Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên (2)
Đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Thái Nguyên (2) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 4 trang)
THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 (Lần 1)
Bài thi môn: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Theo quan niệm của người dân, vào dịp gần đến ngày vía Thần Tài số lượng người dân đi mua vàng để lấy may nên giá vàng tăng mạnh. Việc giá vàng tăng cao trong dịp này là thể hiện mối quan hệ cung – cầu nào sau đây?
A. Cung bằng với cầu. B. Cung nhỏ hơn cầu.
C. Cầu nhỏ hơn cung. D. Cung lớn hơn cầu.
Câu 2. Chủ thể nào sau đây đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế?
A. Chủ thể trung gian. B. Chủ thể sản xuất.
C. Chủ thể nhà nước. D. Chủ thể tiêu dùng.
Câu 3. Hiến pháp 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định cơ quan có thẩm quyền xét xử là
A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Toà án nhân dân.
C. Mặt trận Tổ quốc. D. Uỷ ban nhân dân.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là một trong những năng lực cần thiết của người kinh doanh?
A. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. B. Năng lực thiết lập quan hệ.
C. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. D. Năng lực mua hàng trực tuyến.
Câu 5. Theo quy định của pháp luật, việc chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản là thực hiện quyền nào sau đây?
A. Quyền chiếm hữu tài sản. B. Quyền định đoạt tài sản.
C. Quyền thừa kế tài sản. D. Quyền sử dụng tài sản.
Câu 6. Sinh viên A là người dân tộc thiểu số đang theo học tại trường Đại học chuyên ngành ngôn ngữ nhận được thẻ cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại tổ bầu cử nơi mình sinh sống là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Bỏ phiếu kín. B. Đồng thuận. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Hội nhập kinh tế là con đường ngắn nhất giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách lạc hậu.
B. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo sự thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cho quốc gia.
C. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ có lợi cho các quốc gia đang cần thu hút nguồn vốn đầu tư.
D. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các nước tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài. Câu 8. Loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình là thuộc loại hình bảo hiểm nào sau đây?
A. Bảo hiểm y tế bắt buộc. B. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
C. Bảo hiểm thương mại. D. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Câu 9. Việc làm nào sau đây là thực hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp?
A. Triển khai các hoạt động giới thiệu sản phẩm và tri ân khách hàng.
B. Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra thế giới.
C. Tham gia quyên góp ủng hộ cho đồng bào bị thiệt hại do thiên tai.
D. Kê khai hồ sơ đăng kí và nộp thuế đúng thời hạn theo quy định.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây của pháp luật là cơ sở để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức?
A. Tính đồng nhất về nội dung. B. Tính chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 11. Trong kinh tế thị trường, việc làm nào sau đây của chủ thể kinh tế thể hiện sự cạnh tranh lành mạnh?
A. Xả chất thải chưa xử lí ra môi trường. B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Đầu cơ tích trữ nâng giá cả hàng hoá. D. Sao chép làm giả nhãn hiệu.
Câu 12. Theo quy định của pháp luật, quyền tự do kinh doanh của công dân thể hiện ở việc được
A. lựa chọn quy mô kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
B. thuê và sử dụng lao động chưa thành niên làm việc trọng mọi ngành nghề.
C. miễn nộp tất cả các loại thuế khi doanh nghiệp sử dụng lao động nữ.
D. thay đổi ngành nghề khác với lĩnh vực được cấp chứng nhận kinh doanh.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là tiêu chí thể hiện sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia?
A. Sự gia tăng giá cả của hàng hoá. B. Sự gia tăng mức thu nhập của người dân.
C. Sự gia tăng về mật độ dân số. D. Sự gia tăng mức sống của người dân.
Câu 14. Ở nước ta hiện nay, chính sách nào sau đây không thuộc hệ thống chính sách an sinh xã hội cơ bản?
A. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội. B. Chính sách trợ giúp xã hội.
C. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. D. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo.
Câu 15. Nhận thấy trên địa bàn có sẵn nguồn nguyên liệu gỗ keo do người dân địa phương thu hoạch từ việc trồng rừng. Ông K đã cùng các thành viên trong gia đình đầu tư vốn và công sức mở xưởng sản xuất, chế biến gỗ nhằm cung cấp nguyên liệu cho các đối tác có nhu cầu thu mua để sản xuất các sản phẩm nội thất. Hoạt động kinh tế của ông K và các thành viên thuộc mô hình kinh tế nào sau đây?
A. Kinh tế hộ gia đình. B. Hợp tác xã.
C. Công ty cổ phần. D. Công ty hợp danh.
Câu 16. Trong một nền kinh tế, khi mức độ tăng giá cả ở một con số hàng năm (từ 0% đến dưới 10%) được gọi là lạm phát
A. nghiêm trọng. B. siêu lạm phát. C. phi mã. D. vừa phải.
Câu 17. ............................................
............................................
............................................
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 23,24.
Do cần số vốn là 250 triệu đồng đầu tư vào kinh doanh chế biến nông sản, ông H đã thế chấp chiếc xe ô tô của mình với ngân hàng X để vay tiền. Sau một thời gian đi vào hoạt động, ông H đã đạt thành công trên thị trường với sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Với tâm huyết và đam mê với nghề, ông H đã xây dựng một thương hiệu nông sản sạch, an toàn và chất lượng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở do ông phụ trách đã giúp người dân tiêu thụ được sản lượng nông sản của địa phương. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế và thu nhập của các gia đình được nâng cao và tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.
Câu 23. Để có vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, ông H đã thực hiện quyền của công dân về sở hữu tài sản nào sau đây?
- Thực hiện quyền sử dụng đối với chiếc xe ô tô của mình để thế chấp vay vốn.
- Thực hiện quyền định đoạt đối với chiếc xe ô tô của mình để thế chấp vay vốn.
- Thực hiện quyền phát mại đối với chiếc xe ô tô của mình để thế chấp vay vốn.
- Thực hiện quyền thanh lý đối với chiếc xe ô tô của mình để thế chấp vay vốn.
Câu 24. Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ông H phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
- Chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản.
- Lựa chọn và quyết định hình thức vay vốn của ngân hàng.
- Kê khai hồ sơ thuế và nộp thuế đầy đủ theo quy định.
- Chỉ được tuyển dụng nguồn lao động tại địa phương.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Sau nhiều năm nỗ lực, đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 100 tỷ USD; năm 2017 (sau 5 năm) vượt mốc 200 tỷ USD; năm 2021 (sau 4 năm) vượt mốc 300 tỷ USD. Năm 2024 ghi nhận nhiều thành tựu quan trọng đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tiến sát mốc 800 tỷ USD, đạt mức kỷ lục 786,29 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua mốc 400 tỷ USD (sau 3 năm). Đây là thành tựu quan trọng trong nỗ lực phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam. Kết quả này cũng đưa nước ta vươn lên vị trí 17 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.
(Theo Ban kinh tế Trung ương, ngày 10/01/2025)
a) Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2024 của nước ta tăng 13,4% so với năm trước đã ghi nhận thành công của quá trình hội nhập kinh tế về thanh toán và tín dụng quốc tế.
b) Theo thông tin trên, cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam năm 2024 đạt ở mức nhập siêu.
c) Số liệu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ở trong tin trên là thể hiện của hoạt động thương mại quốc tế.
d) Năm 2024, Việt Nam vươn lên vị trí 17 trong 20 nước nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới là thành tựu to lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế về phát triển đầu tư quốc tế.
Câu 2. Năm 2024 nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đã đề ra. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,86% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,35%, đóng góp 44,03%; khu vực dịch vụ tăng 8,21%, đóng góp 51,11%. Về sử dụng GDP quý IV/2024, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 7,98%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 11,35%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 13,49%. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 11,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,64%; khu vực dịch vụ chiếm 42,36%.
(Theo Tạp chí Ngân hàng, ngày 07/01/2025)
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 11,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,64%; khu vực dịch vụ chiếm 42,36% là sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế.
Đoạn thông tin đề cập đến sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế. Đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 có dấu hiệu giảm so với cùng kì năm trước đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế ở nước ta năm 2024 đạt 7,55% và vượt mục tiêu đã đề ra.
Câu 3. Đến hết tháng 6/2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội là 18,305 triệu người; đạt tỷ lệ bao phủ là 39,05%, tăng 1,164 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 16,678 triệu người; số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1,627 triệu người. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 14,965 triệu người; đạt tỷ lệ bao phủ là 31,93% lực lượng lao động trong độ tuổi; tăng 955 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 92,131 triệu người; đạt tỷ lệ bao phủ là 91,86% dân số; tăng 1,225 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tổng số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2024 tăng 19.870 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
(Theo Báo Nhân dân, ngày 09/7/2024)
- Kết quả đạt được của 6 tháng đầu năm 2024 về số người tham gia bảo hiểm xã hội là góp phần duy trì sự ổn định xã hội.
- Số lượng 92,131 triệu người tham gia bảo hiểm y tế đều thuộc loại hình bảo hiểm y tế bắt buộc.
- Nội dung thông tin nêu trên đề cập đến toàn bộ hệ thống chính sách an sinh xã hội của nước ta.
- Việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp của 14,965 triệu người là nhằm bù đắp cho họ một phần thu nhập khi người lao động bị mất việc làm.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................