Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 67
Bộ đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
ĐỀ SỐ 79 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: Giáo dục kinh tế và pháp luật
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng?
A. Hoạt động sản xuất - vận chuyển
B. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng
C. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ
D. Hoạt động phân phối - trao đổi
Câu 2: Sản xuất kinh doanh có vai trò
A. làm mất cân bằng xã hội.
B. làm ra sản phẩm tinh thần cho con người.
C. làm ra sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ.
D. làm giảm tỉ lệ sáng tạo của con người.
Câu 3: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định những vấn đề
A. cơ bản và quan trọng nhất.
B. cơ bản và cụ thể hóa mọi vấn đề.
C. quan trọng nhất đối với ngân sách.
D. quan trọng nhất đối với Đảng.
Câu 4: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 5: Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đã bán thêm mặt hàng này mà không khai báo cơ quan chức năng. Hành vi của anh A là biểu hiện nào của tính hai mặt trong cạnh tranh?
A. Cạnh tranh trực tuyến.
B. cạnh tranh tiêu cực.
C. cạnh tranh lành mạnh.
D. cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 6: Trong nền kinh tế, khi mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm, gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế khi đó lạm phát của nền kinh tế ở mức độ
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát tượng trưng.
Câu 7: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận nào dưới đây?
A. Bằng văn bản.
B. Bằng tiền đặt cọc.
C. Bằng tài sản cá nhân.
D. Bằng quyền lực.
Câu 8: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh?
A. Cách thức kinh doanh.
B. Hồ sơ kinh doanh.
C. Phản hồi của khách hàng.
D. Giá trị thặng dư sản phẩm.
Câu 9: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là
A. công dân bình đẳng về kinh tế.
B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. công dân bình đẳng về chính trị.
Câu 10: Do con ốm, chị H đi muộn mất 30 phút mà không kịp xin phép. Giám đốc công ty đã kỉ luật chị với hình thức buộc thôi việc. Chị H đã làm đơn gửi tới ông giám đốc đề nghị xem xét lại vì cho rằng quyết định của giám đốc là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của mình. Chị H cần làm đơn nào dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Đơn khiếu nại
B. Đơn trình bày
C. Đơn tố cáo
D. Đơn phản đối
Câu 11: Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi có ý thực hiện hành vi nào sau dây?
A. Ủy quyền phát ngôn với báo chí.
B. Phát tán thông tin chưa kiểm chứng.
C. Trình bày tham luận trong hội nghị.
D. Phê phán hệ tư tưởng lỗi thời.
Câu 12: Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B cùng gia đình đã chủ động cự tuyệt và kiên quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, muốn níu kéo tình cảm, anh A đột nhập vào phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới được chị làm vợ. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Đảm bảo an toàn tính mạng.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.
Câu 13: Đối với mỗi quốc gia, phát triển kinh tế thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Chuyển dịch vùng sản xuất.
B. Chuyển dịch cơ cấu ngành.
C. Chuyển dịch việc phân phối.
D. Chuyển đổi mô hình tiền tệ.
Câu 14: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam luôn kiên định quan điểm “ lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” điều này thể hiện nguyên tắc nào khi hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Bình đẳng.
B. Thỏa thuận.
C. Công bằng.
D. Cùng có lợi.
Câu 15: Ngày 14/1/1998, tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Việc gia nhập ASEAN là biểu hiện của hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào dưới đây?
A. Toàn quốc.
B. Toàn cầu.
C. Song phương.
D. Khu vực.
Câu 16: Bạn A học sinh lớp 10 trường THPT X không may bị tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị một tháng. Sau khi ra viện, bạn A được cơ quan bảo hiểm thanh toán toàn bộ chi phí điều trị và phẫu thuật theo quy định. Bạn A đã tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây?
A. Bảo hiểm thất nghiệp.
B. Bảo hiểm xã hội.
C. Bảo hiểm thương mại.
D. Bảo hiểm y tế.
Câu 17: Một trong những mục đích của việc thực hiện quản lý thu, chi trong gia đình là nhằm
A. cân bằng các mối quan hệ.
B. mối quan hệ cha mẹ và con.
C. cân bằng các khoản chi.
D. cân bằng tài chính gia đình.
Câu 18: ............................................
............................................
............................................
Câu 24: Trong hợp đồng thương mại quốc tế, nội dung nào sau đây không thuộc nguyên tắc tự do hợp đồng?
A. không vi phạm điều luật cấm.
B. không trái đạo đức xã hội.
C. gây thiệt hại cho lợi ích công cộng.
D. được quyền tự do lựa chọn đối tác.
PHẦN II: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
Câu 1: Công ty cổ phần B sản xuất hàng đồ chơi trẻ em. Từ nhiều năm nay, công ty đã thực hiện đầy đủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, hàng năm đầu tư hàng tỉ đồng để xây dựng hệ thống xử lí nước thải bảo vệ môi trường; sản xuất đồ chơi không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ em. Đồng thời, công ty còn thực hiện đúng nghĩa vụ kê khai và nộp thuế cho Nhà nước theo quy định.
a) Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là công ty đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội ở hình thức pháp lý và kinh tế.
b) Việc sản xuất các đồ chơi không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em là phù hợp với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở hình thức đạo đức và kinh tế.
c) Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước gắn liền với trách nhiệm nhân văn của doanh nghiệp.
d) Thông qua việc tạo ra những sản phẩm không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, công ty B đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy phát triển bền vững
Câu 2: Vợ chồng anh B, chị A cùng 2 con gái chung sống với mẹ đẻ của anh B là bà C làm giám đốc một công ty tư nhân. Do không ép được chị A sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được cháu trai, bà C đã bịa đặt chị A ngoại tình rồi gửi đơn ra tòa án đề nghị xem xét cho anh B li hôn vợ. Bức xúc với mẹ chồng, chị A đã bí mật rút tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng rồi bỏ việc công ty của bà C về kinh doanh cùng mẹ đẻ của chị là bà H. Trong thời gian chị A đi vắng, được bà C hứa sẽ hỗ trợ một khoản tiền lớn, chị M nhân viên của bà C cũng vừa ly hôn, đồng ý mang thai hộ cho anh B. Khi phát hiện mình đã có thai với anh B, chị M đã thông tin tới chị A và yêu cầu chị ly hôn để anh B kết hôn với chị và được chị A đồng ý. Sau khi biết chị gái mình ly hôn, anh Q là em trai chị A đã dùng hung khí uy hiếp và đánh anh B bị thương.
a) Bà C có quyền đề nghị tòa án xem xét ly hôn cho anh B và chị A vì chị A đã vi phạm nghiêm trọng đời sống hôn nhân.
b) Chị M mang thai hộ cho anh B nên không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
c) Anh Q uy hiếp và đánh anh B bị thương là vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.
d) Chị A rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để kinh doanh là phù hợp.
Câu 3: Câu trắc nghiệm đúng sai.
Tối 19/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xác nhận: tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.
a) Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là các vùng biển chủ quyền quốc gia của Việt Nam nên nước ta có chủ quyền đầy đủ và tuyệt đối.
b) Trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nước ta không được quyền hợp tác với các nước để khai thác vùng biển này.
c) Hoạt động khai thác thăm dò của Trung Quốc là vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam.
d) Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, các hoạt động giao thương hàng hải của nước khác phải xin phép Việt Nam.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................