Giáo án chuyên đề Hoá học 11 cánh diều CĐ 11.2 Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên (P2)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 11 bộ sách cánh diều Chuyên đề 11.2 Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm

 

Hoạt động 3: Vận dụng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được phương pháp chiết hoặc chưng cất để tách được tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên đã chọn.
  2. Nội dung: Các nhóm HS báo cáo kết quả nghiên cứu và sản phẩm.
  3. Sản phẩm học tập:

+ Báo cáo thực hành được hoàn thiện.

+ Sản phẩm tinh dầu cùng các tiêu chí đánh giá.

+ Báo cáo kết quả thực hành, trải nghiệm.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV công bố nội dung các tiêu chí đánh giá và phát phiếu đánh giá cho các nhóm.

Phiếu đánh giá được đính kèm ở dưới HĐ3.

- GV yêu cầu lần lượt các nhóm lên báo cáo kết quả nghiên cứu và sản phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm cử đại diện lên báo cáo và trình bày sản phẩm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm HS báo cáo kết quả và trình bày trong 1 tiết.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý và đánh giá theo các tiêu chí GV đã công bố.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết luận ngắn gọn kết quả báo cáo của nhóm HS về việc vận dụng chiết xuất tinh dầu từ nguồn thảo mộc.

II. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: THỰC HÀNH CHIẾT XUẤT TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC

4. Tiến hành thí nghiệm theo kế hoạch đã lập

5. Báo cáo kết quả

a) Viết báo cáo thực hành

Báo cáo được đính kèm ở dưới HĐ3.

b) Trình bày kết quả nghiên cứu, báo cáo sản phẩm và đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí

 

 

Phiếu đánh giá năng lực làm thí nghiệm

Họ và tên học sinh:……………………………………….

STT

Tiêu chí

Mức 5

(Thành thạo)

Mức 4

(Làm đúng)

Mức 3

(Còn lúng túng)

Mức 2

(Còn sai sót)

Mức 1

(Chưa làm được)

1

Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ đạt yêu cầu của thí nghiệm.

 

 

 

 

 

2

Lắp ráp, thiết kế bộ dụng cụ thí nghiệm hợp lí, hiệu quả.

 

 

 

 

 

3

Thực hiện các thao tác thí nghiệm thành thạo.

 

 

 

 

 

4

Xử lí tốt các tình huống trong quá trình thí nghiệm.

 

 

 

 

 

5

Ghi chép tiến trình thí nghiệm đầy đủ.

 

 

 

 

 

6

Giải thích kết quả thí nghiệm rõ ràng.

 

 

 

 

 

7

Rút ra kết luận chính xác.

 

 

 

 

 

 

GV sử dụng bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS:

STT

Tiêu chí

Xác nhận

Không

1

Thu được tinh dầu

 

 

2

Đúng màu sắc của tinh dầu

 

 

3

Mùi hương tinh dầu tương ứng với nguyên liệu.

 

 

4

Hiệu suất thu nhận tinh dầu cao.

 

 

5

Hiệu suất thu nhận tinh dầu trung bình.

 

 

6

Tạo ra sản phẩm mới có sử dụng tinh dầu thu được.

 

 

 

 

Mẫu báo cáo kết quả thực hành

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN

Trường:………………………………………………………………………………..

Lớp:…………………………………………………………………………………...

Nhóm:…………………………………………………………………………………

Họ và tên các thành viên:……………………………………………………………..

I. Mục tiêu

………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………...

PHƯƠNG PHÁP ……………………………

II. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất

        Nguyên liệu và hóa chất:………………………………………………………

        Dụng cụ:………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

III. Cách tiến hành

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

IV. Thảo luận, đánh giá kết quả

- Màu sắc của tinh dầu:………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………...

- Mùi hương của tinh dầu:…………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………...

V. Kết luận

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

 

Câu trả lời dự kiến

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN

Trường:………………………………………………………………………………..

Lớp:…………………………………………………………………………………...

Nhóm:…………………………………………………………………………………

Họ và tên các thành viên:……………………………………………………………..

I. Mục tiêu

       Thực hiện tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên.

PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT

II. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất

        Nguyên liệu và hóa chất: vỏ bưởi tươi, Na2SO4, nước cất.

        Dụng cụ: bộ dụng cụ chưng cất, máy xay hoặc dao để cắt nguyên liệu, cân, bình cầu, phễu chiết, phễu lọc, bông lọc, lọ thủy tinh (loại 10 mL để chứa tinh dầu).

III. Cách tiến hành

         Lấy bưởi bánh tẻ gọt lớp vỏ ngoài màu xanh, cân lấy 400 g và cắt sợi nhuyễn cho vào bình cầu 1 L, rót nước cất vào sao cho thể tích nước trong bình không vượt quá 2/3 thể tích bình. Sau đó, lắp bình cầu vào hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước như Hình 4.4 trang 32 sách CĐHT. Trong trường hợp phòng thí nghiệm thiếu bình, có thể bớt bình số 1, đun trực tiếp bình số 2. Đun bếp trong 1,5 giờ, hỗn hợp tinh dầu sau trích li sẽ được làm khan bằng Na2SO4, cuối cùng thu được tinh dầu bưởi nguyên chất.

IV. Thảo luận, đánh giá kết quả

Thành phẩm đạt yêu cầu khi:

          - Tinh dầu thu được là chất lỏng trong suốt, đồng nhất.

          - Có màu trắng nhạt và mùi thơm đặc trưng của tinh dầu bưởi.

V. Kết luận

        Thí nghiệm đạt yêu cầu khi hiệu suất thu tinh dầu bưởi đạt từ 1,2%.

        Đối với các loại nguyên liệu khác:

        - Chọn được loại thực vật có chứa tinh dầu.

        - Tham khảo các công bố trước đây về loại nguyên liệu để

        * chọn bộ phận phù hợp của thực vật chứa nhiều tinh dầu.

        * so sánh hiệu suất với các công bố trước.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Tinh dầu là

  1. Một chất lỏng chứa những hợp chất có hương thơm và dễ bay hơi, được chiết xuất bằng các cách khác nhau từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây hoặc rễ cây,…
  2. Một chất lỏng dễ bay hơi, được chiết xuất bằng các cách khác nhau từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây hoặc rễ cây,…
  3. Một chất rắn chứa những hợp chất có hương thơm làm từ vỏ cây hoặc rễ cây,…
  4. Một chất rắn làm từ vỏ cây hoặc rễ cây,…

Câu 2. Căn cứ vào nguồn gốc, tinh dầu được chia thành

  1. Tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu tổng hợp.
  2. Tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu nguyên chất.
  3. Tinh dầu nguyên chất và tinh dầu không nguyên chất.
  4. Tinh dầu tổng hợp và tinh dầu không nguyên chất.

Câu 3. Căn cứ vào độ nguyên chất, tinh dầu được chia thành

  1. Tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu tổng hợp.
  2. Tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu nguyên chất.
  3. Tinh dầu nguyên chất và tinh dầu không nguyên chất.
  4. Tinh dầu tổng hợp và tinh dầu không nguyên chất.

Câu 4. Phương pháp thích hợp dùng cho các loại tinh dầu dễ thay đổi chất lượng khi gặp nhiệt độ cao là

  1. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
  2. Phương pháp chiết.
  3. Phương pháp ép lạnh.
  4. Phương pháp lọc.

Câu 5. Phương pháp giúp tinh dầu giữ được chất lượng cao mà không bị biến đổi là

  1. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
  2. Phương pháp kết tinh.
  3. Phương pháp lọc.
  4. Phương pháp ép lạnh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A

2. A

3. C

4. B

5. D

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời bài tập vận dụng.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các bài tập vận dụng.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Giới thiệu sản phẩm tinh dầu đã được chiết xuất đến người thân và bạn bè. Ghi lại những nhận xét về sản phẩm.

Bài 2. Tìm hiểu về các sản phẩm tinh dầu của các cơ sở sản xuất trong nước. Nêu những nhận xét của em (về trạng thái, màu sắc, mùi, khả năng tan trong cồn, nặng hay nhẹ hơn nước) về các sản phẩm này.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Gợi ý trả lời bài tập vận dụng

Bài 1.

HS giới thiệu sản phẩm tinh dầu được chiết xuất đến người thân và bạn bè. Ghi lại nhận xét của mọi người về sản phẩm.

Bài 2.

Tinh dầu Húng Chanh

- Tên tiếng Anh: Coleus Leaf Oil

- Tên khoa học: Plectranthus amboinicus

- Xuất xứ: Việt Nam

- Nguyên liệu chiết xuất: Lá húng chanh

- Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước

- Màu sắc: Màu vàng sẫm đến màu nâu sẫm

- Hương thơm: Mùi thơm đặc trưng

- Tỉ trọng 0,960 – 0,990

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay