Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2

Giáo án chuyên đề CĐ1: Hoạt động 1,2 sách chuyên đề học tập địa lí 10 cánh diều. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều CĐ1: Hoạt động 1,2

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 10 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(10 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm, các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
  • Giải thích được nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
  • Phân tích được các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu.
  • Giải thích được tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Hệ thống hóa được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, trình bày các vấn về biến đổi khí hậu.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Năng lực địa lí:
  • Nhận thức khoa học địa lí: thông qua việc trình bày khái niệm, các biểu hiện của biến đổi khí hậu; giải thích nguyên nhân của biến đổi khí hậu; phân tích các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu; giải thích tầm quan và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: thông qua việc hệ thống hóa các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ học tập và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Địa lí 10, Sách giáo viên Chuyên đề học tập Địa lí 10, Giáo án.
  • Bảng số liệu, biểu đồ về sự thay đổi nhiệt độ Trái đất.
  • Bảng số liệu về thay đổi lượng mưa trên Trái đất.
  • Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Địa lí 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi lại những kiến thức đã có, kết nối, định hướng nội dung bài học mới
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về biến đổi khí hậu; HS vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, liên hệ thực tế để trình bày một số hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra những thông tin, hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về biến đổi khí hậu:

     

 

            

 

       

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn) và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số hiểu biết về biến đổi khí hậu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát một số hình ảnh về biến đổi khí hậu.

- HS vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, liên hệ thực tế để trình bày một số hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu:

+ Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người.

Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế. Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.

+ Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỷ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở thành thị và nông thôn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và đang được cả nhân loại quan tâm. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu có các biểu hiện và nguyên nhân chủ yếu nào? Biến đổi khí hậu có những tác động như thế nào đến môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các ngành sản xuất và đời sống con người? Việc ứng phó với biến đồi khí hậu có tầm quan trọng như thế nào và bao gồm những nhóm giải pháp chủ yếu nào? Để tìm được lời giải cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chuyên đề học tập ngày hôm nay – Chuyên đề 1: Biến đổi khí hậu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm của biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS trình bày được khái niệm về biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS nhắc lại thế nào là thời tiết, khí hậu. Sau đó, HS đọc thông tin trong SGK để trình bày khái niệm biến đổi khí hậu.
  3. Sản phẩm: Khái niệm biến đổi khí hậu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm:

+ Thời tiết.

+ Khí hậu.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Khái niệm SGK tr.4 và trả lời câu hỏi: Biến đổi khí hậu là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhắc lại khái niệm thời tiết, khí hậu.

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Khái niệm SGK tr.4 để tìm hiểu về khái niệm biến đổi khí hậu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời, trình bày về khái niệm biến đổi khí hậu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm biến đổi khí hậu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về khái niệm của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiêu năm, thường là vài

thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về biểu hiện của biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS trình bày được những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. GV trình bày tuyến tính (tuần tự) từng biểu hiện của biến đổi khí hậu; kết hợp sử dụng phương pháp trực quan, thuyết trình, đàm thoại gợi mở để HS hiểu được những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
  3. Sản phẩm: Những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Nhiệt độ Trái đất tăng SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Trình bày về biến đổi nhiệt độ Trái đất theo thời gian.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Nhiệt độ Trái đất tăng SGK tr.5 để tìm hiểu về biến đổi nhiệt độ Trái đất theo thời gian.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trình bày về biến đổi nhiệt độ Trái đất theo thời gian.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về biến đổi nhiệt độ Trái đất theo thời gian.

- GV trình chiếu cho HS tham khảo sơ đồ minh họa cho thấy nhiệt độ của Trái đất có sự biến đổi theo thời gian (đính kèm bên dưới hoạt động).

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ, học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Lượng mưa thay đổi SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Trình bày về sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất theo thời gian.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Lượng mưa thay đổi SGK tr.5 để tìm hiểu về sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất theo thời gian.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trình bày về sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất theo thời gian.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất theo thời gian.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ, học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Nước biển dâng SGK tr.5, 6 và trả lời câu hỏi: Trình bày về sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Nước biển dâng SGK tr.5, 6 để tìm hiểu về sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trình bày về sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới.

- GV mở rộng kiến thức cho HS:

Thời gian

Mực nước biển dâng

- 1 000 năm trở lại đây

25 cm

Trong đó

+ Thế kỉ XX

15 – 16 cm (trung bình 1,5 – 1,6 mm/năm)

+ Giai đoạn 1980 - 2020

Trên 3mm/năm

- Cuối thế kỉ XX

Dự báo tăng thêm 20 – 30 cm

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 4

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ, học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Trình bày về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái đất.

- Gv hướng dẫn HS vận dụng, liên hệ: Hiện tượng thời tiết cực đoan có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất và đời sống con người ở địa phương em?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan SGK tr.6 để tìm hiểu về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái đất.

HS tìm hiểu, sưu tầm thông tin, hình ảnh về hiện tượng thời tiết cực đoan có ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống con người ở địa phương em.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trình bày về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái đất.

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trình bày về hiện tượng thời tiết cực đoan có ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống con người ở địa phương em.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái đất.

- GV nhận xét, đánh giá chung hoạt động 2:

+ Trước đây, biến đối khí hậu diễn ra rất chậm trong một khoảng thời gian dài, nhưng có xu hướng tăng lên nhanh hơn trong những thập kỉ gần đây.

+ Các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu bao gồm: nhiệt độ Trái Đất tăng, lượng mưa thay đổi, nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về biểu hiện của biến đổi khí hậu

Nhiệt độ Trái đất tăng

- Từ cuối thế kỉ XIX đến nay, Trái Đất đang ấm dần

lên do xu hướng gia tăng nhiệt độ không khí.

- Trong thế kỉ XX, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên khoảng 0,6 °C.

à Tốc độ tăng nhiệt độ diễn ra nhanh hơn từ giữa thế kỉ XX.

- Trong 40 năm gần đây (1980 - 2020), nhiệt độ Trái

Đất liên tục tăng lên, trung bình khoảng 0,2 °C/thập kỉ.

 

 

 

 

 

 

Lượng mưa thay đổi

Lượng mưa thay đôi rất khác nhau giữa các khu vực:

- Lượng mưa có xu hướng tăng trong giai đoạn 1901 – 2020, rõ nhất tại các khu vực có vĩ độ trung bình và vĩ độ cao như ở châu Âu, châu Mỹ và lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Ở các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt, lượng mưa lại có xu hướng giảm, điển hình là ở châu Phi, khu vực Nam Á, khu vực Địa Trung Hải, Trung Quốc,...

 

 

 

 

 

Nước biển dâng

- Mực nước biển và đại dương liên tục biến đổi (tăng hoặc giảm) qua các giai đoạn phát triển của Trái Đất, nhưng mức độ thay đổi thường rất chậm.

- Khoảng 1000 năm trở lại đây, mực nước biển và đại dương trung bình toàn cầu biến động không quá 0,25 m.

- Hiện nay, mực nước biển và đại dương trên Trái Đất đang có xu hướng tăng nhanh.

+ Trong thế kỉ XX, mực nước biển và đại dương đã tăng lên khoảng 15 - l6 cm (so với năm 1900), trung bình khoảng 1,5 - l,6 mm/năm.

+ Khoảng 40 năm gần đây (1980 - 2020), mực nước biến và đại dương tăng trung

bình trên 3 mm/năm.

 

 

 

 

Gia tăng các hiện tượng cực đoan

- Số lượng các trận bão mạnh có xu hướng tăng lên và thất thường về thời gian

hoạt động.

- Lượng mưa diễn ra ngày càng bất thường hơn cả về thời gian, không gian và cường độ. Số ngày mưa lớn và rất lớn tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới trong 70 năm gần đây (1950 - 2020).

- Số ngày năng nóng có xu hướng tăng lên trong 70 năm gần đây (1950 - 2020) ở nhiều quốc gia và khu vực của tất cả các châu lục trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia châu Phi, Nam Mỹ, Trung và Tây Á, ven Địa Trung Hải,...

- Lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay