Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên
Đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Thái Nguyên sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 4 trang)
THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 (Lần 2) Bài thi môn: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Chỉ tiêu nào sau đây là một trong những căn cứ để đo lường sự tăng trưởng kinh tế?
A. Tổng thu nhập quốc dân. B. Tỉ giá hối đoái.
C. Tổng thu ngân sách. D. Tỉ lệ lạm phát.
Câu 2. Nội dung nào sau đây thể hiện chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản của nhà nước?
A. Hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị mất thu nhập do thất nghiệp.
B. Ngân sách nhà nước được sử dụng chủ yếu để cứu trợ thiên tai và dịch bệnh.
C. Thu hút đầu tư, tăng cường cơ hội việc làm, bảo đảm thu nhập cho người dân.
D. Hệ thống mạng lưới y tế và giáo dục cấp cơ sở ngày càng được mở rộng.
Câu 3. Trong các nhân tố sau đây, đâu không phải là yếu tố nội tại giúp việc tạo ý tưởng kinh doanh cho mỗi cá nhân?
A. Sự đam mê. B. Vị trí địa lý.
C. Trình độ hiểu biết. D. Kinh nghiệm thực tế.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây của pháp luật là cơ sở để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính thống nhất về thể thức văn bản. Câu 5. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình là đối với con cha mẹ phải
A. quyết định nghề nghiệp cho con. B. ấn định việc kết hôn của con.
C. quản lí thu nhập của con. D. tôn trọng ý kiến của con.
Câu 6. Hình thức sản xuất kinh doanh với các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh là mô hình
A. kinh tế hợp tác xã. B. kinh tế thuộc công ty hợp danh.
C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. kinh tế hộ gia đình.
Câu 7. Bảo hiểm y tế mang lại lợi ích nào sau đây cho người bệnh khi đau ốm?
A. Được hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ đặc biệt.
B. Nhận được một khoản tiền trợ cấp sau khi ra viện.
C. Được cấp phát tất cả loại thuốc trong quá trình điều trị.
D. Giảm gánh nặng tài chính cho gia đình khi điều trị bệnh.
Câu 8. Hiến pháp 2013 quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá xã hội là thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quyền con người. B. Tư cách pháp nhân.
C. Nghĩa vụ công dân. D. Trách nhiệm pháp lí.
Câu 9. Việc sử dụng các khoản thu chi nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên sao cho phù hợp với các nguồn thu nhập là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bản dự toán chi tiêu cá nhân. B. Lập kế hoạch tài chính cá nhân.
C. Quản lí nguồn vốn đầu tư công. D. Quản lí thu, chi trong gia đình.
Câu 10. Việc làm nào sau đây là thể hiện thói quen chi tiêu hợp lí trong gia đình?
A. Mua sắm theo nhu cầu của các thành viên. B. Chi tiêu vượt quá mức thu nhập hiện có.
C. Duy trì nguồn quỹ dự phòng cho gia đình. D. Cắt giảm tối đa các khoản chi thiết yếu. Câu 11. Hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền tự do cơ bản nào sau đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền được bảo hộ về tính mạng.
C. Quyền bất khả xâm phạm về danh tính. D. Quyền được bảo hộ về sức khỏe.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng về sự phát triển kinh tế?
A. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.
B. Tăng trưởng kinh tế là sự kết hợp của phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu.
C. Quá trình biến đổi về lượng của các ngành sản xuất là sự phát triển kinh tế.
D. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là giảm được tỉ lệ lạm phát.
Câu 13. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội thể hiện bằng việc làm nào sau đây?
A. Tham gia đăng kí chữ kí số cá nhân trên dịch vụ công quốc gia.
B. Phát biểu ý kiến tại cuộc họp về việc bảo vệ môi trường của khu phố.
C. Niêm yết danh sách ứng cử viên trước khi tiến hành tham gia bầu cử.
D. Chia sẻ kinh nghiệm mua hàng trực tuyến trên không gian mạng.
Câu 14. Trong nền kinh tế, khi mức giá chung của các hàng hoá, dịch vụ tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định là biểu hiện của hiện tượng nào sau đây?
A. Tăng trưởng. B. Thất nghiệp. C. Đầu cơ. D. Lạm phát.
Câu 15. Nội dung nào sau đây thể hiện là vai trò của bảo hiểm?
A. Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế- xã hội.
B. Góp phần kìm hãm tỉ lệ lạm phát trong nền kinh tế.
C. Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
D. Tăng hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Câu 16. Số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định là nội dung khái niệm nào sau đây?
A. Lưu thông. B. Cầu. C. Trao đổi. D. Cung.
Câu 17. ............................................
............................................
............................................
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 23, 24.
Anh T là công nhân tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử. Trong quá trình làm việc, anh bị tai nạn lao động và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập viện, nhân viên y tế phát hiện anh T không có bảo hiểm y tế nên đã bị từ chối một số xét nghiệm cần thiết. Qua tìm hiểu, công ty không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho anh T dù anh đã kí kết hợp đồng với đầy đủ nội dung thỏa thuận về tham gia các loại bảo hiểm trên và vào làm việc tại công ty hơn một năm.
Câu 23. Việc từ chối một số xét nghiệm đối với anh T trong tình huống trên đã xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền được hưởng trợ cấp đột xuất. B. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
C. Quyền bất khả xâm phạm thân thể. D. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
Câu 24. Trong trường hợp công ty đóng bảo hiểm y tế đầy đủ cho anh T thì anh sẽ được hưởng quyền lợi nào sau đây khi bị tai nạn lao động?
A. Được công ty hỗ trợ một phần chi phí điều trị. B. Được miễn toàn bộ chi phí điều trị.
C. Được chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh. D. Tự chi trả toàn bộ các khoản viện phí.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Tại Lễ tôn vinh Saigon Times CSR 2024, ABBANK được trao tặng danh hiệu "Doanh nghiệp vì cộng đồng" khi xây dựng và triển khai nhiều kế hoạch an sinh xã hội và phát triển cộng đồng thiết thực, mang nhiều tác động tích cực lâu dài, góp phần lan tỏa thông điệp "Vì một tương lai bền vững". Chiến lược hoạt động cộng đồng của ABBANK được xây dựng và triển khai tập trung vào 3 trọng tâm chính là y tế - sức khỏe cộng đồng; giáo dục - phát triển con người và bảo vệ môi trường. Riêng trong năm 2024, ABBANK đầu tư hơn 8 tỷ đồng ngân sách cùng 15.000 giờ tình nguyện tâm huyết được ghi nhận từ đông đảo cán bộ nhân viên cho các dự án cộng đồng. Bên cạnh việc mang lại giá trị cho khách hàng, cổ đông, nhân viên cũng như cộng đồng và xã hội. ABBANK luôn hướng tới mục tiêu này trong mọi chiến lược kinh doanh cũng như hoạt động của mình, trong đó chắc chắn phải kể đến các hoạt động cộng đồng của ngân hàng. Giải thưởng này thực sự có ý nghĩa lan tỏa và nhân rộng những giá trị tốt đẹp mà các doanh nghiệp lớn nhỏ đang không ngừng nỗ lực mang lại cho xã hội, góp phần xây dựng một xã hội vững mạnh và tạo ra những giá trị bền vững cho tương lai.
- ABBANK triển khai chiến lược hoạt động cộng đồng với trọng tâm là y tế- sức khoẻ cộng đồng là thể hiện trách nhiệm nhân văn.
- Năm 2024, ABBANK đầu tư hơn 8 tỷ đồng ngân sách cùng 15.000 giờ tình nguyện từ đông đảo cán bộ nhân viên cho các dự án cộng đồng về giáo dục và phát triển con người.
- Trọng tâm về bảo vệ môi trường mà ABBANK hướng tới trong hoạt động cộng đồng là thể hiện trách nhiệm đạo đức.
- Thông tin trên đề cập đến đầy đủ các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Câu 2. Theo thống kê, lũy kế đến nay, đã có 313 dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, có 175 dự án FDI số vốn đăng ký 11,33 tỷ USD và 138 dự án DDI với số vốn đăng ký 22,365 nghìn tỷ đồng. Có nhiều dự án của các tập đoàn lớn, sử dụng công nghệ cao và thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đến đầu tư, tạo nên nguồn lực mới quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế công nghiệp của tỉnh trong những năm tiếp theo. Trong năm qua có những dự án đáng chú ý như sản xuất tấm silic đơn tinh thể và pin năng lượng mặt trời của Trina Solar Cell Việt Nam với mức đầu tư trên 450 triệu USD, PVC Huali Việt Nam tại khu công nghiệp Điềm Thụy với tổng vốn 40 triệu USD, và Nhà máy KHVATEC Thái Nguyên tại khu công nghiệp Yên Bình với tổng vốn 25 triệu USD. Với những kết quả trên, chỉ trong vòng 3 năm, Chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được VCCI công bố hàng năm) của Thái Nguyên tăng liên tiếp, từ vị trí thứ 28 (năm 2021) lên vị trí thứ 23 (năm 2023), điều này cho thấy môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được cải thiện rất nhiều so với giai đoạn trước. Sức hút đầu tư của Thái Nguyên được thể hiện mạnh mẽ với dòng vốn FDI đang dịch chuyển dần và Thái Nguyên đang khẳng định là điểm đến hấp dẫn thu hút “làn sóng” dịch chuyển đầu tư.
(Nguồn: https://tapchicongthuong.vn)
- Dòng vốn FDI được đầu tư vào Thái Nguyên là thể hiện của hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ.
- Từ các số liệu trong thông tin nêu trên cho thấy sự hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là ở cấp độ song phương.
- Trong 313 dự án đầu tư vào Thái Nguyên có 175 dự án DDI số vốn đăng ký 11,33 tỷ USD.
- Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thái Nguyên tăng liên tiếp cho thấy môi trường đầu tư trên địa bàn đang có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Câu 3. Năm 1994, Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, trước khi Công ước chính thức có hiệu lực vào tháng 12-1994. Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn UNCLOS năm 1982 đã khẳng định rõ, bằng việc phê chuẩn UNCLOS năm 1982, Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Sau khi trở thành thành viên chính thức của UNCLOS năm 1982, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong nước để cụ thể hóa các quy định của Công ước trong nhiều lĩnh vực, như biên giới lãnh thổ, hàng hải, thủy sản, dầu khí, bảo vệ môi trường biển và hải đảo... Với tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS năm 1982, Việt Nam đã phân định các vùng biển chồng lấn thành công với nhiều nước láng giềng. Cho tới nay, các hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng được thực hiện đúng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS năm 1982, góp phần thúc đẩy quan hệ hòa bình, ổn định và phát triển giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng.
(Theo nguồn: https://www.tapchicongsan.org.vn)
Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn UNCLOS năm 1982 là một trong những minh chứng thể hiện lập trường của Việt Nam trong việc tuân thủ Điều ước quốc tế.
Các văn bản pháp luật quốc gia về hàng hải, thuỷ sản, dầu khí mà Việt Nam ban hành có hiệu lực pháp lý cao hơn UNCLOS năm 1982.
Sau khi gia nhập UNCLOS năm 1982, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để cụ thể hóa các quy định của Công ước là thể hiện mối quan hệ giữa Pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế.
UNCLOS năm 1982 không cho phép Việt Nam thăm dò, khai thác hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................