Giáo án Công nghệ 8 chân trời Bài 5: Gia công cơ khí

Giáo án Bài 5: Gia công cơ khí sách Công nghệ 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 8 chân trời Bài 5: Gia công cơ khí

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 5. GIA CÔNG CƠ KHÍ

(4 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Trình bày được một số phương pháp và quy trình gia công cơ khí bằng tay.
  • Thực hiện được một số phương pháp gia công vật liệu bằng dụng cụ cầm tay.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về phương pháp gia công cơ khí vào các tình huống thực tiễn.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày và thảo luận những vấn đề đơn giản; biết chủ động và gương mẫu hoàn thành việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề về gia công cơ khí; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực công nghệ:

  • Nhận thức công nghệ: Tóm tắt được các kiến thức, kĩ năng cơ bản, các quy trình kĩ thuật về gia công cơ khí.
  • Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được các thuật ngữ chuyên dụng về gia công cơ khí.
  • Sử dụng công nghệ: Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số dụng cụ gia công cơ khí; thực hiện được một số kĩ thuật đơn giản trong quá trình gia công cơ khí.
  • Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá được chức năng, độ bền, tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng của các dụng cụ gia công cơ khí.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về gia công cơ khi vào học tập và thực tiễn.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học:
  • Sử dụng nhóm phương pháp dựa trên học tập trải nghiệm làm chủ đạo.
  • Sử dụng phương pháp dạy học thực hành.
  • Sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hóa người học.
  1. Thiết bị dạy học:
  2. Đối với GV:
  • SGK, SBT, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học: các dụng cụ cơ khí cầm tay; một số tranh ảnh về tư thế đứng, minh họa các bước trong quy trình gia công cơ khí bằng dụng cụ cầm tay.
  • Chuẩn bị thực hành: phôi, vật mẫu, thước lá, thước cặp, ê ke vuông, ê ke góc, mũi vạch và chấm dấu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với HS:
  • SGK, SBT, vở ghi.
  • Thước lá, thước cặp, ê ke vuông, ê ke góc, mũi vạch và chấm dấu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu các phương pháp gia công cơ khí bằng tay.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV trình chiếu hình ảnh sản phẩm và câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát Hình 5.1 và nêu câu hỏi: Muốn chế tạo bộ bàn ghế như Hình 5.1, ta phải sử dụng những phương pháp gia công nào? Quy trình thực hiện như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS đưa ra nhận định ban đầu:

+ Muốn chế tạo bộ bàn ghế như Hình 5.1, ta phải sử dụng những phương pháp gia công: vạch dấu, cưa, dũa, hàn.

+ Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Vạch dấu.
  • Bước 2: Cưa.
  • Bước 3: Dũa.
  • Bước 4: Hàn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Để biết được các phương pháp và quy trình gia công bằng tay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài học ngày hôm nay - Bài 5. Gia công cơ khí.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đo và vạch dấu

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết:

- Khái niệm đo và vạch dấu, các dụng cụ để đo chiều dài; Nhận biết dụng cụ đo góc; Nhận biết các dụng cụ vạch dấu.

- Nhận biết quy trình và thực hiện được phương pháp đo và vạch dấu.

  1. b) Nội dung:

- HS tìm hiểu khái niệm đo và vạch dấu, cấu tạo và ứng dụng của các loại dụng cụ đo chiều dài.

- HS mô tả cấu tạo và ứng dụng của dụng cụ đo góc.

- HS nêu đặc điểm nhận dạng, công dụng của các dụng cụ vạch dấu.

- HS tìm hiểu các bước đo kích thước bằng thước lá, thước cặp và các bước vạch dấu trên mặt phẳng.

  1. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về:

- Khái niệm đo và vạch dấu, đặc điểm nhận dạng các loại dụng cụ đo chiều dài.

- Đặc điểm nhận dạng dụng cụ đo góc.

- Đặc điểm nhận dạng, công dụng của các dụng cụ vạch dấu.

- Quy trình đo và vạch dấu trên mặt phẳng.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Đo và vạch dấu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Khi gia công cơ khí, làm thế nào để gia công đúng kích thước và hình dạng thực tế của sản phẩm?

- GV cho HS quan sát hình ảnh về thước lá và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả hình dạng và chất liệu của thước lá.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá mục 1 SHS tr.34: Làm thế nào để đo và vạch dấu các đoạn thẳng có chiều dài lớn hơn chiều dài của thước lá?

- GV cho HS quan sát hình ảnh về thước cuộn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả thước cuộn.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin ở cột phụ về vật liệu dùng để chế tạo các dụng cụ đo trong ngành cơ khí.

- GV tiếp tục yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá 2 SHS tr.35: Hình 5.3 cho thấy thước cặp có thể dùng để đo những loại kích thước nào của sản phẩm?

- GV gợi ý HS trả lời: Phân tích cấu tạo, hình dạng của mỏ kẹp trong, mỏ kẹp ngoài, thước đo chiều sâu.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về các loại thước cặp đồng hồ kim và thước cặp điện tử:

Thước cặp đồng hồ kim

Thước cặp đồng hồ điện tử

- GV đặt câu hỏi để HS tóm tắt nội dung cần ghi nhớ:

+ Mô tả cấu tạo của thước lá, thước cặp?

+ Tác dụng của thước cặp là gì?  

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi Khám phá 1 SGK trang 34:

+ Sử dụng thước cuộn để đo và vạch dấu các đoạn thẳng có chiều dài lớn hơn chiều dài của thước lá.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi Khám phá 2 SGK trang 35:

+ Để đo và vạch dấu các đoạn thẳng có chiều dài lớn hơn chiều dài của thước lá, người ta sử dụng thước cuộn.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Đo và vạch dấu

1.1. Khái niệm – Dụng cụ đo và vạch dấu

a) Dụng cụ đo chiều dài

- Thước lá:

+ Hình dạng: độ dài từ 150 – 1000mm.

+ Chất liệu: thép hợp kim dụng cụ, ít co giãn và không gỉ.

- Thước cuộn: Có loại dài 3,9m; 5,0m hoặc dài hơn.

- Trả lời câu hỏi Khám phá 2 SHS trang 35: thước cặp có thể dùng để đo những loại kích thước của sản phẩm như: độ dày, đường kính trong và ngoài, chiều sâu lỗ.

 

Nhiệm vụ 2: Dụng cụ đo góc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS xem Hình 5.4 và trả lời câu hỏi: Mô tả cấu tạo của thước ê ke vuông, thước đo góc vạn năng,...

- GV giới thiệu cho HS về công dụng các bộ phận của thước đo góc vạn năng.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá 4 SHS trang 35: Thước đo góc ở Hình 5.4 có điểm gì khác so với thước đo góc thường sử dụng vẽ trên giấy?

- GV đặt câu hỏi để HS tóm tắt nội dung cần ghi nhớ:

+ Công dụng của dụng cụ đo góc?

+ Liệt kê những dụng cụ đo góc hay dùng?  

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi Khám phá 4 SGK trang 35:

+ Thước đo ở hình 5.4 khác với thước đo góc thường sử dụng trên giấy là đây là thước đo góc vạn năng.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

b) Dụng cụ đo góc

Dụng cụ đo kiểm hoặc vạch dấu các góc trong quá trình gia công có thể dùng thước ê ke vuông, ê ke góc (30o, 45o, 60o) hoặc dụng cụ đo góc vạn năng.

Nhiệm vụ 3: Dụng cụ đo vạch dấu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát Hình 5.5 SHS tr.35 và yêu cầu trả lời câu hỏi: Mô tả mũi vạch và dụng cụ chấm dấu (cột dấu).

- GV giải thích cho HS về công dụng của mũi vạch và dấu chấm dấu.

-  GV giải thích cho HS về vật liệu chế tạo dụng cụ vạch dấu.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin cột phụ và giới thiệu về trình tự vạch dấu:

+ Vạch các đường dấu nằm ngang.

+ Kẻ tiếp vạch các đường dấu thẳng đứng và đường dấu nghiêng.

+ Các cung tròn, đường tròn.

- GV đặt câu hỏi để HS tóm tắt nội dung cần ghi nhớ: Dụng cụ vạch dấu bao gồm những vật liệu gì và được chế tạo bằng vật liệu như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

c) Dụng cụ đo vạch dấu

- Dụng cụ vạch dấu gồm mũi vạch và chấm dấu. Các chi tiết này được chế tạo bằng vật liệu có độ cứng cao có thể sử dụng lâu dài.

Nhiệm vụ 4: Quy trình đo và vạch dấu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu cho HS về mục đích của việc đo và vạch dấu khi gia công cơ khí.

- GV giải thích cho HS về hậu quả của việc vạch dấu không chính xác.

- GV yêu cầu HS thực hành đo kích thước vật mẫu, vạch dấu trên mặt phẳng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc thông tin SGK trình bày quy trình đo và vạch dấu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu tiêu chí đánh giá thực hành đo kích thước vật mẫu:

+ Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành:

TT

Các bước thực hiện

Không

1

Đo mẫu vật bằng thước lá và đọc trị số

 

 

2

Đóng các mỏ đo của thước.

 

 

Vệ sinh vật cần đo.

 

 

3

Mở vít hãm.

 

 

Đặt vật cần đo vào giữa hai mỏ của thước.

 

 

Tay phải đẩy du xích.

 

 

Tay trái giữ mỏ của thước, tay phải kẹp chặt di xích và siết chặt vít hãm.

 

 

4

Đọc phần chẵn của kích thước

 

 

Đọc phần lẻ của kích thước.

 

 

Tính kết quả cần đo.

 

 

+ Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành:

TT

Các tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

Hoàn thành bài thực hành.

 

 

2

Thao tác khi sử dụng thước.

 

 

3

Tính được kết quả cần đo.

 

 

- GV nêu tiêu chí đánh giá thực hành vạch dấu trên mặt phẳng:

+ Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành:

TT

Các bước thực hiện

Không

1

Bôi vôi hoặc phấn màu lên bề mặt phôi.

 

 

2

Vẽ hình dạng chi tiết lên phôi.

 

 

3

Vạch đường bao của chi tiết hoặc chấm dấu đường bao của chi tiết.

 

 

+ Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành:

TT

Các tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

Hoàn thành bài thực hành.

 

 

2

Sự tương quan hình học giữa các đường nét (Độ song song, vuông góc,...).

 

 

3

Hình dạng chi tiết hiển thị rõ trên bề mặt phôi.

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1.2. Quy trình đo và vạch dấu

Các bước thực hiện:

I. Đo kích thước bằng thước lá

Bước 1: Đo kích thước

Bước 2: Đọc trị số kích thước

II. Đo kích thước bằng thước cặp

Bước 1: Chuẩn bị thước và vật cần đo

Bước 2: Đo kích thước vật cần đo

Bước 3: Đọc trị số

III. Vạch dấu trên mặt phẳng

Bước 1: Bôi vôi hoặc phấn màu lên bề mặt phôi

Bước 2: Kết hợp các dụng cụ đo thích hợp để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi

Bước 3: Vạch các đường bao của chi tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cưa

  1. a) Mục tiêu: HS nhận biết phương pháp và thực hiện được quy trình cưa.
  2. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 2 SGK, trả lời các câu hỏi Khám phá để tìm hiểu nội dung về khái niệm; tư thế đứng và cách cầm cưa; an toàn lao động khi cưa; quy trình cưa.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương pháp và quy trình cưa.
  4. d) Tổ chức thực hiện:


Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CTST CHƯƠNG 1. VẼ KĨ THUẬT

GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CTST CHƯƠNG 2. CƠ KHÍ

GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CTST CHƯƠNG 3. KĨ THUẬT ĐIỆN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 8 CTST CHƯƠNG 1. VẼ KĨ THUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 8 CTST CHƯƠNG 2. CƠ KHÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ KĨ THUẬT

Chat hỗ trợ
Chat ngay