Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều chuyên đề 11.1 Bài 3: Phân bón hữu cơ (P2)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách cánh diều chuyên đề 11.1 Bài 3: Phân bón hữu cơ (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm

Hoạt động 3: Tìm hiểu ưu, nhược điểm của các loại phân bón hữu cơ, cách bảo quản và tác động tới môi trường của phân bón hữu cơ.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ưu, nhược điểm của các loại phân bón hữu cơ, cách bảo quản và tác động tới môi trường của phân bón hữu cơ.
  2. Nội dung: HS làm theo cặp đôi: Đọc sách CĐHT và báo cáo.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Từ hoạt động của HS và tổng kết kiến thức của GV dẫn đến nội dung tóm tắt ghi vào vở.
  • Biểu hiện của kĩ năng “nêu được”, “trình bày được” đối với kiến thức liên quan.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc nội dung trang 25 và 26 sách CĐHT, bao gồm cả vận dụng 1 và luyện tập 3 - 5, CH thảo luận 5trang 25:

Vận dụng 1: Tìm hiểu và đề xuất danh sách phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ cần cung cấp cho các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Giải thích vì sao em chọn những loại phân bón đó.

Luyện tập 3: Từ Bảng 3.1(SGK), hãy cho biết phân bón hữu cơ nào

a) cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng đa lượng nhiều hơn.

b) cung cấp cho đất nhiều mùn hơn.

c) có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Luyện tập 4: Giải thích vì sao quá trình sản xuất phân bón hữu cơ thường tạo ra khí methane.

Luyện tập 5: Mầm cỏ dại trong phân chuồng có tác hại gì đối với cây trồng? Để hạn chế mầm cỏ dại thì phân chuồng nên được ủ nguội hay ủ nóng?

Câu hỏi 5: Phân bón hữu cơ hay phân bón vô cơ dễ gây ô nhiễm không khí hơn? Giải thích.

Vận dụng 2: Lập kế hoạch tạo ra một loại phân rác từ rác thải của gia đình em. Giải thích vai trò của mỗi bước trong kế hoạch đó. (Nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp)

- HS chuẩn bị báo cáo theo các yêu cầu sau:

+ Chỉ ra ưu điểm và nhược điểm nổi bật của mỗi loại phân bón hữu cơ.

+ Nói rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu các biện pháp bảo quản phân bón hữu cơ.

+ Chỉ ra một số tác động nổi bật của phân bón hữu cơ đối với môi trường, sức khoẻ.

GV kiểm tra HS hiểu rõ/ chưa rõ nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các cặp đôi thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Một số cặp đôi được mời báo cáo theo “ý đồ sư phạm” của GV

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chốt kiến thức và nội dung ghi vào vở.

GV nhận xét, đánh giá: Biểu hiện làm nổi bật kiến thức của yêu cầu “nêu được”, biểu hiện nói rõ ràng, đầy đủ và dễ hiểu của yêu cầu “trình bày được” của HS đối với kiến thức liên quan.

GV định hướng hoạt động học tiếp theo: Luyện tập.

IV. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ

Mỗi loại phân bón hữu cơ đều có ưu, nhược điểm trong quá trình sản xuất và sử dụng

Trả lời Vận dụng 1

Giai đoạn thứ nhất: Bón lót cho lúa

Bón lót cho lúa bằng phân chuồng trong quá trình làm đất và phân lân, phân đạm, kali bón trước khi cày bừa lần cuối để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, giúp đất tơi xốp.

Giai đoạn thứ hai: Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh

Sử dụng phân đạm để bón thúc giai đoạn đẻ nhánh giúp lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và cũng để giảm lượng phân lót, tránh mất đạm.

Giai đoạn thứ ba: Bón thúc đòng

Bón phân thúc đòng với phân đạm và phân kali nhằm giúp cho bông lúa to hơn, hạt chắc, nhiều tinh bột hơn để năng suất cao hơn.

Giai đoạn thứ tư: Bón nuôi hạt

Phun phân bón lá (NPK Max One F2) từ 1 đến 2 lần giúp tăng số hạt chắc.

Trả lời Luyện tập 3:

a) Phân hữu cơ khoáng cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng đa lượng nhiều hơn.

b) Phân chuồng cung cấp cho đất nhiều mùn hơn.

c) Phân xanh/ phân rác có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

V. BẢO QUẢN PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân bón hữu cơ cần được lưu trữ cách xa nơi sinh sống để giảm ảnh hưởng của mùi và vi sinh vật có hại.

Cần chú ý điều kiện sống, thời gian sống của vi sinh vật có ích trong bảo quản phân bón hữu cơ.

VI. TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

- Trong quá trình khoáng hóa, phân bón hữu cơ sẽ phát thải một số khí có mùi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường và ngộ độc cây trồng

- Một số vi sinh vật trong phân hữu cơ có khả năng gây bệnh cho con người, cây trồng và sản phẩm từ cây trồng

- Một số vi sinh vật có ích trong phân bón hữu cơ có thể cạnh tranh với cây trồng sử dụng nguồn dinh dưỡng trong đất làm cho đất trở lên nghèo dinh dưỡng,...

Trả lời Luyện tập 4:

Hầu hết các hợp chất hữu cơ đều có nguyên tố C, H trong phân tử, chính vì vậy khi sản xuất phân bón với nguyên liệu là các hợp chất hữu cơ thường tạo sản phẩm là methane (CH4).

Trả lời Luyện tập 5:

Mầm cỏ dại trong phân chuồng sẽ cạnh tranh sự phát triển cây trồng để sử dụng nguồn dinh dưỡng, diện tích đất.

Để hạn chế mầm cỏ dại thì phân chuồng nên được ủ nóng, khi ủ nóng, nhiệt độ bên trong đống phân có thể đạt đến 60o, làm tiêu diệt mầm hạt cỏ dại.

Trả lời CH thảo luận 5

Phân bón vô cơ dễ gây ô nhiễm không khí hơn so với phân hữu cơ.

Các loại phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên, còn trong quá sản xuất phân bón hữu cơ chứa các thành phần có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên.

Trả lời Vận dụng 2

(Nội dung bên dưới HĐ)

 

Gợi ý kế hoạch Vận dụng 2:

Cách làm phân bón hữu cơ từ rác thải sinh hoạt

Bước 1: Chọn thùng chứa phân bón hữu cơ

Đầu tiên, cần chuẩn bị thùng chứa như thùng nhựa, thùng gỗ,… có thể tích khoảng 20 -120 lít. Chú ý nên khoan vào lỗ nhỏ ở thân thùng để có chỗ thoát nước. (các hợp chất hữu cơ phân hủy tạo thành nước nên cần các lỗ để thoát nước)

Bước 2: Xác định vị trí đặt thùng thích hợp

Do thùng chứa phân hữu cơ nên sẽ gây mùi. Nên việc đầu tiên cần làm là đặt thùng ở nơi xa chỗ sinh hoạt. Có thể có nhiều ánh nắng để thúc đẩy quá trình phân hủy rác nhanh hơn. Đặt nơi có chỗ thoát nước.

Bước 3: Phân loại rác, chọn những rác thải hữu cơ làm phân bón hữu cơ tại nhà

Trong rác hữu cơ có chứa hàm lượng carbon và đạm nitrogen giúp cung cấp dưỡng chất cho cây. Chú ý không nên sử dụng đồ nhựa, các loại xương, thị của gia súc, gia cầm,… Vì khi ủ thì nhựa không phân hủy được, còn xương, thịt sẽ có mầm bệnh và hôi thối. Cũng không nên dùng các sản phẩm từ sữa, gỗ đã qua chế biến, cỏ dại, than gỗ,.. Đặc biệt, không nên dùng các loại rác như vỏ quýt, cam, lá bạch đàn, lá sả,… Vì những loại rác này có chứa tinh dầu, làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật có lợi.

Bước 4: Cách trộn các loại rác hữu cơ

Trộn đều hỗn hợp rác hữu cơ rồi ủ 2 tuần thì bắt đầu tưới nước lên hỗn hợp đã ủ.

Chú ý kiểm tra độ ẩm cho thùng chứa. Dùng tay nắm hỗn hợp rác sao cho nếu thấy nước rủ qua kẽ tay thì thêm rơm rạ. Nếu nắm lại thấy rác tơi, rời rạc thì thêm nước. Còn nếu thấy hỗn hợp kết dính với nhau thì chứng tỏ độ ẩm đạt yêu cầu.

Sau đó, chỉ cần đợi tầm khoảng 30 ngày thì phân đã phân hủy thành phân compost. Phân hữu cơ tự ủ sẽ có các đặc điểm như sau:

  • Phân hữu cơ sẽ chuyển sang có màu nâu đất
  • Phân sẽ có mùi của đất
  • Phân hữu cơ vụn ra giống như mùn có nghĩa là phân đã phân hủy hoàn toàn. Và có thể đem ra sử dụng để bón cho cây trồng.

Đặc biệt là có thể ép phân hữu cơ thành dạng viên. Viên phân hữu cơ có tính chậm tan, giúp cây hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Tránh bị rửa trôi và có hiệu quả tốt hơn phân bón thường.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1:  Phân xanh là phân bón hữu cơ từ

  1. rơm, rạ, thân cây, rác thải hữu cơ. B. thân cây, cành cây, lá cây tươi.
  2. phân, nước tiểu động vật D. rác thải sinh hoạt

Câu 2. Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót:

  1. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm B. Phân xanh, phân kali, phân NPK
  2. Phân rác, phân xanh, phân chuồng D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh

Câu 3. Tại sao phân bón hữu cơ thường sử dụng để bón lót?

  1. Do dễ tan trong nước.
  2. Do có mùi khó chịu.
  3. Do quá trình hấp thụ chất hữu cơ của cây xảy ra nhanh.
  4. Do quá trình hấp thụ chất hữu cơ của cây xảy ra chậm.

Câu 4. Chọn phát biểu sai.

  1. Phân bón hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
  2. Phân bón hữu cơ cung cấp một nguyên tố dinh dưỡng nhất định.
  3. Phân bón hữu cơ giúp cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu cho đất..
  4. Phân bón hữu cơ nâng cao chất lượng nông sản

Câu 5. Chọn phát biểu đúng.

  1. Cần bảo quản phân bón hữu cơ ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp.
  2. Cần bảo quản phân bón hữu cơ ở nơi có độ ẩm không khí cao.
  3. Cần bảo quản phân bón hữu cơ ở nơi thoáng mát, khô ráo.
  4. Cần bảo quản phân bón hữu cơ ở nơi thoáng mát, gần nơi sinh sống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. B

2. C

3. D

4. B

5. C

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Hãy tìm hiểu về hoạt động của một loại vi sinh vật có ích trong phân hữu cơ sinh học.

Bài 2. Hãy tìm hiểu, lập danh sách các cây họ Đậu đóng vai trò là cây phân xanh.

Bài 3. Việc đốt rơm, rạ trên đồng sẽ gây ô nhiễm môi trường và thoái hoá đất. Vậy, nên sử dụng rơm, rạ như thế nào để có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho người nông dân?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1. Trichoderma sp. thuộc loại nấm bất toàn Deuteromycetes.

Trichoderma có thể phát triển và hình thành bào tử trên môi trường có nhiều cellulose như: bã đậu phụ, lõi ngô, cám gạo, thóc, bã bia. Hầu hết các loài Trichoderma phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 – 35oC, pH thích hợp 5 – 6.

Cơ chế đối kháng vi sinh vật gây hại cây trồng của nấm Trichoderma sp.

Cơ chế ký sinh: Sợi nấm Trichoderma vây xung quanh và thắt chặt các sợi nấm bệnh, sau đó xuyên qua sợi nấm bệnh làm thủng màng ngoài và gây nên sự phân huỷ các chất nguyên sinh bên trong sợi nấm bệnh.

Cơ chế kháng sinh: Nấm Trichoderma tiết ra một số kháng sinh: Gliotoxin, Viridin, Trichoderma và Dermadin. Các kháng sinh này là độc tố tiêu diệt vi sinh gây hại cây trồng.

Cơ chế tiết enzymes phân hủy: nấm Trichoderma tiết ra các enzymes phân giải như laminarinase, chitinase, β-glucanase, enzyme β-1,4-N-acetylglucosaminidase và enzyme endochitinase. Các enzyme này giúp Trichoderma phá vỡ vách tế bào, ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh.

Cơ chế cạnh tranh: nấm Trichoderma cạnh tranh với nấm gây bệnh cây về dinh dưỡng, nơi cư trú. Nấm Trichoderma chiếm các chỗ định cư cũng như dinh dưỡng của nấm gây bệnh.

⇒ Phân hữu cơ sinh học chứa Trichoderma sp. có khả năng phân giải mạnh các hợp chất khó tan thành các chất dễ tan, giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng và có khả năng phòng trị nhiều loại bệnh cây trồng do vi sinh vật gây ra.

(HS có thể tìm hiểu thông tin các loại vi sinh vật có ích trong phân hữu cơ sinh học khác)

Bài 2.

Các cây họ Đậu đóng vai trò là cây phân xanh: lạc, muồng, điên điển (điền thanh), đậu mèo, cây so đũa, đậu săng, hàn the ba lá (sơn lục đậu), đậu biếc, cỏ trinh nữ,...

Bài 3.

Nên sử dụng rơm, rạ làm phân hữu cơ để có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho người nông dân: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, tăng độ tơi xốp đất, hạn chế xói mòn và tránh bị khô hạn; đặc biệt là tránh gây ô nhiễm môi trường hơn so với việc đốt rơm, rạ.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay