phần làm giảm tệ nạn xã hội.
C. Sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng tỉ lệ thất nghiệp.
D. Sản xuất kinh doanh làm tăng tệ nạn xã hội.
Câu 11: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó
A. kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
B. kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
C. kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo.
D. kinh tế tư bản nhà nước là chủ đạo.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
B. Cấm đi khỏi nơi cư trú trong 12 tháng.
C. Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
D. Phạt từ từ 01 năm đến 3 năm.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?
A. Đăng kí hiến máu nhân đạo.
B. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự
C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.
Câu 14: Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là
A. thị trường việc làm.
B. thị trường lao động.
C. trung tâm giới thiệu việc làm.
D. trung tâm môi giới việc làm.
Câu 15: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, doanh nghiệp A quyết định mở rộng sản xuất, kinh doanh trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cung = cầu.
B. Cung tăng.
C. Cung < cầu.
D. Cung > cầu.
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 16,17,18,19,20,21
Tại Việt Nam, bảo hiểm đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính cho nhiều người khi gặp phải rủi ro. Chẳng hạn, ông A tại Hà Nội mua hợp đồng bảo hiểm 20 năm, nhưng qua đời sau 15 năm và gia đình ông đã nhận được khoản bồi thường. Một phụ nữ tại TP.HCM sau khi đóng đủ thời gian hợp đồng đã nhận lại số tiền mà bà đã đóng. Trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản, anh B có bảo hiểm ô tô và được bồi thường sau khi gặp tai nạn. Tương tự, doanh nghiệp C cũng nhận được bồi thường khi hàng hóa bị hỏng do thiên tai. Trong lĩnh vực y tế, cô D được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí điều trị ung thư, và anh E nhận hỗ trợ chi phí y tế cùng trợ cấp hàng tháng sau một chấn thương nghiêm trọng. Những trường hợp này minh chứng cho vai trò quan trọng của bảo hiểm trong việc giảm bớt gánh nặng tài chính khi gặp sự cố không mong muốn.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 22, 23, 24
Diễn đàn hợp tác kinh tế là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ra đời vào thập niên 80 thế kỷ XX, ví dụ: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Các quốc gia tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế không có những cam kết mang tính ràng buộc thực hiện, mà chủ yếu mang tính định hướng, khuyến nghị hành động đối với các quốc gia thành viên. Những nguyên tắc được xây dựng giữa các quốc gia tham gia diễn đàn là linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư. Tuy vậy, ngày nay, diễn đàn hợp tác kinh tế cũng có vai trò khá quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, thương mại cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội cùng quan tâm của các quốc gia trong một khu vực, duy trì, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong thời điểm xuất hiện những xu thế chống lại toàn cầu hóa gia tăng bảo hộ trong nước.
Câu 22: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), là những diễn đàn đi sâu giải quyết các vấn đề nào dưới đây?
A. Chính trị - quân sự.
B. Kinh tế - quốc phòng.
C. Kinh tế - thương mại.
D. Ngoại giao – quốc phòng.
Câu 23: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), là biểu hiện của hình thức hợp tác kinh tế quốc tế nào dưới đây?
A. Hợp tác toàn cầu.
B. Hợp tác khu vực.
C. Hợp tác song phương.
D. Hợp tác quốc tế.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của hội nhập kinh tế song phương và đa phương giữa các nước trên thế giới hiện nay?
A. Thúc đẩy chuyển giao vũ khí.
B. Phân chia lợi nhuận bình quân.
C. Phân chia lại phạm vi quyền lực.
D. Thúc đẩy tự do hóa thương mại.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4, trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Sau khi CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) có hiệu lực và hàng hóa Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, nông thủy sản sang khối CPTPP ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Xét về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ, nhóm hàng điện thoại, máy vi tính, máy móc, thiết bị điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,3%); tiếp đó là dệt may, da giày (25%), gỗ và sản phẩm từ gỗ (8%); nông thủy sản (4%). Về cơ bản, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hiện tại phù hợp với định hướng xuất khẩu của Việt Nam, theo đó các mặt hàng công nghệ, mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với nhóm hàng nông, thủy sản. Khu vực công nghiệp nội địa đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu với các sản phẩm nhựa, cao su, sắt thép, nhôm, hóa chất, gốm sứ khoảng 11%. Bên cạnh đó, hàm lượng chế biến chủ yếu là sản phẩm thô hoặc đông lạnh dẫn tới giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này còn gặp trở ngại như khoảng cách địa lý xa xôi, chi phí vận tải cao, thời gian vận chuyển kéo dài cùng các tiêu chuẩn chất lượng cao của các thị trường.
a) Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam đã ký kết là hình thức hội nhập khu vực.
b) Các doanh nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu cần đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, tăng hàm lượng chế biến sản phẩm tinh chế, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập.
c) Khoảng cách địa lý xa xôi, chi phí vận tải cao, thời gian vận chuyển kéo dài cùng các tiêu chuẩn chất lượng cao của các thị trường là những rủi ro trong quá trình kinh doanh.
d) Định hướng xuất khẩu của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế là nhóm hàng nông, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
Câu 2. Công ty cổ phần Quang Anh chuyên kinh doanh mặt hàng xe ô tô nhập khẩu. Trong năm 2023, công ty nhập 150 chiếc xe ô tô về Việt Nam để bán. Đến cuối năm, công ty đã bán hết số xe trên cho khách hàng trong nước và đạt doanh thu 50 tỉ đồng
A. Công ty cổ phần Quang Anh phải nộp các loại thuế là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu.
B. Nhà nước phải thu thuế của Công ty cổ phần Quang Anh, vì đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
C. Nhà nước thu thuế chỉ thu thuế của các công ty có nguồn thu từ 5 tỉ đồng trở lên.
D. Công ty cổ phần Quang Anh không bắt buộc phải nộp thuế cho nhà nước.
Câu 3. Thời gian gần đây, những thảm hoạ môi trường và hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, cùng với những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hơn trong việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, chủ động đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất xanh, tham gia hỗ trợ các chương trình bảo vệ môi trường,... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn tích cực tham gia hoạt động "Vì người nghèo" và các chương trình an sinh xã hội. Theo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong hơn 2 năm (năm 2020 – tháng 6/2022), Uỷ ban đã tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và thực hiện an sinh xã hội được trên 19.313 tỉ đồng, trong đó: Quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp vận động được trên 3.865 tỉ đồng, vận động các doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ chương trình an sinh xã hội trực tiếp các địa phương trên 15.448 tỉ đồng. (Dữ liệu trên Trang thông tin Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày 26 - 10 - 2022)
a) Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã chuyển hướng sang sản xuất xanh nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và bảo vệ môi trường.
b) Việc tham gia chương trình "Vì người nghèo" là một biểu hiện trong trách nhiệm bắt buộc của các doanh nghiệp.
c) Số tiền hơn 19.000 tỉ đồng huy động được từ năm 2020 đến tháng 6/2022 cho Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội thể hiện sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp Việt Nam đối với xã hội.
d) Các doanh nghiệp không cần tham gia các chương trình an sinh xã hội vì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ nằm trong việc cải thiện hiệu quả kinh doanh và tuân thủ pháp luật.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................