Giáo án công dân 7 cánh diều bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (3 tiết)

Giáo án bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (3 tiết) sách công dân 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công dân 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án công dân 7 cánh diều bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (3 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công dân 7 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:... / ... / ...

Ngày dạy:... / ... / ...

BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Nêu được khái niệm và vai trò của gia đình; quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
  • Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.
  • Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, thông tin để trình bày ý tưởng và để thảo luận, lập luận về khái niệm gia đình và vai trò của gia đình.
  • Tự chủ và tự học: Biết khẳng định và bảo vệ quyền của bản thân phù hợp quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
  • Năng lực giáo dục công dân:
  • Năng lực điều chỉnh hành vi:
  • Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình.
  • Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi phù hợp với quy định pháp luật trong thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:
  • Trình bày được những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
  • Có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Biết quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với các thành viên trong gia đình; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong trong gia đình.
  • Trách nhiệm: Có ý thức làm tròn bổn phận với với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Giáo dục công dân 7.
  • Máy chiếu, bảng phụ, giấy A4, A3; bút viết bảng.
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Link bài hát Nhà là nơi của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Giáo dục công dân 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được cảm xúc cá nhân về gia đình; bước đầu phát biểu được cách hiểu của mình về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
  3. Nội dung: GV cho HS nghe nhạc và nêu cảm nhận.
  4. Sản phẩm: Cảm nhận của HS sau khi nghe bài hát.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cùng nghe (hoặc cùng hát) bài hát Nhà là nơi của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong

https://www.youtube.com/watch?v=AiGR-qB3854

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Tự ghi vào với giấy nháp/giấy A4: Cảm nhận về gia đình thể hiện trong bài hát (Gia đình có những ai? Các thành viên ứng xử với nhau thế nào? Bầu không khi trong gia đình như thế nào?...).

+ Chia sẻ với bạn ngồi cạnh những ghi chép của mình. Cùng bạn tìm những ca từ trong bài hát gắn với quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình và ghi những ca từ tìm được vào giấy nháp/giấy A4.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát xác định các cặp đôi có kết quả khác nhau.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi một số cặp đôi chia sẻ trước lớp. :

+ Gia đình trong bài hát có 4 thành viên sống hoà thuận, yêu thương nhau, bầu không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm, chân tình.

+ Các ca từ gắn với quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình: bố đồng tình cùng con vào bếp; bố chơi đàn; mẹ hát; bố đi làm; con ôm cái nhé; tháng năm mẹ ân cần; lớn con phải đỡ đần; mẹ tìm mua thuốc; mẹ thương con nhiều lắm...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

- GV kết luận và dẫn dắt vào bài học: Gia đình được hiểu như thế nào? Giá trị mà gia đình mang đến cho mỗi người và xã hội là gì? Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình? Em cần làm gì để bảo vệ quyền cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình trong gia đình? Hãy cùng tìm hiểu trong Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình này nhé!

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về gia đình và vai trò của gia đình

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, thông tin để trình bày ý tưởng và để thảo luận, lập luận về khái niệm gia đình và vai trò của gia đình.
  2. Nội dung: GV tổ chức hoạt động nhóm để HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu về gia đình và vai trò của gia đình.
  3. Sản phẩm: Những hiểu biết của HS về gia đình và vai trò của gia đình.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát 6 hình ảnh trong SGK tr.61, 62 và thực hiện nhiệm vụ: Liên kết hình ảnh và các thông tin trong bóng nói để viết thành một câu chuyện về chủ đề gia đình (tập trung vào mối quan hệ của các thành viên và vai trò của gia đình đối với mỗi thành viên).

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Tùng thành viên chia sẻ câu chuyện, nhóm thảo luận và chọn một câu chuyện hay nhất để chia sẻ trước lớp (nhóm có thể góp ý, bổ sung tình tiết, nội dung).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Trong bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (10/10/1959), Bác Hồ đã khẳng định: “...Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình.”.

a) Theo em, Bác Hồ muốn nhấn mạnh điều gì trong thông tin trên?

b) Em hãy cho biết gia đình có vai trò như thế nào đối với xã hội?

- GV tiếp tục nêu câu hỏi: Từ câu chuyện vừa nghe, theo em gia đình là gì? Gia đình có giá trị như thế nào đối với mỗi người và xã hội? Em đã dựa vào những chi tiết nào trong các câu chuyện và các ví dụ để rút ra kết luận đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ: Viết câu chuyện vào vở/giấy nháp/giấy A4 và chia sẻ câu chuyện trong nhóm. Mỗi nhóm chọn câu chuyện để chia sẻ trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV hướng dẫn HS các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Các câu chuyện về gia đình có nội dung: Gia đình gồm có các mối hệ vợ và chồng, cha mẹ và các con, ông bà và các cháu, anh chị em. Gia đình rất quan quan trọng với mỗi thành viên: là nơi nuôi dưỡng, là tổ ấm, là chỗ dựa...

+ Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của gia đình đối với xã hội.

- Những HS khác ghi tóm tắt lại nội dung chuyện và đưa ra nhận xét của mình (sử dụng kĩ thuật 321).

- GV mời 3 – 5 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi câu hỏi mở rộng:

+ Gia đình là tổ âm thân yêu của mỗi người, là nơi để chúng ta trở về.

+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng con người và là tế bào của xã hội.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa vào sản phẩm và những trao đổi, lập luận của HS để nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS rút ra kết luận.

1. Gia đình và vai trò của gia đình

- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.

- Đối với mỗi người, gia đình chính là mái ấm yêu thương, là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

- Đối với xã hội, gia đình có vai trò quan trong trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Mỗi một gia đình tốt là một tế bào lành mạnh cho xã hội.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công dân 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CÁNH DIỀU

II. GIÁO ÁN POWERPOINT GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CÁNH DIỀU

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay