Giáo án chuyên đề Hoá học 11 cánh diều CĐ 11.3 Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 11 bộ sách cánh diều Chuyên đề 11.3 Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án hóa học 11 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 11.3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

BÀI 7: NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI DẦU MỎ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nguồn gốc của dầu mỏ
  • Thành phần (hydrocarbon và phi hydrocarbon) và phân loại dầu mỏ (theo thành phần hóa học và theo bản chất vật lí)
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nguồn gốc của dầu mỏ và thành phần của dầu mỏ
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về dầu mỏ - phân loại dầu mỏ; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học vào cuộc sống

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Trình bày được nguồn gốc của dầu mỏ; Trình bày được thành phần (hydrocarbon và phi hydrocarbon) và phân loại dầu mỏ (theo thành phần hóa học và theo bản chất vật lí)
  • Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Trình bày được cơ sở khoa học cho biết dầu mỏ có nguồn gốc hữu cơ
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn liên quan đến dầu mỏ
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thảo luận về nội dung bài học
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV.
  • Tranh ảnh liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SCĐ, vở ghi.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS xác định được nội dung kiến thức sẽ học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Dầu mỏ là nguyên liệu quan trọng để sản xuất xăng, dầu và nhiều chế phẩm hữu cơ quan trọng trong đời sống. Hãy cho biết vì sao dầu mỏ lại được gọi là nhiên liệu hóa thạch

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hóa thạch, đã được sử dụng từ thời cổ đại, đóng vai trò quan trọng trong xã hội về kinh tế, chính trị và công nghệ. Do sự phát minh động cơ đốt trong, sự gia tăng hàng không thương mại, công nghiệp hóa học, đặc biệt là tổng hợp nhựa, phân bón, dung môi, chất kết dính và thuốc trừ sâu,… mà tầm quan trọng của dầu mỏ ngày càng tăng. Vậy dầu mỏ có nguồn gốc, thành phần và cơ sở phân loại như thế nào? Chúng ta cùng vào Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ và phân loại dầu mỏ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc của dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguồn gốc của dầu mỏ
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc mục I SCĐ trang 48, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở nguồn gốc dầu mỏ
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.1 SCĐ trang 48, nghiên cứu nội dung kiến thức mục I và trả lời câu hỏi: Dầu mỏ là gì? Dầu mỏ có màu sắc, đặc điểm gì?

- GV cho HS xem video về sự hình thành của dầu mỏ (0.00s – 1.08s). GV yêu cầu HS kết hợp quan sát Hình 7.2 và nội dung kiến thức mục I SGK trang 48, thực hiện nhiệm vụ sau: Trình bày nguồn gốc của dầu mỏ? Dầu mỏ là nguồn nguyên liệu có thể tái tạo không?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận trả lời thêm câu hỏi: Tại sao các mỏ dầu nằm càng sâu trong lòng đất thường chứa càng nhiều khí hơn?

(Do nằm càng sâu, áp suất càng lớn, các hydrocarbon bị phân hủy bởi nhiệt độ, tạo thành chất có phân tử khối nhỏ hơn, cấu trúc đơn giản hơn nên chứa nhiều khí hơn.)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức mục 1 SCĐ trang 48, thực hiện các nhiệm vụ được giao

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức về nguồn gốc của dầu mỏ

I. Nguồn gốc của dầu mỏ

- Dầu mỏ (petroleum) hay dầu thô (crude oil) là chất lỏng đặc sánh, có màu sẫm từ nâu đến đen, nhẹ hơn nước, không tan trong nước và có mùi đặc trưng

- Dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác động vật, thực vật trong điều kiện yếm khí, trải qua nhiều niên đại địa chất và trong các điều kiện nhiệt độ, áp suất thích hợp. Đây là nguồn nhiên liệu hữu hạn, không thể tái tạo

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần của dầu thô

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành phần hydrocarbon và phi hydrocarbon của dầu thô.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc mục II.1 SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 1, 2; Luyện tập SCĐ trang 49
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở thành phần của dầu thô, câu trả lời CH thảo luận 1, 2 SCĐ trang 49.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.3, suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 49:

Dựa vào thành phần các nguyên tố có trong dầu mỏ, dự đoán những sản phẩm thu được khi đốt cháy dầu mỏ.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung kiến thức mục II.1 SCĐ trang 49 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Thành phần hóa học chủ yếu của dầu thô là gì? Ngoài thành phần chủ yếu đó, dầu thô còn chứa lượng nhỏ còn lại là gì?

+ Thảo luận trả lời Luyện tập SCĐ trang 49: Vì sao thành phần hóa học của dầu mỏ khai thác từ các địa điểm khác nhau không giống nhau?

+ Thảo luận trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 49:

Các chất dưới đây được tìm thấy trong dầu thô

cyclopentane

toluene

pyridine

thiophene

decaline

quinoline

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc mục II.1 SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 1, 2; Luyện tập SCĐ trang 49

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận 1, 2; Luyện tập SCĐ trang 49.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thành phần dầu thô

II. Thành phần và phân loại dầu thô

1. Thành phần dầu mỏ

Trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 49:

 Thành phần nguyên tố của dầu thô thông thường chứa: 79,5 – 87,1% carbon; 11,5 – 14,8% hydrogen; 0,1 – 3,5% sulfur; khoảng 0,1 – 0,5% các nguyên tố nitrogen và oxygen về khối lượng. Do đó dự đoán khi đốt dầu mỏ sản phẩm thu được gồm CO2, SO2, H2O, N2, NOx …

 

- Thành phần hóa học chủ yếu của dầu thô là các hydrocarbon. Ngoài các hydrocarbon, dầu thô còn chứa một lượng nhỏ các hợp chất phi hydrocarbon, gồm các hợp chất chứa oxygen, nitrogen hay sulfur

Trả lời Luyện tập SCĐ trang 49:

 Do ở các độ sâu khác nhau, các khí được nén sẽ tạo ra các chất khác nhau

Trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 49:

a) Những chất không phải hydrocarbon là: pyridine, thiophene, quinoline.

b) Chất là hydrocarbon thơm là: toluene

c) Những chất là hydrocarbon no, mạch vòng (cycloalkane) là: cyclopentane, decaline.

 

Hoạt động 3: Phân loại dầu thô

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách phân loại dầu thô
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc mục II.2 SCĐ trang 50 – 51, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở cách phân loại dầu thô
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tìm hiểu nội dung kiến thức mục II.2 SCĐ trang 50, 51 và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày cách phân loại dầu thô

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi suy nghĩ trả lời câu hỏi: Tại sao dầu nhẹ có giá trị cao hơn dầu nặng?

(Dầu càng nhẹ, nghĩa là dầu mỏ giàu paraffin (alkane) thì màu càng sáng và tỉ trọng càng nhỏ, ngược lại dầu càng nặng, tức càng giàu arene và các hợp chất dị vòng chứa S, N thì màu càng sẫm và tỉ trọng càng lớn. Vì vậy, dầu nhẹ có giá trị kinh tế cao hơn, chế biến nhận được nhiều xăng, nhiên liệu phản lực và diesel)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS mục II.2 SCĐ trang 50 – 51, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ được giao

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phân loại dầu thô

2. Phân loại dầu thô

Phân loại:

- Theo thành phần hóa học có các loại dầu paraffinic, dầu asphaltic và dầu hỗn hợp

- Theo tỉ trọng và độ nhớt có các loại dầu nặng, dầu trung bình và dầu nhẹ

- Theo hàm lượng sulfur có các loại dầu ngọt và dầu chua

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm.
  5. Tổ chức thực hiện:

  

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k
  • Giáo án powerpoint: 350k
  • Trọn bộ word + PPT: 600k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay