Giáo án chuyên đề Hoá học 11 cánh diều CĐ 11.2 Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm (P2)
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 11 bộ sách cánh diều Chuyên đề 11.2 Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án hóa học 11 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm
Hoạt động 3: Vận dụng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được phương pháp hóa học để điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.
- Nội dung: Các nhóm HS báo cáo kết quả nghiên cứu và sản phẩm.
- Sản phẩm học tập:
+ Báo cáo thực hành được hoàn thiện.
+ Sản phẩm glucosamine hydrochloride cùng các tiêu chí đánh giá.
+ Báo cáo kết quả thực hành, trải nghiệm.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV công bố nội dung các tiêu chí đánh giá và phát phiếu đánh giá cho các nhóm. Phiếu đánh giá được đính kèm ở dưới HĐ3. - GV yêu cầu lần lượt các nhóm lên báo cáo kết quả nghiên cứu và sản phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm cử đại diện lên báo cáo và trình bày sản phẩm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm HS báo cáo kết quả và trình bày trong 1 tiết. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý và đánh giá theo các tiêu chí GV đã công bố. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, công bố kết luận ngắn gọn kết quả báo cáo của nhóm HS về việc chuyển hóa chất béo thành xà phòng. |
II. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE TỪ VỎ TÔM 4. Thực hiện thí nghiệm theo kế hoạch đã lập 5. Báo cáo kết quả a) Báo cáo sau thực hành Báo cáo được đính kèm ở dưới HĐ3. b) Trình bày kết quả nghiên cứu, báo cáo sản phẩm và đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí III. Đánh giá 1. Dựa trên các tiêu chí về sản phẩm * Màu sắc * Mùi * Độ khô của sản phẩm. * Khối lượng glucosamine hydrochloride điều chế được. 2. Dựa trên khả năng thuyết trình/ Báo cáo và trả lời câu hỏi của thầy cô giáo vào các HS khác. 3. Các tiêu chí khác * Sự sáng tạo về hình thức (hình dạng, mẫu mã, bao bì,…) của sản phẩm. |
Phiếu đánh giá năng lực làm thí nghiệm
Họ và tên học sinh:……………………………………….
STT |
Tiêu chí |
Mức 5 (Thành thạo) |
Mức 4 (Làm đúng) |
Mức 3 (Còn lúng túng) |
Mức 2 (Còn sai sót) |
Mức 1 (Chưa làm được) |
1 |
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ đạt yêu cầu của thí nghiệm. |
|
|
|
|
|
2 |
Thực hiện các thao tác thí nghiệm thành thạo. |
|
|
|
|
|
3 |
Xử lí tốt các tình huống trong quá trình thí nghiệm. |
|
|
|
|
|
4 |
Ghi chép tiến trình thí nghiệm đầy đủ. |
|
|
|
|
|
5 |
Giải thích kết quả thí nghiệm rõ ràng. |
|
|
|
|
|
6 |
Rút ra kết luận chính xác. |
|
|
|
|
|
GV sử dụng bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS:
STT |
Tiêu chí |
Xác nhận |
|
Có |
Không |
||
1 |
Thu được glucosamine hydrochloride |
|
|
2 |
Sản phẩm có màu trắng và đồng nhất |
|
|
3 |
Sản phẩm không còn mùi tanh của vỏ tôm |
|
|
4 |
Sản phẩm khô |
|
|
Mẫu báo cáo kết quả thực hành
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE TỪ VỎ TÔM Trường:……………………………………………………………………………….. Lớp:…………………………………………………………………………………... Nhóm:………………………………………………………………………………… Họ và tên các thành viên:…………………………………………………………….. I. Mục tiêu ………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………... II. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất Nguyên liệu và hóa chất:……………………………………………………… Dụng cụ:……………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. III. Cách tiến hành ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... IV. Thảo luận, đánh giá kết quả Thành phẩm đạt yêu cầu khi: - Bột khô, có màu trắng và đồng nhất. - Không còn mùi tanh của vỏ tôm. V. Kết luận - Glucosamine hydrochloride có thể được điều chế từ vỏ tôm, cua,… - Từ kết quả thực hành, tính hàm lượng chitin trong mẫu vỏ tôm và hiệu suất điều chế glucosamine hydrochloride từ chitin. |
Câu trả lời dự kiến
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE TỪ VỎ TÔM Trường:……………………………………………………………………………….. Lớp:…………………………………………………………………………………... Nhóm:………………………………………………………………………………… Họ và tên các thành viên:…………………………………………………………….. I. Mục tiêu Thực hiện điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm. II. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất Nguyên liệu và hóa chất: vỏ tôm, dung dịch HCl 5% và 36%, dung dịch NaOH 5%, than hoạt tính, giấy quỳ tím. Dụng cụ: bếp đun, bình cầu, ống sinh hàn, cân, máy xay, ống đong, cốc, đũa thủy tinh, phễu lọc, giấy lọc. III. Cách tiến hành Bước 1: Lấy 10 gam vỏ tôm khô cho vào bình cầu 250 mL. Cho nước ngập vỏ tôm và đun cách thủy trong 2 giờ. Rửa sạch để loại bỏ thịt tôm còn bám trên vỏ. Bước 2: Cho vỏ tôm vừa rửa sạch ở trên vào bình cầu 250 mL, rồi cho thêm 60 mL dung dịch HCl 5%. Đun cách thủy trong 2 giờ để loại khoáng (nếu không đun có thể để qua đêm), sau đó rửa sạch bằng nước đến khi pH = 7. Bước 3: Cho vỏ tôm thu được ở Bước 2 vào bình cầu 250 mL, đổ ngập vỏ tôm bằng dung dịch NaOH 5%, rồi đun cách thủy (duy trì ở nhiệt độ 90 – 95oC) trong 4 giờ. Rửa bằng nước đến pH = 7 và đem sấy khô. Chitin thu được có màu trắng phớt hồng, mềm, không còn vị tanh. Bước 4: Lấy chitin thu được ở Bước 3 vào bình cầu, thêm khoảng 80 mL dung dịch HCl 35 – 36%. Đun cách thủy trong 4 giờ (duy trì ở nhiệt độ 90 – 100oC). Để hạn chế sự bay ra của hydrochloride, cần lắp bình cầu vào sinh hàn hồi lưu. Sau khi đun, nếu thấy sản phẩm có màu thì tẩy màu bằng than hoạt tính. Sau đó, lọc loại bỏ than hoạt tính, để nguội, tinh thể glucosamine hydrochloride sẽ tách ra. Sấy khô ở nhiệt độ khoảng 60oC, thu được glucosamine hydrochloride màu trắng. IV. Thảo luận, đánh giá kết quả Thành phẩm đạt yêu cầu khi: - Bột khô, có màu trắng và đồng nhất. - Không còn mùi tanh của vỏ tôm. V. Kết luận - Glucosamine hydrochloride có thể được điều chế từ vỏ tôm, cua,… - Từ kết quả thực hành, tính hàm lượng chitin trong mẫu vỏ tôm và hiệu suất điều chế glucosamine hydrochloride từ chitin. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
- Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Chitin không có trong
- Rau cải.
- Vỏ tôm.
- Nấm mốc.
- Một số loại tảo.
Câu 2. Hoạt tính nào sau đây là hoạt tính sinh học của chitosan?
- Kích thích sự phát triển của nấm.
- Kích thích sự phát triển tăng sinh của tế bào.
- Không có tính kháng khuẩn.
- Làm rối loạn nội tiết.
Câu 3. Glucosamine được coi là _________________ của chitosan.
- Polymer.
- Muối.
- Monomer.
- Acid.
Câu 4. Glucosamine hydrochloride được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh
- Suy giảm trí nhớ.
- Nhồi máu cơ tim.
- Thiếu máu lên não.
- Viêm xương khớp.
Câu 5. Tiêu chí đánh giá chất lượng xà phòng là
- Sản phẩm có màu đỏ của vỏ tôm.
- Có mùi tanh đặc trưng của vỏ tôm.
- Sản phẩm còn giữ được độ ẩm.
- Sản phẩm có màu trắng, đồng nhất.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Đáp án bài tập trắc nghiệm
1. A |
2. B |
3. C |
4. D |
5. D |
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời bài tập vận dụng.
- Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các bài tập vận dụng.
- Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
Bài 1. Tìm hiểu những ứng dụng thực tế của các sản phẩm khác được điều chế từ vỏ tôm như chitin và chitosan.
Bài 2. Tìm hiểu nguồn nguyên liệu thiên nhiên khác dùng để điều chế glucosamine hydrochloride.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Gợi ý trả lời bài tập vận dụng
Bài 1.
- Chitin có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, có khả năng tự phân huỷ sinh học cao, không gây dị ứng, không gây độc hại cho người và động vật. Vì vậy, các sợi làm từ chitin được dùng để sản xuất chỉ khâu tự tan và các loại băng vết thương, chúng có độ bền cao, có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt như bên trong mật, nước tiểu và dịch tuỵ.
- Chitosan có khả năng tạo màng, kết dính niêm mạc, kháng khuẩn, kháng nấm, có tác dụng cầm máu và làm lành vết thương. Ngoài ra, chitosan có khả năng chống oxi hoá, làm giảm cholesterol và lipid máu, chống rối loạn nội tiết, hạ đường huyết…
Bài 2.
Ngoài vỏ tôm, một số nguồn nguyên liệu thiên nhiên khác được dùng để điều chế glucosamine hydrochloride như: vỏ cua biển, vỏ cua đồng, vỏ kén côn trùng, thành tế bào nấm, vảy cá …
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 350k
- Giáo án powerpoint: 350k
- Trọn bộ word + PPT: 600k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây