Đề thi thử Kinh tế pháp luật Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Thanh Hoá

Đề thi thử tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

CỤM TRƯỜNG THPT

ĐỀ KHẢO SÁT CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP LỚP 12

LẦN 2, NĂM HỌC 2024 - 2025

Môn: KTPL

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 04 trang)

Thời gian: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ, tên thí sinh:......................................................................... SBD:.....................

Mã đề thi

 
    

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Nội dung nào dưới đây là nhận định không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

     A.  Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.

     B.  Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

     C.  Mọi tôn giáo, tín ngưỡng được tự do hoạt động.

     D.  Các tôn giáo có quyền hoạt động theo pháp luật.

Câu 2. Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh được đăng kí tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

     A.  Một địa điểm.           B. Ba địa điểm.             C. Hai địa điểm.            D. Bốn địa điểm.

Câu 3. Bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để tổ chức bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm là đặc điểm của loại hình bảo hiểm nào sau đây?

     A.  Bảo hiểm thất nghiệp.                                       B.  Bảo hiểm thương mại.

     C.  Bảo hiểm y tế.                                                    D.  Bảo hiểm xã hội.

Câu 4. Trách nhiệm nào sau đây không phải là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

     A.  Trách nhiệm quốc phòng.                                B.  Trách nhiệm kinh tế.

     C.  Trách nhiệm đạo đức.                                       D.  Trách nhiệm pháp lý.

Câu 5. Mọi hành vi vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước xã hội, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí khác nhau tùy theo

     A.  tính chất, mức độ vi phạm.                              B.  người vi phạm là ai.

     C.  hành động như thế nào.                                    D.  nhận thức của mỗi người.

Câu 6. Những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Điều này thể hiện khía cạnh nào trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

     A.  Pháp lý.                     B.  Nhân văn.                  C.  Đạo đức.                    D.  Kinh tế.

Câu 7. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của sản xuất kinh doanh?

     A.  Tạo điều kiện phát huy hết những tiềm năng của nền kinh tế quốc dân.

     B.  Làm ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

     C.  Hỗ trợ người tiêu dùng lựa chọn loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu.

     D.  Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động trong quá trình sản xuất.

Câu 8. Bình đẳng giới không có ý nghĩa nào sau đây đối với đời sống của con người và xã hội?

     A.  Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

     B.  Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.

     C.  Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

     D.  Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Câu 9. Đối với mỗi quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nào dưới đây là tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế?

     A.  Cơ cấu thu nhập.                                               B.  Cơ cấu ngành kinh tế.

     C.  Cơ cấu lãnh thổ.                                                D.  Cơ cấu vùng kinh tế.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của hoạt động phân phối - trao đổi?

     A.  Quản lí nền kinh tế vĩ mô.

     B.  Giúp người sản xuất bán được hàng hóa.

     C.  Khâu trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

     D.  Cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng.

Câu 11. Chính sách hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập là nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?

     A.  Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

     B.  Chính sách trợ giúp xã hội.

     C.  Chính sách bảo hiểm xã hội.

     D.  Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

     A.  Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

     B.  Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

     C.  Bảo đảm nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước và tham gia hoạt động xã hội.

     D.  Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

Câu 13. : “Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và quyền ứng cử cũng chính là bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế” là một nội dung thuộc

     A.  nội dung quyền bầu cử, ứng cử.

     B.  Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử.

     C.  nguyên tắc bầu cử, ứng cử.

     D.  bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phù hợp với quy định về quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2020?

     A.  Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

     B.  Doanh nghiệp được chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh.

     C.  Doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

     D.  Doanh nghiệp được tự do huy động vốn từ mọi nguồn khác nhau cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Câu 15. Xác định các biện pháp, cách thức hoạt động, kế hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra là nội dung của bước lập kế hoạch kinh doanh nào sau đây?

     A.  Xác định ý tưởng kinh doanh.                         B.  Xác định mục tiêu kinh doanh.

     C.  Xác định chiến lược kinh doanh.                    D.  Xác định đối thủ cạnh tranh.

Câu 16. Chính phủ Việt Nam thường căn cứ vào những số liệu, đánh giá, báo cáo tổng hợp về nền kinh tế của cơ quan nào để đề ra những giải pháp phát triển kinh tế?

     A.  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.                            B.  Tổng cục Thống kê.

     C.  Hội Bảo vệ người tiêu dùng.                            D.  Tổng cục Dân số.

Câu 17. ............................................

............................................

............................................

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi  23, 24

Chị B được bố mẹ là ông A và bà H tặng cho một mảnh đất để xây nhà và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, vợ chồng anh trai của chị B khi biết chuyện đã bày tỏ thái độ bất mãn, phản đối việc làm của bố mẹ vì cho rằng mảnh đất đó là phần của mình, chị B là con gái nên không có quyền hưởng. Ngày chị B khởi công xây nhà, vợ chồng anh trai đã dẫn theo một số người đến ngăn cản, đe dọa cấm chị B tiếp tục xây dựng.

Câu 23. Việc chị B khởi công xây dựng nhà trên mảnh đất bố mẹ cho thể hiện quyền nào dưới đây đối với tài sản?

     A.  Định đoạt tài sản.                                              B.  Khai thác tài sản

     C.  Sử dụng tài sản.                                                 D.  Sở hữu tài sản

Câu 24. Việc ông A và bà H tặng mảnh đất cho chị B thể hiện quyền nào dưới đây của ông bà đối với tài sản?

     A.  Chiếm hữu tài sản.                                            B.  Định đoạt tài sản.

     C.  Quản lý tài sản.                                                  D.  Sử dụng tài sản.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Theo lãnh đạo Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông LHT, sau khi phát hiện sáu trường hợp học sinh bỗng dưng bỏ học, giáo viên chủ nhiệm đã chủ động liên hệ với phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân. Đây là các học sinh đang học các khối lớp 7, 8, 9 và 10 của trường.

Qua trao đổi, phụ huynh của các học sinh này cho hay con của họ bị "người lạ" rủ xuống thành phố làm công nhân may, hứa hẹn với gia đình mức đãi ngộ hấp dẫn nên đã cho các em nghỉ học để đi làm. Ngay sau đó, Nhà trường đã vận động gia đình để khuyên bảo các em trở về, đồng thời báo cáo với chính quyền địa phương để được hỗ trợ.

Ngày 10/02/2023, lực lượng chức năng đã đưa được cả sáu học sinh này về nhà an toàn. Các em kể lại, khi tới thành phố, tất cả đều phải làm việc rất nặng nhọc, bị bóc lột sức lao động, không đúng như hứa hẹn trước đó.

     a)  Sáu em học sinh đang theo học tại Trường THCS – THPT LHT trong trường hợp trên không thuộc diện giáo dục bắt buộc.

     b)  Sáu em học sinh cần học hết bậc THPT để hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật.

     c)  Khi gặp tình huống tương tự, học sinh nên thông báo cho các thầy, cô giáo hoặc cá nhân, cơ quan có thẩm quyền nếu bị bố mẹ bắt nghỉ học để đi làm.

     d)  Hành vi của các đối tượng "người lạ" không vi phạm đến quyền được học tập của các em học sinh mà nhằm giúp các em và gia đình phát triển kinh tế.

Câu 2. Chính sách mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam là một trong những trọng tâm chiến lược trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng hành lang pháp lý minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, và hỗ trợ doanh nghiệp đã được áp dụng, cùng với việc cải cách hành chính nhằm giảm thiểu thủ tục và chi phí cho nhà đầu tư. Việt Nam cũng chủ động tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các hiệp định thế hệ mới như CPTPP và EVFTA, mở ra cánh cửa hội nhập sâu rộng hơn với các thị trường lớn trên toàn cầu. Nhờ các chính sách này, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam không ngừng tăng trưởng, đóng góp quan trọng vào việc tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu và chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

     a)  FDI đóng góp vào việc tạo việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

     b)  Việt Nam chủ yếu dựa vào các chính sách thuế để thu hút đầu tư nước ngoài.

     c)  Việt Nam đã cải thiện môi trường kinh doanh kể từ sau Đổi mới năm 1986.

     d)  Các cải cách hành chính tại Việt Nam không ảnh hưởng đến quá trình thu hút FDI.

Câu 3. Nhà ông K có nuôi đàn vịt trắng 50 con. Tối hôm đó khi đuổi vịt vào chuồng, ông thấy có 10 con vịt xám lạc vào cùng với đàn vịt nhà mình. Thấy vậy, sáng hôm sau ông đã đến nhà bác trưởng thôn nhờ thông báo với chính quyền và nhân dân trong xã xem nhà ai có vịt bị thất lạc thì đến nhận lại. Trong thời gian chưa có người nhận lại, ông K đã nuôi 10 con vịt đó và đàn vịt đã đẻ được 70 quả trứng. Sau 20 ngày thông bảo của chính quyền xã, bà H ở xã bên đến nhà ông K trình bày việc đàn vịt nhà bà lạc vào đàn vịt nhà ông K và xin được nhận lại 10 con vịt xám và số trứng vịt đẻ ra. Ông K đồng ý trả lại 10 con vịt xám nhưng không đồng ý trả lại trứng và yêu cầu bà thanh toán cho mình tiền mua cám cho vịt ăn trong 20 ngày.

     a)  Ông K nuôi 10 con vịt xám lạc vào đàn vịt nhà mình và thông báo cho chính quyền tìm chủ nhân của đàn vịt là hành vi tôn trọng tài sản của người khác.

     b)  Trong thời gian nuôi 10 con vịt xám lạc vào đàn vịt nhà mình, ông K có quyền chiếm hữu đối với số vịt đó.

     c) Ông K có quyền định đoạt đối với 10 con vịt xám thất lạc trong thời gian nuôi tại gia đình ông.

     d)  Bà H là chủ sở hữu 10 con vịt xám bị lạc đàn nên phải trả tiền mua thức ăn cho ông K trong thời gian ông nuôi 10 con vịt là đúng quy định.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Giáo dục kinh tế và pháp luật - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay