Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều Bài 12: quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng về gia đình?

A. Gia đình là một tế bào sống của xã hội hiện đại, gồm có bố mẹ, anh chị, con cái, ông bà, tổ tiên.

B. Gia đình là một nhóm những người thường xuyên sống với nhau, người này đẻ ra người kia, người kia lại nuôi lại người này. Nói chung là có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

C. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đối với mỗi người, gia đình chính là:

A. Mái ấm yêu thương

B. Nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách

C. Chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đối với xã hội, gia đình có vai trò như thế nào?

A. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Mỗi một gia đình tốt là một tế bào lành mạnh cho xã hội.

B. Có vai trò thiết yếu trong việc duy trì nòi giống, góp phần giúp cho xã hội tránh khỏi thảm hoạ diệt vong.

C. Có vai trò nhỏ bé, thường chỉ có tác dụng là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho các cá thể của xã hội.

D. Không có vai trò gì đáng kể.

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?

A. Chồng có quyền lớn hơn và nghĩa vụ nhỏ hơn vợ về mọi mặt trong gia đình.

B. Vợ có quyền lớn hơn và nghĩa vụ nhỏ hơn chồng về mọi mặt trong gia đình.

C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

D. Chồng có nghĩa vụ làm việc quần quật cả tháng rồi đưa tiền cho vợ và không có quyền gì cả. Vợ có mọi quyền hành và không cần thực hiện nghĩa vụ nào.

Câu 5: Một trong những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong gia đình là:

A. Nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng con

B. Được phân biệt đối xử giữa các con.

C. Được ép buộc con làm điều trái đạo đức, trái pháp luật

D. Có quyền thao túng tâm lí con cái

Câu 6: Trong gia đình con cái có quyền gì?

A. Được cha mẹ giao phó công việc chăm sóc gia đình.

B. Được chơi game, bỏ bê học hành.

C. Được cha mẹ yêu thương, tôn trọng.

C. Được hành hạ cha mẹ.

Câu 7: Trong gia đình con cái có bổn phận gì?

A. Chiều lòng bố mẹ, nghe theo tất cả những gì bố mẹ yêu cầu.

B. Phải chấp nhận mọi ràng buộc của cha mẹ.

C. Yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đối với con cháu, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì?

A. Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu

B. Đánh, quát mắng nếu con cháu làm sai, không hợp ý với ông bà.

C. Kính trọng, nuông chiều con cháu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đối với ông bà, cháu có nghĩa vụ gì?

A. Mong cho ông bà nhanh chết để đỡ chật đất.

B. Kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà

C. Tôn thờ, thần tượng, nâng tầm ông bà lên trên mức có thể.

D. Cả B và C.

Câu 3: Câu nào dưới đây không đúng?

A. Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau

B. Anh, chị, emm có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

C. Chúng ta nên xây dựng gia đình theo kiểu gia đình ở các bộ phim nổi tiếng, dù nó có không phù hợp, nhằm hiện đại hoá gia đình, góp phần vào công cuộc hiện đại hoá đất nước.

D. Mỗi người phải tự giác, chủ động, bình đẳng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình, đồng thời tôn trọng quyền của người khác.

Câu 4: Ta không nên tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Mỗi một gia đình tốt là sẽ là một tế bào lành mạnh cho xã hội.

B. Xã hội tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy mỗi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.

C. Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương, chiều chuộng con vô điều kiện.

D. Gia đình là chỗ dựa vững chắc để mỗi người thực hiện được ước mơ của mình.

Câu 5: “Thấy My không tự giác học, bố của My nhắc nhở nhưng My không nghe lời.” Trong trường hợp này, ai thực hiện đúng quyền/nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. My

B. Bố của My

C. Mẹ của My

D. Cả A và B.

Câu 6: Ý kiến nào dưới đây về quyền, nghĩa vụ của bố mẹ và con là đúng?

A. Con có bổn phận kính trọng, nghe theo lời dạy bảo của bố mẹ

B. Bố mẹ có quyền buộc con phải làm theo ý muốn của mình.

C. Bố mẹ có nghĩa vụ đáp ứng mọi nhu cầu của con.

D. Bố mẹ không được phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, nhưng có thể phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “Gia đình bạn Sơn có ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai chị em Sơn. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài thời gian học, Sơn thường giúp bố mẹ hướng dẫn em học bài, giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong nhà. Thấy Sơn lúc nào cũng bận rộn việc học và việc nhà, bạn thân của Sơn là Phú cho rằng học sinh thì chỉ cần chú tâm vào việc học.”

Em nhận xét thế nào về suy nghĩ và việc làm của bạn Sơn?

A. Sơn có tư duy nhìn xa trông rộng: làm vậy cốt để sau này bố mẹ yêu thương mình, cho mình nhiều tài sản hơn.

B. Sơn biết nghĩ cho gia đình, Sơn đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của con cái.

C. Sơn làm việc thừa thãi, không nên, đúng như lời Phú nói.

D. Sơn chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con cái, đúng ra Sơn phải yêu thương bố mẹ bằng tình cảm thay vì bằng hành động.

Câu 2: “Gia đình bạn Sơn có ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai chị em Sơn. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài thời gian học, Sơn thường giúp bố mẹ hướng dẫn em học bài, giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong nhà. Thấy Sơn lúc nào cũng bận rộn việc học và việc nhà, bạn thân của Sơn là Phú cho rằng học sinh thì chỉ cần chú tâm vào việc học.”

Em có đồng tình với với ý kiến của Phú không? Vì sao?

A. Đồng tình. Vì việc học đang ngày một quan trọng hơn, quyết định rất nhiều đến tương lai.

B. Đồng tình. Vì học tập mới là thực tốt nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, đặc biệt là người ở lứa tuổi học sinh.

C. Không đồng tình. Vì con cái có bổn phận phải yêu thương, biết ơn, phụng dưỡng bố mẹ, ông bà. Những việc làm của Sơn đều thể hiện điều đó.

D. Không đồng tình. Vì Phú chưa có cái nhìn thấu đáo về gia đình của Sơn.

Câu 3: “Có ý kiến cho rằng, người lớn trong gia đình từng trải và có kinh nghiệm trong cuộc sống, nên con cháu trong nhà phải nghe theo lời khuyên của họ.”

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

A. Đồng ý. Vì kinh nghiệm là thứ rất quan trọng cho chúng ta bước nhanh hơn trên con đường sự nghiệp mà hơn nữa đó đều là người thân của mình thì không cần lo sợ gì cả, họ sẽ không bao giờ làm hại mình.

B. Không đồng ý. Vì người lớn sống ở một thời điểm trước con cháu rất nhiều, kinh nghiệm mà họ có được cũng vì thế mà khác biệt với thời điểm hiện tại, vậy nên tốt nhất con cháu nên học tập từ thực tế.

C. Không thể đưa ra ý kiến vì chưa có bằng chứng khoa học nào cho vấn đề này.

D. Có phần đồng tình và có phần phản đối. Việc nghe theo lời khuyên của một người từng trải là điều cần thiết để chúng ta phát triển, nhưng chúng ta cũng cần xem xét, đánh giá để đưa ra quyết định của chính mình vì có thể kinh nghiệm của những người đi trước là phiến diện hoặc lỗi thời.

Câu 4: “Đầu năm học, lớp của Mai lập kế hoạch học tập, liệt kê các đồ dùng, sách vở cần mua. Một số bạn dự kiến sẽ về nhà cùng bàn bạc với bố mẹ để mua một số bạn lại cho rằng trách nhiệm của mình là học, còn trách nhiệm của bố mẹ chăm lo cho các con nên bố mẹ mua cho cái gì thì dùng cái đó.”

Em hãy nhận xét suy nghĩ và hành vi của các bạn trong lớp Mai?

A. Các bạn dự kiến về nhà bạn bạc với bố mẹ cho thấy là các bạn suy nghĩ hợp lí, vì đây là vấn đề tiền nong mà các bạn chưa thể làm ra tiền.

B. Các bạn kệ bố mẹ mua cho cái gì thì dùng cái đó chưa suy nghĩ hợp lí vì bố mẹ không biết là mình cần gì nên nếu không nói thì bố mẹ có thể mua cho ta những đồ không cần thiết.

C. Các bạn trong lớp của Mai đều thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân với tư cách là thành viên trong gia đình.

D. Cả A và B.

Câu 5: Học sinh có được tham gia bàn bạc và đưa ra ý kiến của mình với các thành viên khác trong gia đình không? Vì sao?

A. Có vì bất cứ cá nhân nào cũng có quyền tự do ngôn luận. Hơn nữa, việc này không vi phạm gì đến quyền và nghĩa vụ của con cái với gia đình còn cha mẹ thì phải tôn trọng con cái.

B. Có vì ý kiến của học sinh bao giờ cũng là hay nhất.

C. Không vì trẻ con chẳng biết gì mà nói, kinh nghiệm, hiểu biết đều yếu kém.

D. Cả A và B.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: “Đang vào mùa gặt, bố mẹ của Bình hối hả với công việc thu hoạch lúa. Buổi sáng, trước khi đi học, bố mẹ nhắc Bình tan học thì về ngay để giúp bố mẹ nấu cơm, trông em. Tan học, mấy bạn rủ Bình đá bóng, nhớ lời bố mẹ dặn nhưng Bình vẫn theo bạn đi đá bóng đến tối mới về nhà.”

Em nhận xét thế nào về việc làm của Bình?

A. Việc làm của Bình là đúng đắn, góp công rất lớn cho thành công của đội bóng.

B. Việc làm của Bình có hơi thể hiện sự bất hiếu nhưng đó cũng chỉ là do hoàn cảnh.

C. Việc làm của Bình là vi phạm những điều luật cơ bản của Hiến pháp nước ta: Một người không bao giờ được phép chỉ nghĩ đến bản thân.

D. Việc làm của Bình là không đúng với nghĩa vụ của con cái. Bình không yêu thương, hiếu thảo với bố mẹ.

Câu 2: “Đang vào mùa gặt, bố mẹ của Bình hối hả với công việc thu hoạch lúa. Buổi sáng, trước khi đi học, bố mẹ nhắc Bình tan học thì về ngay để giúp bố mẹ nấu cơm, trông em. Tan học, mấy bạn rủ Bình đá bóng, nhớ lời bố mẹ dặn nhưng Bình vẫn theo bạn đi đá bóng đến tối mới về nhà.”

Nếu em là bạn của Bình, em sẽ góp ý với Bình như thế nào?

A. Em sẽ bảo bạn hãy đá hăng lên, ghi thật nhiều bàn vào để cho bố mẹ vui lòng.

B. Em sẽ bảo bạn ở sân đá tiếp còn em sẽ về nấu cơm hộ bạn.

C. Em sẽ giải thích cho Bình nghe về luật pháp nước ta, để Bình hiểu rằng mình đang vi phạm pháp luật và cần thay đổi.

D. Em sẽ giải thích cho Bình hiểu là mình là con cái, mình cần phải biết yêu thương bố mẹ, không thể chỉ vì niềm vui cá nhân mà làm bố mẹ phải khổ sở.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay