Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 12 kết nối Bài 11: Khái niệm đồ thị
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính bộ sách Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm đồ thị. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 3: TÌM HIỂU KĨ THUẬT DUYỆT ĐỒ THỊ VÀ ỨNG DỤNG
BÀI 11: KHÁI NIỆM ĐỒ THỊ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết và trình bày được khái niệm đồ thị và các định nghĩa có liên quan.
Mô tả được cấu trúc và ý nghĩa của ma trận kề và danh sách kề.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời được các câu hỏi, giải quyết được các vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt nhiệm vụ.
Năng lực Tin học:
Trình bày được các định nghĩa và khái niệm liên quan đến đồ thị: Bậc của đỉnh đồ thị, đường đi, chu trình, tính liên thông, ma trận kề, danh sách kề.
Mô tả được cấu trúc và ý nghĩa của ma trận kề và danh sách kề.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
Trung thực: Thực hiện đúng phần việc của bản thân và hợp tác làm việc nhóm khi được giao nhiệm vụ. Có ý thức báo cáo kết quả một cách chính xác.
Trách nhiệm: Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của GV thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, thông qua sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
SGK, SGV Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính – Kết nối tri thức.
2. Đối với học sinh:
Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính – Kết nối tri thức.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS làm quen với một bài toán mới, qua đó gợi tò mò muốn biết về một mô hình dữ liệu mới.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát Hình 11.1 và thảo luận trả lời câu hỏi ở hoạt động Khởi động SGK tr.49.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành hoạt động Khởi động SGK tr.49.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm 2 – 3 HS, yêu cầu các nhóm quan sát kênh hình, đọc kênh chữ và trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 49:
Năm 1736, nhà bác học Euler đưa ra bài toán, được gọi là bài toán 7 cây cầu ở Königsberg. Tại thành phố cổ Königsberg của nước Phổ cũ (nay thuộc nước Nga) có dòng sông Pregel vắt ngang qua, chia thành phố thành các vùng riêng biệt. Bài toán Euler đặt ra là làm sao đi qua tất cả 7 cây cầu này, mỗi cầu chỉ được phép đi qua đúng một lần. Em hãy giải bài toán trên. Có thể dùng mô hình dữ liệu nào để mô phỏng bài toán này? ![]() Hình 11.1. Sơ đồ các cây cầu trong thành phố cổ Königsberg |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Gợi ý trả lời:
+ Bài toán có thể được giải bằng cách sử dụng cây tìm kiếm nhị phân. Mỗi nút trong cây có thể biểu diễn một câu chuyện từ điểm xuất phát đến các cây cầu, trong đó mỗi cầu được đi qua một lần. Bằng cách này, ta có thể tìm kiếm một đường đi hợp lệ (nếu tồn tại) từ điểm xuất phát đến các cây cầu và quay lại điểm xuất phát.
+ Một cách giải khác là sử dụng đồ thị vô hướng, trong đó mỗi cầu được biểu diễn bởi một cạnh của đồ thị, và mỗi khu vực của thành phố được biểu diễn bởi một đỉnh. Bài toán trở thành việc tìm một đường đi qua tất cả các cầu (cạnh) một lần và quay lại nút xuất phát (đỉnh xuất phát).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài toán ở phần Khởi động có thể được mô phỏng bằng mô hình dữ liệu đồ thị. Vậy đồ thị là gì? Đồ thị có cấu trúc và được phân loại như thế nào? Đồ thị có những tính chất gì? Để giúp các em trả lời được những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 11: Khái niệm đồ thị.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm đồ thị
a. Mục tiêu: HS biết được khái niệm đồ thị và một số định nghĩa, khái niệm trực tiếp có liên quan đến đồ thị.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. Khái niệm đồ thị và thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Khái niệm, các loại đồ thị.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiếp tục tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2 – 3 HS. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện Hoạt động 1 – Tìm hiểu khái niệm đồ thị SGK tr.49: 1. Trao đổi, thảo luận về mô hình đồ thị, các khái niệm cơ bản của đồ thị và trả lời câu hỏi: Bài toán trong phần khởi động có thể biểu diễn được bằng mô hình đồ thị không? 2. Em hãy tìm một số bài toán thực tế khác có thể biểu diễn được bằng đồ thị. - GV đặt câu hỏi định hướng cho các nhóm thảo luận: a) Khái niệm đồ thị + Đồ thị là gì? + Em hãy nêu một số ví dụ về mô hình đồ thị trong thực tế. + Đồ thị được mô tả như thế nào? + Dựa vào khái niệm và cách mô tả đồ thị, em hãy phát biểu lại bài toán ở phần Khởi động. b) Đồ thị vô hướng và đồ thị có hướng + Thế nào là đồ thị vô hướng? + Thế nào là đồ thị có hướng? c) Đơn đồ thị + Em hãy quan sát Hình 11.6 và cho biết khuyên và cạnh song song trong đồ thị là gì? + Thế nào là đơn đồ thị? + Giữa hai đỉnh bất kì của đơn đồ thị có thể có bao nhiêu cạnh nối? + Để biểu diễn tập hợp các đỉnh và các cạnh của đồ thị trong Python, em sử dụng kiểu dữ liệu nào? - GV đưa ra một số ví dụ biểu diễn đồ thị trong Python. - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, thực hiện hoạt động Củng cố kiến thức tr.51 SGK: 1. Cây, cây nhị phân và cây tìm kiếm nhị phân có là mô hình đồ thị không? 2. Vẽ đồ thị vô hướng G = (V, E) sau: V = [0, 1, 2, 3, 4] E = [{0,1}, {0,4), (1,2), (1,3), (2,4}] 3. Mô tả tập hợp đỉnh V và tập hợp cạnh E của đồ thị vô hướng trong Hình 11.7. ![]() Hình 11.7. Đồ thị vô hướng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr.49 – 51, thảo luận nhóm và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - GV quan sát và trợ giúp HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho nhau. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động 1 SGK tr.49: 1. Bài toán trong phần khởi động có thể biểu diễn được bằng mô hình đồ thị. 2. Một số bài toán thực tế có thể biểu diễn được bằng đồ thị: + Mạng lưới điện: Trong một mạng lưới điện, các trạm biến áp và đường dây truyền điện có thể được biểu diễn bằng các đỉnh và cạnh trong đồ thị. Việc phân tích mạng lưới điện có thể giúp tối ưu hóa việc phân phối điện năng. + Mạng xã hội: Trong mạng xã hội, mỗi cá nhân có thể được biểu diễn bằng một đỉnh và mối quan hệ giữa các cá nhân có thể được biểu diễn bằng các cạnh. Đồ thị của mạng xã hội có thể được sử dụng để phân tích mối quan hệ, tìm kiếm những cá nhân quan trọng, hoặc dự đoán sự lan truyền của thông tin. + Mạng giao thông: Trong mạng giao thông, các nút giao thông và các tuyến đường có thể được biểu diễn bằng các đỉnh và cạnh trong đồ thị. Việc phân tích mạng giao thông có thể giúp tối ưu hóa lộ trình đi lại, dự đoán tình trạng giao thông, hoặc thiết kế hệ thống giao thông hiệu quả hơn. Hướng dẫn thực hiện hoạt động Củng cố kiến thức SGK tr.51: 1. Cây nhị phân và cây tìm kiếm nhị phân là mô hình đồ thị. 2. Đồ thị vô hướng: ![]() 3. Tập hợp đỉnh V và tập hợp cạnh E của đồ thị vô hướng: V = [0, 1, 2, 3, 4] E = [{0,1}, {0,4}, {1,2}, {1,4}, {2,3}, {3,4}] Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của các nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chốt kiến thức theo Hộp kiến thức.
| 1. Khái niệm đồ thị a) Khái niệm đồ thị - Đồ thị G = (V, E) là tập hợp hữu hạn các đỉnh V và tập hợp các cạnh E nối các đỉnh V với nhau. - Giả sử đồ thị G = (V, E) có n đỉnh và m cạnh, ta có các kí hiệu sau: + Tập hợp các đỉnh V = { + Tập hợp các cạnh E = { Trong đó, các cạnh có dạng e = ( Ví dụ: Một số mô hình đồ thị trong thực tế: a) Cấu trúc tinh thể liên kết ion của muối ăn ![]() b) Sơ đồ các tuyến xe buýt ![]() c) Mạng Internet kết nối máy tính toàn cầu ![]() d) Mô hình liên kết siêu văn bản Hình 11.2. Một số mô hình đồ thị trong thực tế - Đồ thị được mô tả bằng cách vẽ các nút để mô tả các đỉnh và các đường nối giữa các đỉnh để mô tả các cạnh của đồ thị. ![]() a) Đồ thị với 4 đỉnh có tên A, B, C, D ![]() b) Các đỉnh của đồ thị có tên a, b, c, d, e, f ![]() c) Hai sơ đồ trên là tương đương, Hình 11.3. Một số đồ thị - Mô hình thành phố và các cây cầu của bài toán 7 cây cầu ở Königsberg (Hình 11.4a) được mô phỏng lại để dễ quan sát hơn với các vùng đất được kí hiệu là A, B, C, D và các cây cầu đóng vai trò các cạnh nối những vùng đất này. Mô hình đồ thị được biểu diễn như Hình 11.4b. ![]() Hình 11.4. Mô hình đồ thị bài toán
Cho mô hình đồ thị như Hình 11.4b, hãy tìm đường đi qua tất cả các cạnh, mỗi cạnh đi qua đúng một lần. b) Đồ thị vô hướng và đồ thị có hướng - Đồ thị vô hướng có các cạnh nối không phân biệt hướng, có thể đi được hai chiều, các cạnh được biểu diễn bằng các đoạn thẳng. ![]() Hình 11.5a. Đồ thị vô hướng - Đồ thị có hướng có mũi tên chỉ hướng trên các cạnh, chỉ đi theo hướng có mũi tên. ![]() Hình 11.5b. Đồ thị có hướng c) Đơn đồ thị - Nếu đồ thị có cạnh e = (v, v), tức là xuất phát và kết thúc tại một đỉnh, thì được gọi là có khuyên. Hình 11.6a. Khuyên trong đồ thị - Nếu giữa hai đỉnh u, v có nhiều hơn một cạnh nối thì được gọi là có cạnh song song. b) Cạnh song song c) Cạnh song song có hướng Hình 11.6b. Cạnh song song trong đồ thị - Đồ thị G = (V, E) được gọi là đơn đồ thị nếu đồ thị không có khuyên và không có cạnh song song. - Với đơn đồ thị, giữa hai đỉnh bất kì của đồ thị có nhiều nhất một cạnh nối. (Trong phạm vi cuốn sách này, chúng ta chỉ xét các đơn đồ thị) - Trong Python, chúng ta sẽ sử dụng kiểu dữ liệu list để mô tả V và E: + Mỗi cạnh là một cặp hai chỉ số mô tả cặp đỉnh tương ứng. + Nếu đồ thị vô hướng thì sử dụng tập hợp để mô tả cạnh. + Nếu đồ thị có hướng thì dùng list hoặc tuple để mô tả cạnh có hướng giữa hai đỉnh. Ví dụ:
V= [0, 1, 2, 3, 4] E = [{0,1}, {0,4}, {1,3}, {2,3}]
E = [(0,1), (0,4), (1,3), (3,2)]. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến đồ thị
a. Mục tiêu: HS biết và nắm được một số khái niệm, định nghĩa quan trọng liên quan đến đồ thị.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2. Một số khái niệm liên quan đến đồ thị và thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Một số khái niệm liên quan đến đồ thị.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện Hoạt động 2 – Tìm hiểu một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến đồ thị SGK tr.52: Đọc, trao đổi và thảo luận các khái niệm, định nghĩa liên quan đến đồ thị. Quan sát đồ thị ở Hình 11.8 và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Kể tên các đỉnh kề với D. 2. Hãy cho biết bậc của đỉnh A. 3. Liệt kê một vài đường đi từ đỉnh A đến đỉnh E. ![]() Hình 11.8. Đồ thị vô hướng - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và tìm hiểu các khái niệm, định nghĩa: + Đỉnh kề. + Bậc của đỉnh. + Đường đi và chu trình trong đồ thị. + Đồ thị liên thông. Thành phần liên thông của đồ thị. + Ma trận kề. + Danh sách kề. - GV đưa ra và phân tích ví dụ để HS hiểu rõ cách biểu diễn đồ thị bằng ma trận kề và danh sách kề. - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, thực hiện hoạt động Củng cố kiến thức tr.53 SGK: 1. Khi nào một đỉnh của đồ thị có bậc bằng 0? 2. Xác định ma trận kề và danh sách kề của các đồ thị ở Hình 11.11. ![]() Hình 11.11. Các đồ thị Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu nội dung mục 2 SGK tr.52 – 53, thảo luận nhóm và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - GV quan sát và trợ giúp HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của các nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chốt kiến thức theo Hộp kiến thức.
| 2. Một số khái niệm liên quan đến đồ thị Cho đơn đồ thị G = (V, E) có thể vô hướng hoặc có hướng. - Nếu từ đỉnh u có cạnh nối đến đỉnh v thì v được gọi là đỉnh kề của u. Nếu G là vô hướng thì nếu v là đỉnh kề của u thì u cũng là đỉnh kề của v. - Nếu cạnh e từ u đến v thì kí hiệu: e: u - Bậc (degree) của đỉnh u, kí hiệu deg(u), là số lượng các đỉnh kề với u. - Nếu G là đồ thị có hướng thì sẽ có các định nghĩa sau:
- Vì các đỉnh - Đồ thị liên thông:
![]() Hình 11.9. Đồ thị có hai thành phần liên thông là [A, D, E] và [B, C]
- Cho đồ thị G = (V, E), V có n đỉnh. Các đỉnh V được kí hiệu 0, 1, 2,…, n – 1. Khi đó ma trận kề (Adjacency Matrix) của đồ thị G là ma trận có kích thước n Lưu ý: Ma trận kề được định nghĩa cho cả đồ thị vô hướng và có hướng. Nếu G là đồ thị vô hướng thì ma trận kề là đối xứng, tức là - Với mỗi u ∈ V, danh sách các đỉnh kề của u là Adj(u) = {v | (u,v) ∈ E}. Danh sách kề (Adjacency List) của đồ thị G, kí hiệu là Adj, là tập hợp danh sách đỉnh kề của các đỉnh của G. Ví dụ: Với đồ thị vô hướng trong Hình 11.10a, ta có ma trận kề và danh sách kề như Hình 11.10b và Hình 11.10c. ![]() a) Đồ thị G = (V,E)
Hình 11.10. Đồ thị và ma trận kề, | |||
Hướng dẫn thực hiện Hoạt động 2 SGK tr.52: 1. Các đỉnh kề với D là A, C, E. 2. Đỉnh A có bậc bằng 2. 3. Đường đi từ đỉnh A đến đỉnh E: + {(A, D), (D, E)} + {(A, D), (D, C), (C, E)} + {(A, B), (B, C), (C, E)} + {(A, B), (B, C), (C, D), (D, E)} Hướng dẫn thực hiện hoạt động Củng cố kiến thức SGK tr.53: 1. Một đỉnh của đồ thị có bậc bằng 0 nếu không có cạnh đi vào hoặc đi ra từ đỉnh này. 2. Ma trận kề và danh sách kề của các đồ thị: a) ……………………………… |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức