Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Nghệ An
Đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Nghệ An sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) | KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ LỚP 12, NĂM HỌC 2024 – 2025 (đợt 1) Môn thi: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ tên thí sinh: …………………Số báo danh: …………….. | Mã đề thi 0801 |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Anh H điều khiển xe máy lưu thông trên quốc lộ 1A. Khi đến đoạn thuộc xã Y thì bị xe ô tô do anh N điều khiển đi ngược chiều va quệt làm xe máy ngã xuống đường, anh H bị thương, xe máy hư hỏng nặng. Lo sợ, anh N lên xe ô tô bỏ đi khỏi hiện trường. Anh T, một người lái taxi ở gần đó đã điều khiển xe bám theo anh N khoảng 3km thì chặn được. Bị anh T chặn xe yêu cầu giải quyết vụ va quệt, anh N và một người đi cùng trên chiếc xe là B đã xuống gây gổ và đập vỡ kính xe của anh T. Theo quy định pháp luật, những ai sau đây vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?
A. Anh T và anh B. B. Anh H và anh T.
C. Anh N và anh B. D. Anh H và anh N.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động là thể hiện nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Chính trị. B. Xã hội. C. Kinh tế. D. Lao động.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, hành vi tự ý vào nhà của người khác là vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Được bảo hộ về danh dự. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về tài sản. D. Được bảo hộ về đời tư.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ nộp thuế của công dân thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Tố cáo hành vi gian lận thuế nhập khẩu.
B. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
C. Khiếu nại vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng.
D. Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời.
Câu 5: Người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ, người trong gia đình phải chịu một trong những hậu quả nào sau đây?
A. Xử phạt hành chính. B. Cải tạo không giam giữ.
C. Truy cứu trách nhiệm hình sự. D. Trách nhiệm kỷ luật.
Câu 6: Văn hóa tiêu dùng có vai trò nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Yếu tố duy nhất quyết định sự tăng trưởng kinh tế.
B. Là cơ sở để xóa bỏ tập quán tiêu dùng truyền thống.
C. Là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
D. Quyết định phân phối thu nhập của xã hội.
Câu 7: Hình thức cho vay nào sau đây người vay phải trả lãi và một phần số nợ gốc hàng tháng?
A. Trả góp. B. Thế chấp. C. Tiêu dùng. D. Tín chấp.
Câu 8: Chị M đã được cấp giấy phép kinh doanh nước giải khát. Gần đây, nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao, chị đã đăng kí bán thêm mặt hàng này. Theo quy định của pháp luật, chị M đã thực hiện quyền kinh doanh của công dân ở những nội dung nào sau đây?
A. Chủ động đăng kí và sử dụng lao động theo quy định.
B. Tự do liên doanh và mở rộng ngành nghề kinh doanh.
C. Chủ động đăng kí và mở rộng ngành nghề kinh doanh.
D. Chủ động lựa chọn ngành nghề và sử dụng lao động.
Câu 9: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội, nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật là công dân bình đẳng
A. trước Nhà nước, xã hội. B. về trách nhiệm pháp lý.
C. trước cộng đồng dân cư. D. về quyền và nghĩa vụ.
Câu 10: Thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động phải có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải là
A. thất nghiệp thời vụ. B. thất nghiệp tạm thời.
C. thất nghiệp chu kỳ. D. thất nghiệp cơ cấu.
Câu 11: Anh S và anh Q cùng ký hợp đồng thuê mỗi người một phòng trọ của bà Y làm nơi ở trong thời hạn hai năm. Lợi dụng bà Y đi vắng, anh S rủ và được anh Q đồng ý cải tạo hai căn phòng để sản xuất pháo nổ. Theo quy định của pháp luật, bà Y được thực hiện việc làm nào sau đây?
A. Đánh, đuổi anh S và anh Q ra khỏi phòng trọ của mình.
B. Giam giữ anh C và anh Q để đòi tiền bồi thường.
C. Khiếu nại hành vi của anh S và anh Q lên UBND xã.
D. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà.
Câu 12: Yếu tố nào sau đây không phải là chỉ tiêu của tăng trưởng kinh tế?
A. Tổng sản phẩm quốc nội.
B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
C. Tổng thu chi ngân sách.
D. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật, một trong những quyền về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của công dân là được
A. đưa ra phác đồ điều trị theo ý muốn.
B. miễn tất cả các loại phí khám, chữa bệnh.
C. che dấu, không kê khai thông tin cá nhân.
D. thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe.
Câu 14: Một trong những nhược điểm của cơ chế thị trường là
A. hạn chế tính năng động của nhà sản xuất.
B. không phát huy được các nguồn lực kinh tế.
C. tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng của nền kinh tế.
D. giảm sự đa dạng của các loại hàng hóa.
Câu 15: Theo quy định của Hiến pháp 2013, cơ quan nào sau đây của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chức năng xét xử?
A. Tòa án nhân dân. B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 22, 23, 24.
Gia đình N có 4 người, bố N công tác tại một cơ quan Nhà nước có mức lương 11.000.000 đồng/tháng, mẹ là công nhân có mức lương 7.000.000 đồng/tháng, anh trai đang làm việc tại một công ty với mức lương 9.000.000 đồng/tháng còn N đang học lớp 12. Ngoài các khoản thu nhập trên, gia đình N còn có 3.000.000 đồng/tháng từ việc cho thuê phòng trọ. Bố mẹ N thống nhất mỗi tháng dành 50% thu nhập cho các khoản chi tiêu thiết yếu, 20% chi không thiết yếu và 30% để tiết kiệm. Do công ty thiếu việc làm nên 2 tháng nay anh trai N bị mất việc, thu nhập của gia đình giảm sút.
Câu 22: Khi có biến động về thu nhập, bố mẹ N cần lựa chọn việc làm nào sau đây để đảm bảo kế hoạch thu, chi trong gia đình?
A. Cắt giảm chi tiêu không thiết yếu.
B. Ưu tiên cho mục tiêu tiết kiệm.
C. Dành toàn bộ cho chi thiết yếu.
D. Cắt giảm chi tiêu thiết yếu.
Câu 23: Việc xác định các nguồn thu nhập sẽ giúp gia đình N biết được
A. tình trạng hôn nhân gia đình. B. tình hình tài chính hiện tại.
C. mối quan hệ giữa các thành viên. D. tình hình tài chính tương lai.
Câu 24: Khoản thu nhập nào sau đây của gia đình N là thu nhập thụ động?
A. 7.000.000 đồng. B. 11.000.000 đồng.
C. 3.000.000 đồng. D. 9.000.000 đồng.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Theo số liệu thống kê, năm 2023, toàn ngành BHXH Việt Nam đã giải quyết, chi trả đầy đủ, kịp thời cho 95.670 người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; 1.304.203 người hưởng các chế độ trợ cấp BHXH một lần; 8.849.210 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết 1.050.028 người hưởng trợ cấp thất nghiệp; 19.185 người hưởng hỗ trợ học nghề. Cùng với đó, cả nước có hơn 174,8 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, tăng trên 23,4 triệu lượt khám chữa bệnh so với năm 2022; số chi khám chữa bệnh BHYT khoảng 124,3 nghìn tỷ đồng…
a) Theo số liệu thống kê, năm 2023, toàn ngành BHXH Việt Nam đã giải quyết, chi trả đầy đủ, kịp thời cho 95.670 người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng là thể hiện vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội.
b) Năm 2023 có 1.050.028 người hưởng trợ cấp thất nghiệp, chứng tỏ ở Việt Nam người bị thất nghiệp đều được hưởng chế độ này.
c) Tổng số lượt khám, chữa bệnh BHYT trong năm 2023 tăng hơn 23 triệu lượt so với năm 2022. Điều này cho thấy người dân đang lạm dụng quỹ BHYT, gây áp lực tài chính cho ngành BHXH Việt Nam.
d) Toàn ngành BHXH Việt Nam đã giải quyết cho 8.849.210 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thuộc chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Câu 2: K là học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở X. Hằng năm, nhà trường thường tổ chức cho tất cả học sinh đi tham quan trải nghiệm các di tích lịch sử - văn hoá ở tỉnh nhà. Lo lắng an toàn cho con nên bố mẹ chưa bao giờ cho K tham gia. Bố mẹ luôn đặt ra mục tiêu cho K phải trở thành học sinh xuất sắc trên mọi mặt. Ngoài học văn hóa trên trường, bố mẹ còn cho K học đàn, học dẫn chương trình - những môn học K không yêu thích. Do áp lực, thời gian gần đây K tỏ ra buồn bã, ít nói, thường ngồi trong phòng không muốn tiếp xúc với ai.
a) Hoạt động của trường Trung học cơ sở X đảm bảo quyền công dân trong hưởng thụ giá trị văn hóa nhưng không đúng với quyền học tập của công dân.
b) Cấp học mà bạn K đang theo học thuộc diện giáo dục bắt buộc được quy định trong Luật Giáo dục 2019.
c) Hành vi của bố mẹ K vừa vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, vừa vi phạm Luật phòng, chống Bạo lực gia đình.
d) Bố mẹ K cần quan tâm, gần gũi và hiểu con hơn, tránh để lại hậu quả xấu đối với sức khỏe tâm thần của K.
Câu 3: Ngày 30/11/2023, tàu cá CM do ông Q làm thuyền trưởng, trên tàu có 6 thuyền viên, làm thủ tục xuất bến qua Trạm Kiểm soát Biên phòng đảm bảo thủ tục, giấy tờ theo quy định. Khi ra biển hoạt động, ông Q giao cho ông S (thuyền viên trên tàu) làm thuyền trưởng (nhưng ông S không có văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng), sau đó, ông Q quay vào bờ. Trong thời gian đánh bắt hải sản trên vùng biển giáp ranh giữa nước V và nước T, do hoạt động khai thác kém hiệu quả, ngày 15/12/2023, ông S gọi điện cho ông Q hỏi ý kiến về việc sẽ đưa tàu cá sang vùng lãnh hải của nước T để khai thác hải sản và được sự cho phép của ông Q. Ngày 16/12/2023, khi tàu CM đang khai thác hải sản trên vùng biển nước T thì bị lực lượng chức năng nước T kiểm tra, bắt giữ. Tại Đồn Biên phòng, ông Q thừa nhận là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của tàu cá CM và đã có hành vi đưa tàu cá CM sang vùng lãnh hải nước T khai thác thủy sản trái phép.
a) Trong trường hợp tàu CM bị lực lượng chức năng nước T bắt giữ, nước V có thể yêu cầu trả lại tàu và thuyền viên ngay lập tức để nước V xử lý mà không cần đàm phán.
b) Hành vi của tàu cá CM là vi phạm chủ quyền quốc gia của nước T.
c) Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), khi một tàu cá vi phạm vùng biển của quốc gia khác, quốc gia đó có quyền bắt giữ và xử lý theo luật pháp của họ.
d) Nếu tàu CM không đánh bắt hải sản, chỉ đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải của nước T mà không cần xin phép thì hoàn toàn không vi phạm về chủ quyền của nước T.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................