Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử bộ sách Kết nối tri thức. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức Công nghệ phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẢNH BÁO TRONG GIA ĐÌNH

BÀI 1: HỆ THỐNG CẢNH BÁO TỰ ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được nhu cầu và các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủđộng tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.
  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về cảnh báo tự động.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến nhu cầu và các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực công nghệ:

  • Nêu được khái niệm về cảnh báo tự động.
  • Nêu được nhu cầu cần cảnh báo tự động trong gia đình.
  • Nêu được các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
  • Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh một số tình huống gâymất an toàn trong gia đình, các phương pháp cảnh báo đột nhập, các thiết bị của hệ thống cảnh báo tự động trong gia đình
  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
  1. Đối với học sinh:
  • HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Từ ví dụ thực tiễn trong đời sống, giúp HS bước đầu nhận biết được các tình huống gâymất an toàn có thể xảy ra trong gia đình và cách ngăn chặn.
  3. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK – tr5) để đặt vấn đề, HS quansát và phân tíchcác tình huống có trong hình 1.1, nêu cách phát hiện và ngăn chặn. Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt nhằm gây chú ý của HS vào nội dung bài học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các các tình huống trong hình. GV gợi ý HS trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh một số tình huống gây mất an toàn có thể xảy ra trong gia đình – hình 1.1 (SGK – tr5) cho HS quan sát và yêu cầu trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr5)

 

Quan sát Hình 1.1 và phân tích một số tình huống gây mất an toàn trong gia đình, nêu cách phát hiện và ngăn chặn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Gợi ý trả lời:

+ Hình 1.1a: Tình huống trong hình là có trộm đột nhập vào nhà. Cách phát hiện và ngăn chặn: nuôi chó canh nhà; lắp đặt hệ thống camera an ninh; ...

+ Hình 1.1b: Tình huống trong hình là quá nhiệt ở phòng ngủ dẫn đến nguy cơ cháy. Cách phát hiện và ngăn chặn: sử dụng hệ thống giám sát nhiệt độ và khói.

+ Hình 1.1c: Tình huống trong hình là hỏa hoạn (cháy nhà). Cách phát hiện và ngăn chặn: sử dụng hệ thống giám sát nồng độ khí gas, giám sát nhiệt độ và khói, hệ thống đo lường và giám sát dòng điện tiêu thụ trên các thiết bị điện.  

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong hình vẽ trên chúng ta đã được làm quen với một số tình huống có thể xảy ra trong gia đình. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được rõ hơn về nhu cầu và các tình huống cần cảnh báo tự động – Bài 1: Hệ thống cảnh báo tự động trong gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về hệ thống cảnh báo tự động

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm về cảnh báo tự động và các ví dụ về cảnh báo tự động.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để nêu được khái niệm và đặc điểm về cảnh báo tự động.
  3. Sản phẩm:Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu khái niệm về cảnh báo tự động.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Khám phá (SGK – tr5)

 

Quan sát Hình 1.2 và cho biết đặc điểm của hai trong số nhiều cách cảnh báo đột nhập trái phép được các gia đình sử dụng hiện nay, cách nào phù hợp với gia đình em?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm và đặc điểm của cảnh báo tự động.

- GV đặt thêm câu hỏi: Em hãy nêu một số ví dụ về các trường hợp cần cảnh báo tự động.

- GV tổng kết về nội dung khái niệm và đặc điểm về cảnh báo tự động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*Trả lời Khám phá (SGK – tr5)

- Đặc điểm của cách cảnh bảo đột nhập trái phép theo kiểu truyền thống:

+ Phát hiện được các tình huống gây mất an toàn.

+ Thông báo, cảnh báo tới chủ nhà về những tình huống gây mất an toàn trong gia đình.

+ Ngăn cản và đuổi những tên trộm đột nhập vào nhà

- Đặc điểm của cách cảnh bảo đột nhập trái phép theo kiểu hiện đại:

+ Khả năng theo dõi, giám sát liên tục (24/7 – 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần).

+ Khả năng tự động phát hiện sớm các tình huống gây mất an toàn.

+ Khả năng tự động thông báo, cảnh báo tới người sử dụng cũng như các lực lượng hỗ trợ.

+ Khả năng tự động đưa ra các hành động ứng phó với tình huống gây mất an toàn.

à HS nêu cách cảnh báo đột nhập phù hợp với gia đình mình.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Khái niệm và đặc điểm về cảnh báo tự động.

- GV chuyển sang nội dung Các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình.

I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CẢNH BÁO TỰ ĐỘNG

- Cảnh báo được hiểu là việc báo trước các tình huống nguy cấp, mất an toàn có thể xảy ra. Trong đó, cảnh báo tự động là giải pháp dùng các thiết bị công nghệ để theo dõi, giám sát thường xuyên, liên tục đối tượng yêu cầu nhằm phát hiện và đưa ra cảnh báo sớm.

- Cảnh báo tự động có các đặc điểm sau:

+ Khả năng theo dõi, giám sát liên tục (24/7 – 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần).

+ Khả năng tự động phát hiện sớm các tình huống gây mất an toàn.

+ Khả năng tự động thông báo, cảnh báo tới người sử dụng cũng như các lực lượng hỗ trợ.

+ Khả năng tự động đưa ra các hành động ứng phó với tình huống gây mất an toàn.

Ví dụ:

+ Cảnh báo khi có người đột nhập.

 

+ Cảnh báo khi sắp xảy ra hỏa hoạn.

 

+…

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình.
  3. Sản phẩm:Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình: cảnh báo đột nhập; cảnh báo cháy, nổ
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình 1.3, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung trong phần Khám phá (SGK – tr6)

 

Các thiết bị của hệ thống cảnh báo tự động trong Hình 1.3 có thể phát hiện những tình huống mất an toàn nào trong gia đình? Có những cách cảnh báo nào?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình.

- GV yêu cầu HS nghiêm cứu SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Nêu nhiệm vụ của các hệ thống cảnh báo đột nhập và các tình huống cần cảnh báo đột nhập.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về tình huống có người đột nhập và hệ thống chống đột nhập.

- GV có thể chiếu thêm video liên quan đến tình trạng trộm đột nhập nhà dân trộm cắp tài sản

https://www.youtube.com/watch?v=-Ajzvtn6apw

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Nêu nhiệm vụ của các hệ thống cảnh cháy, nổ và các tình huống cần cảnh báo cháy, nổ.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về tình huống xảy ra hỏa hoạn và hệ thống cảnh báo hỏa hoạn.

- GV có thể cung cấp thêm video liên quan đến cách phòng cháy nổ trong gia đình và cách xử lí khi phát hiện có mùi gas trong gia đình.

+Video về cách phòng chống cháy nổ

https://www.youtube.com/watch?v=n6b1SyciWyI

+ Video về cách xử lí khi phát hiện có mùi gas trong gia đình

https://www.youtube.com/watch?v=HU5FifRQZ4w

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*Trả lời Khám phá (SGK – tr6)

- Các thiết bị của hệ thống cảnh báo tự động trong Hình 1.3 có thể phát hiện những tình huống mất an toàn trong gia đình như: phát hiện mở cửa; phát hiện chuyển động; phát hiện xâm nhập; phát hiện vỡ kính; báo khói; báo nhiệt; báo khí gas;…

- Những cách để cảnh báo:

+ Còi báo động.

+ Gọi cảnh báo tới số điện thoại định trước.

+ Gửi tin nhắn cảnh báo tới số điện thoại định trước.

* Trả lời câu hỏi gợi mở

- Hệ thống cảnh báo đột nhập có nhiệm vụ phát hiện và cảnh báo khu vực sinh sống của gia đình, phổ biến gồm các tình huống sau đây:

+ Người trèo qua hàng rào, cửa, cổng để xâm phạm vào chỗ ở của gia đình.

+ Người di chuyển vào các khu vực bên trong chỗ ở của gia đình.

+ Người mở cửa ra – vào, cửa sổ; đập phá cửa kính để xâm nhập vào trong nhà.

 

- Các hệ thống cảnh báo cháy, nổ có nhiệm vụ phát hiện và cảnh báo các nguy cơ cháy, nổ trong gia đình đến từ các nguyên nhân khác nhau, phổ biến gồm các tình huống sau:

+ Quá tải hệ thống điện trong gia đình dẫn đến chập cháy.

+ Quá nhiệt, khỏi ở khu vực cụ thể trong nhà như bếp, phòng khách, phòng ngủ,... dẫn đến nguy cơ cháy.

 

+ Rò rỉ khí gas dẫn đến cháy, nổ trong nhà.

 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình.

- GV chuyển sang nội dung Luyện tập.

 

II. CÁC TÌNH HUỐNG CẦN CẢNH BÁO TỰ ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH

1. Cảnh báo đột nhập

- Các hệ thống cảnh bảo đột nhập có nhiệm vụ phát hiện và cảnh báo người xâm nhập vào khu vực sinh sống của gia đình như: người trèo qua hàng rào, cửa, cổng; người di chuyển vào các khu vực bên trong chỗ ở của gia đình; người mở cửa ra – vào, cửa sổ, đập phá cửa kính để xâm nhập vào nhà; ...

- Một số hệ thống cảnh báo đột nhập:

+ Hàng rào điện quang.  

+ Hệ thống camera an ninh.

+ Hệ thống phát hiện chuyển động. 

+ Hệ thống phát hiện mở cửa, phát hiện rung.

 

2. Cảnh báo cháy, nổ

-  Các hệ thống cảnh báo cháy nổ có nhiệm vụ phát hiện và cách báo các nguy cơ cháy, nổ trong gia đình đến từ các nguyên nhân khác nhau như quá tải hệ thống điện; quá nhiệt, khói; rò rỉ khí gas;…

- Một số hệ thống cảnh báo cháy nổ:

+ Hệ thống đo lường, giám sát dòng điện tiêu thụ trên các thiết bị điện.

+ Hệ thống giám sát nhiệt độ và khói.

+ Hệ thống giám sát nồng độ khí gas.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức về cảnh báo tự động để trả lời câu hỏi và giải được các bài tập có liên quan.
  3. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến khái quát chung về cảnh báo tự động.
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

Câu 1: Tình huống nào sau đây không cần cảnh báo tự động trong gia đình?

  1. Khi có người lạ đột nhập.
  2. Khi sắp xảy ra hỏa hoạn.
  3. Khi có rò rỉ khí gas.
  4. Khi có khách tới thăm nhà.

Câu 2: Hỏa hoạn có thể xảy ra do nguyên nhân nào dưới đây?

  1. Dùng cửa khóa vân tay.
  2. Nấu ăn.
  3. Dùng máy giặt.
  4. Lau nhà.

Câu 3: Khi có người mở cửa ra – vào, cửa sổ; đập phá cửa kính để xâm nhập vào trong nhà được phát hiện, cảnh báo bởi hệ thống nào?

  1. Hệ thống hàng rào quang điện
  2. Hệ thống phát hiện rung
  3. Hệ thống giám sát nhiệt độ và khói
  4. Hệ thống giám sát nồng độ khí gas

Câu 4: Tình huống nào dưới đây có thể gây các triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…?

  1. Tình huống rò rỉ khí gas.
  2. Tình huống hỏa hoạn.
  3. Tình huống có người đột nhập.
  4. Tình huống mất an toàn điện.

Câu 5: Hệ thống cảnh báo tự động không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Khả năng theo dõi, giám sát liên tục
  2. Khả năng tự động thông báo, cảnh báo tới người sử dụng cũng như các lực lượng hỗ trợ
  3. Khả năng tự động đưa ra các hành động ứng phó với tình huống gây mất an toàn
  4. Khả năng dập đám cháy khi có hỏa hoạn

Câu 6: Rò rỉ gas trong gia đình thường không do nguyên nhân nào dưới đây?

  1. Bình và ống gas bị lão hóa.
  2. Van gas bị hở.
  3. Nấu ăn bằng bếp gas trong thời gian dài.
  4. Các đầu nối không tốt.

Câu 7: Vì sao cần có cảnh báo tự động?

  1. Đưa ra các thông tin chính xác về các tình huống có thể xảy ra.
  2. Tránh được các tai nạn, sự cố và hỏng hóc của các thiết bị trong môi trường đó.
  3. Do sự hỏng hóc của các thiết bị hoặc do sơ ý của người sử dụng.
  4. Do sự đột nhập của  người lạ vào gia đình.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành nội dung: Hiện nay, các nhà chung cư đang lắp đặt hệ thống báo khói, báo cháy để cảnh báo hỏa hoạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy kể tên các thiết bị của hệ thống này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

D

B

B

A

D

C

B

Luyện tập (SGK – tr7)

- Tên các thiết bị cảnh báo hỏa hoạn:

+ Camera giám sát.

+ Lăng, vòi, dây chữa cháy.

+ Bình cứu hỏa.

+ Camera phát hiện thân nhiệt.

+…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: 

- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập và chuyển sang nội dung vận dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã biết về hệ thống cảnh báo để trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
  3. Nội dung: GV chiếucâu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HSxác định được tình huống và hệ thống cảnh báo trong gia đình.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và theo nhóm, hoàn thành nội dung Vận dụng (SGK – tr7)

Tìm hiểu và trình bày về các biện pháp cảnh báo mất an toàn đang sử dụng trong gia đình em.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS thực hiện nhiệm vụ theo GV đã hướng dẫn.

- GV theo dõi, động viên, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS nộp sản phẩm cho GV vào tiết học tiếp theo.

Gợi ý trả lời:

+ Nuôi chó canh nhà. 

+ Lắp đặt hệ thống camera an ninh. 

+ Lắp đặt hệ thống giám sát nhiệt độ và khói.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.

- GV tổng kết nội dung chính và hướng dẫn HS tự đánh giá sau bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại kiến thức đã học ở bài 1.

- Xem trước nội dung Bài 2: Hệ thống cảnh báo tự động sử dụng vi điều khiển.

 

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức

1. PHÍ MÔN TOÁN, NGỮ VĂN: 

  • Giáo án word: 550k - Đặt bây giờ: 400k
  • Giáo án Powerpoint: 600k - Đặt bây giờ: 500k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k  - Đặt bây giờ: 800k

2. PHÍ CÁC MÔN CÒN LẠI: 

  • Giáo án word: 450k - Đặt bây giờ: 350k
  • Giáo án Powerpoint: 550k - Đặt bây giờ: 450k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k  - Đặt bây giờ: 650k

=> Đặt bây giờ được tặng kèm các tài liệu: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra ma trận

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=> Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức

Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập công nghệ điện điện tử 12 sách kết nối tri thức, giáo án chuyên đề công nghệ 12 công nghệ điện điện tử kết nối tri thức, giáo án công nghệ điện tử chuyên đề 12 sách KNTT

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Chat hỗ trợ
Chat ngay