Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều chuyên đề 11.1 Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón (P2)
Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách cánh diều chuyên đề 11.1 Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án hóa học 11 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
- Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Thông tin nào được ghi trên bao bì của loại phân bón dưới đây?
- %N = 64% B. %S = 46% C. %N = 46% D. %S = 64%
Câu 2. Thông tin nào được ghi trên bao bì của loại phân bón dưới đây?
- %N = 16%; %P2O5 = 16%; %K2O = 16%
- %N = 16%; %P2O5 = 16%; %K2O = 16% và một số nguyên tố vi lượng
- %N = 16%; %P2O5 = 16%; 16% một số nguyên tố vi lượng
- %N = 16% và một số nguyên tố vi lượng
Câu 3. Phân bón gồm mấy loại?
- 1 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 2 loại
Câu 4. Nguyên tố vi lượng gồm mấy dưỡng chất chính?
- 3 B. 4 C. 6 D. 5
Câu 5. Trên bao bì phân DAP có ghi 18 – 46 – 0 được hiểu là
- %N = 18%; %P2O5 = 46% và %K2O = 0%
- %N = 0%; %K2O = 46%; %P2O5 = 18%
- %N = 46%; %P2O5 = 0%; %K2O = 18%
- %N = 18%; %P2O5 = 0%; %K2O = 46%
Câu 6. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng?
- Kali B. Platinum C. Nitrogen D. Phosphorus
Câu 7. Một loại phân NPK chứa 12%N, 12% P2O5, 5% K2O và một số nguyên tố vi lượng. Kí hiệu hàm lượng dinh dưỡng trên bao bì của loại phân này được viết là
- NPK (12-12-5) B. DAP (12-12-5)
- NPK (12-12-5+TE) D. DAP (12-12-5+TE)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
- GV chuẩn kiến thức:
+ Phân bón có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và có tác dụng cải tạo đất
+ Trên bao bì các loại phân bón thường ghi hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu trong phân bón, được tính theo đạm (%N), lân (%P2O5).
Đáp án bài tập trắc nghiệm
1. C | 2. B | 3. D | 4. C | 5. A | 6. B | 7. C |
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời bài tập vận dụng.
- Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các bài tập vận dụng.
- Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
Bài 1. Những phát biểu nào sau đây là đúng?
- a) Phân bón có vai trò cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng và góp phần cải tạo đất.
- b) Việc lựa chọn phân bón cần dựa vào:
(1) Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
(2) Đặc điểm của mỗi loại đất.
- c) Phân bón hữu cơ là phân bón chứa các hợp chất hữu cơ mà con người tổng hợp được.
- d) Phân bón hữu cơ có thể được sản xuất tại hộ gia đình.
Bài 2. Quặng apatite có chứa hỗn hợp các khoáng vật Ca5(PO4)3F, Ca5(PO4)3Cl, Ca5(PO4)3(OH). Nếu vùi bột mịn của quặng apatite vào đất thì sẽ cung cấp cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng nào?
Bài 3. Phân urea, phân ammonium chloride cùng cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nào?
Bài 4. Trong hai loại phân bón là phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ, loại phân bón nào vừa là nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng, vừa là nguồn cung cấp vi sinh vật có ích cho đất và cây trồng? Giải thích.
Bài 5. Vì sao chúng ta cần sử dụng phân bón phù hợp với mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
Bài 1.
Phát biểu đúng: a), b), d)
- c) sai vì phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp.
Bài 2.
Nếu vùi bột mịn của quặng apatite vào đất thì sẽ cung cấp cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, P.
Bài 3.
Phân urea thành phần chính là (NH2)2CO, phân ammonium chloride (NH4Cl) cùng cung cấp nguyên tố N cho cây trồng.
Bài 4.
Phân bón hữu cơ vừa là nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng, vừa là nguồn cung cấp vi sinh vật có ích cho đất và cây trồng. Vì:
Phân hữu cơ có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng những hợp chất hữu cơ và được dùng trong sản xuất nông nghiệp. Khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp phì nhiêu cho đất bằng việc bổ sung, cung cấp các loại vi sinh vật, chất mùn, chất hữu cơ cho đất đai và cây trồng.
Bài 5.
Do cây trồng cần các chất dinh dưỡng để xây dựng nên cơ thể ở từng thời kỳ rất khác nhau. Số lượng từng chất dinh dưỡng cây lấy vào trong cây theo từng giai đoạn cũng khác nhau và tổng số lượng dinh dưỡng của từng chất cây cần cũng khác nhau. Cụ thể:
Đầu mùa vụ: cây trồng cần nhiều đạm và lân để phục hồi sau thu hoạch, cây sinh trưởng, phát triển, tăng cường sức đề kháng.
Giữa vụ: cần bón đạm (N) và kali (K2O) cao, lân (P2O5) thấp vì giai đoạn này cây mới bắt đầu ra hoa, kết trái, nuôi trái nên cần nhiều lượng đạm để nuôi cây, còn kali để tăng kích thước và phẩm chất trái. Cần bổ sung thêm trung lượng Calcium, Magnesium giúp cây đậu trái non tối đa, hạn chế rụng trái.
Cuối vụ: cần bón đạm (N) và lân (P2O5) thấp, kali (K2O) cao vì thời điểm này, cây trồng cần nhiều kali để giúp trái to, bón trái, màu sắc đẹp, phẩm chất tốt mang lại năng suất cao cho cây trồng.
⇒ Chúng ta cần sử dụng phân bón phù hợp với mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2: Phân bón vô cơ
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 350k
- Giáo án powerpoint: 350k
- Trọn bộ word + PPT: 600k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây