Giáo án chuyên đề Hoá học 11 cánh diều CĐ 11.3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 11 bộ sách cánh diều Chuyên đề 11.3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: CHẾ BIẾN DẦU MỎ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Các giai đoạn chế biến dầu mỏ: tiền xử lí, chưng cất, cracking (cracking nhiệt, cracking xúc tác), reforming
  • Các sản phẩm của dầu mỏ (xăng, dầu hỏa, diesel, xăng phản lực, dầu đốt, dầu bôi trơn, nhựa đường, sản phẩm hóa dầu)
  • Khái niệm chỉ số octane và chỉ số octane của một số hydrocarbon, ý nghĩa của chỉ số octane đến chất lượng của xăng
  • Các biện pháp nâng cao chỉ số octane cho xăng và cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về chế biến dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về chế biến dầu mỏ; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Trình bày được các giai đoạn chế biến dầu mỏ: tiền xử lí, chưng cất, cracking (cracking nhiệt, cracking xúc tác), reforming; Trình bày được các sản phẩm của dầu mỏ (xăng, dầu hỏa, diesel, xăng phản lực, dầu đốt, dầu bôi trơn, nhựa đường, sản phẩm hóa dầu); Nêu được khái niệm chỉ số octane và chỉ số octane của một số hydrocarbon; Trình bày được các biện pháp nâng cao chỉ số octane cho xăng; Nêu được ý nghĩa của chỉ số octane đến chất lượng của xăng.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tìm hiểu các sản phẩm ứng dụng của quá trình chế biến dầu mỏ
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người
  1. Phẩm chất
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thảo luận về nội dung bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học
  • Có niềm tự hào về đất nước thông qua tìm hiểu các nhà máy hóa – lọc dầu ở Việt Nam
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV, SBT.
  • Tranh, ảnh liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SCĐ, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện trong các hoạt động tiếp theo của bài học
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS liên hệ giữa câu hỏi với kiến thức đã biết để xác định vấn đề cần nghiên cứu
  4. Sản phẩm học tập: Các nhiệm vụ học tập trong bài học mà HS định hướng cần thực hiện: cách chế biến dầu mỏ, các sản phẩm thu được từ quá trình chế biến dầu mỏ.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc logo mở đầu trang 52 SCĐ:

 Khí gas, xăng, dầu hòa, sáp (dùng làm đèn cầy) là những sản phẩm thu được từ dầu mỏ. Các chất này được tạo ra từ dầu mỏ như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Phải dùng nhiều phương pháp lí hóa khác nhau để chế biến dầu mỏ. Chế biến dầu mỏ xảy ra bao nhiêu giai đoạn, thu được các sản phẩm nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm của dầu mỏ? Nhà máy hóa – lọc dầu ở Việt Nam dùng công nghệ nào, xử lí ra sao? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được các câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài - Bài 8: Chế biến dầu mỏ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các giai đoạn chế biến dầu mỏ  

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các giai đoạn chế biến dầu mỏ
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, nghiên cứu mục I, quan sát Hình 8.1, thảo luận và trả lời CH thảo luận 1 – 4 SCĐ trang 52 – 55
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở các giai đoạn chế biến dầu mỏ, câu trả lời CH thảo luận 1 – 4 SCĐ trang 52 – 55
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tìm hiểu nội dung mục I SCĐ trang 52 - 55 và nêu tên các giai đoạn chế biến dầu mỏ

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đọc mục I, quan sát hình 8.1, thảo luận và trả lời CH thảo luận 1 – 4 SCĐ trang 52 – 55:

1. Công đoạn nào trong quá trình lọc dầu là quá trình hóa học? Công đoạn nào là quá trình vật lí?

2. Để loại bỏ muối và nước có trong dầu thô, người ta thêm nước vào dầu thô rồi để lắng (có thể thêm hóa chất để sự phân tách giữa lớp nước và lớp dầu được thuận lợi hơn)

a) Mục đích của việc thêm nước là gì?

b) Khi để lắng, lớp dầu nằm phía trên hay phía dưới? Vì sao?

c) Phương pháp nào được sử dụng để tách lớp nước và lớp dầu ra khỏi nhau?

3. Thành phần các hydrocarbon mạch ngắn có trong sản phẩm thu được từ quá trình lọc dầu luôn lớn hơn nhiều so với thành phần của chung có trong dầu thô. Điều này làm tăng hay giảm giá trị của dầu thô ban đầu? Vì sao?

4. Xăng và dầu hỏa là những chất nguyên chất hay là những hỗn hợp?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu mục I, quan sát Hình 8.1, thảo luận và trả lời CH thảo luận 1 – 4 SCĐ trang 52 – 55

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi CH thảo luận  1 – 4 SCĐ trang 52 – 55.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về các giai đoạn chế biến dầu mỏ

1. Các giai đoạn chế biến dầu mỏ

 Các giai đoạn chế biến dầu mỏ bao gồm: tiền xử lí, chưng cất, cracking (cracking nhiệt, cracking xúc tác) và reforming

Trả lời CH thảo luận  1 - 4 SCĐ trang 52 – 55

1.

- Quá trình tiền xử lí, cracking, reforming là quá trình hóa học

- Quá trình chưng cất là quá trình vật lí

2.

a) Mục đích của việc thêm nước là để dầu lẫn vào nước ở lớp dưới có thể nổi hết lên trên, và để muối lắng xuống dưới

b) Lớp dầu nằm phía trên do dầu nhẹ hơn nước

c) Phương pháp chiết

3. Điều này làm tăng giá trị của dầu thô ban đầu vì hydrocarbon mạch ngắn có nhiều trong xăng, tạo ra nguyên liệu cho quá trình tổng hợp polymer, sợi tổng hợp,…

4.

 Xăng và dầu hỏa là những chất hỗn hợp, vì quá trình chưng cất phân đoạn thu được hỗn hợp nhiều chất trong một khoảng nhiệt độ sôi nhất định

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các sản phẩm của dầu mỏ (xăng, dầu hòa, diesel, xăng phản lực, dầu đốt, dầu bôi trơn, nhựa đường, sản phẩm hóa dầu)
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc mục II, trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 55 – 56.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở các sản phẩm dầu mỏ, trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 55 – 56.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục II SCĐ trang 55 – 56 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Sản phẩm thu được từ quá trình lọc dầu được tách ra khỏi nhau bằng cách nào?

+ Trình bày tên gọi, nhiệt độ của các sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ

+ Trình bày ứng dụng chủ yếu của mỗi phân đoạn thu được từ quá trình chế biến dầu mỏ.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm thảo luận trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 55:

LPG và xăng là các sản phẩm thu được từ quá trình lọc dầu. Hãy nêu một vài ứng dụng của các sản phẩm này trong thực tế

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS mục 2 SCĐ, thực hiện nhiệm vụ được giao

- HS làm việc nhóm trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 55.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận

- Đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 55.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về các sản phẩm dầu mỏ

2. Các sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ

- Sản phẩm thu được từ quá trình lọc dầu được tách ra khỏi nhau bằng cách chưng cất phân đoạn dựa theo nhiệt độ sôi của chúng

- Các sản phẩm chủ yếu gồm:

+ Khí hóa lỏng hay LPG: hỗn hợp của propane và butane được hóa lỏng ở nhiệt độ môi trường bằng cách nén ở áp suất cao. LPG được sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp hóa dầu

+ Xăng (gasoline) và naphtha: hỗn hợp phức tạp gồm các phân đoạn chất lỏng có nhiệt độ sôi thấp của quá trình lọc dầu. Xăng, dầu được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ. Naphtha được làm nguyên liệu cho hóa dầu

+ Xăng phản lực và dầu hỏa (kerosene): hỗn hợp của các phân đoạn chất lỏng có nhiệt độ sôi cao hơn so với xăng và naphtha. Xăng phản lực được sử dụng cho máy bay. Dầu hỏa được sử dụng làm nhiên liệu đa dụng trong đời sống

+ Dầu cặn: phân đoạn có nhiệt độ sôi cao nhất, được sử dụng trong các nhà máy điện, động cơ tàu thủy và cũng là nguyên liệu cho hóa dầu

Trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 55:

- LPG hay khí hoá lỏng được dùng làm nhiên liệu (gas) để đun, nấu, sưởi ấm, thắp sáng … Ngoài ra, còn được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu.

- Xăng được dùng làm nhiên liệu cho các động cơ ô tô, xe máy…

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về chỉ số octane của xăng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm chỉ số octane; giá trị chỉ số octane của một số hydrocarbon và ý nghĩa của chỉ số octane đến chất lượng của xăng; Trình bày được cách nâng cao chỉ số octane cho xăng và cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ trang 56 – 57, thảo luận, báo cáo
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở khái niệm chỉ số octane; giá trị chỉ số octane của một số hydrocarbon và ý nghĩa của chỉ số octane đến chất lượng của xăng; cách nâng cao chỉ số octane cho xăng và cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung kiến thức SCĐ trang 56 – 57 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nêu khái niệm chỉ số octane và ý nghĩa của chỉ số octane đến chất lượng xăng

+ Nêu chỉ số octane của một số hydrocarbon

+ Trình bày được cách nâng cao chỉ số octane cho xăng và cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SCĐ trang 56 – 57, trả lời các câu hỏi, trình bày tác hại của xăng và phụ gia trong xăng đối với môi trường, sức khỏe; đề ra các biện pháp sử dụng xăng an toàn, hiệu quả.  

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi; 1 – 2 HS trình bày báo cáo; HS khác nhận xét, góp ý.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức, chuyển sang hoạt động luyện tập.

III. Chỉ số octane của xăng

- Chỉ số octane là một hệ thống đánh giá chất lượng của xăng theo mức độ chịu nén của hỗn hợp xăng và không khí trong động cơ

- Chỉ số octane càng cao thì xăng đưa vào động cơ càng chịu nén tốt và cháy triệt để.

- Heptane được quy ước có chỉ số octane RON bằng 0; 2,2,4-trimethylpentane được quy ước có chỉ số octane RON bằng 100.

- Tăng chỉ số octane bằng cách tăng hàm lượng các hydrocarbon mạch nhánh trong sản phẩm lọc dầu.

- Để sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả, gắn với việc bảo vệ môi trường, người tiêu dùng cần sử dụng xăng, dầu tương thích với động cơ; lượng benzene trong xăng, dầu, hàm lượng sulfur phải được hạn chế.

   

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

  

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay