Giáo án Công nghệ 8 chân trời Bài 8: An toàn điện

Giáo án Bài 8: An toàn điện sách Công nghệ 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 8 chân trời Bài 8: An toàn điện

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG 3. KĨ THUẬT ĐIỆN

BÀI 8. AN TOÀN ĐIỆN

(3 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

  • Nhận biết được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
  • Trình bày được một số biện pháp an toàn điện.
  • Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
  • Thực hiện được một số động tác cơ bản sơ cứu người bị tai nạn điện.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về an toàn điện vào các tình huống thực tiễn.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày và thảo luận những vấn đề về an toàn điện; biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

Năng lực công nghệ:

  • Nhận thức công nghệ: Tóm tắt được các kiến thức, kĩ năng cơ bản về một số nguyên nhân gây tai nạn điện và một số biện pháp an toàn điện.
  • Giao tiếp công nghệ: Đọc được các tài liệu hướng dẫn sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
  • Sử dụng công nghệ: Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.
  • Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá được các trường hợp mất an toàn điện.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về an toàn điện vào thực tiễn.
  • Trách nhiệm: Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng về an toàn điện.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học:
  • Sử dụng nhóm phương pháp dựa trên học tập trải nghiệm làm chủ đạo.
  • Sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hóa người học.
  1. Thiết bị dạy học:
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Tranh ảnh hoặc video clip mô tả một số nguyên nhân gây tai nạn điện, một số biện pháp an toàn điện, dụng cụ bảo vệ an toàn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV nêu tình huống và câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  4. c) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu về một số nguyên nhân gây tai nạn diện, một số biện pháp an toàn điện, một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát Hình 8.1 và nêu câu hỏi: Em nên làm gì để phát hiện và khắc phục các trường hợp gây nguy hiểm về điện tương tự như Hình 8.1?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS đưa ra những nhận định ban đầu: Ngắt nguồn điện khi sửa chữa đồ dùng thiết bị điện; thường xuyên kiểm tra để phát hiện và sửa chữa kịp thời những tình huống gây mất an toàn điện; sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Ngày nay chúng ta sử dụng rất nhiều thiết bị điện, chúng tiện lợi nhưng cũng tiềm tàng nhiều nguy hiểm. Vì vậy cần đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.. Bài học này sẽ tìm hiểu một số nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện - Bài 8. An toàn điện.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân gây tai nạn điện

  1. a) Mục tiêu: HS nhận biết được một số nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
  2. b) Nội dung: Một số nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
  3. c) Sản phẩm: HS ghi vào vở một số nguyên nhân gây ra tai nạn điện, câu trả lời Khám phá 1 SGK trang 59.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát video, xem Hình 8.2, tổ chức cho HS làm việc cặp đôi và thực hiện các yêu cầu trong hộp Khám phá 1 SGK tr.59:

+ Nêu những nguyên nhân gây tai nạn điện.

https://youtu.be/dOSOTj6WG6w  (0:10 – 2:35)

- GV khuyến khích HS đọc và giải thích phần thông tin thêm về vùng nhiễm điện trong trường hợp dây dẫn có điện bị đứt và rơi xuống đất, hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không.

- GV đặt câu hỏi để HS tóm tắt nội dung cần ghi nhớ:

+ Có mấy nhóm nguyên nhân gây tai nạn điện?

+ Nguyên nhân cụ thể gây ra tai nạn điện trong từng nhóm là gì?  

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi Khám phá 1 SGK trang 59.

-  HS lắng nghe GV hướng dẫn tìm ra các nguyên nhân gây tai nạn điện.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Một số nguyên nhân gây tai nạn điện

- Trả lời câu hỏi Khám phá:

Những nguyên nhân gây tai nạn điện gồm: tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện; tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện; vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

1.1 Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện

- Kiểm tra, sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện, không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ.

- Dùng vật dẫn điện chạm vào ổ điện.

- Chạm vào dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.

1.2. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện

- Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện

- Do tiếp xúc với khu vực có dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.

1.3. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp

Đường dây cao áp và trạm biến áp có thể phóng điện qua không khí hoặc truyền điện xuống đất gây nguy hiểm cho người khi đến gần.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo đảm an toàn điện

  1. a) Mục tiêu: HS trình bày được một số biện pháp an toàn điện.
  2. b) Nội dung: Một số biện pháp an toàn điện.
  3. c) Sản phẩm: Ghi chép của HS về một số biện pháp an toàn điện.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu video về các biện pháp an toàn điện trong nhà, tổ chức cho HS tìm hiểu, phân tích về các biện pháp an toàn điện.

https://youtu.be/Jg--Jvxoteg   (0:44 – 1:42)

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bốn, quan sát Hình 8.3 và thực hiện các yêu cầu:

+ Mô tả các biện pháp đảm bảo an toàn điện và nêu mục đích khi thực hiện những biện pháp này.

+ Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, bàn là, ... em cần phải làm gì?

- GV dẫn dắt HS tìm hiểu về công dụng của aptomat chống giật trong phần thông tin thêm ở tr 60 SGK.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc thông tin SGK, lắng nghe GV hướng dẫn.

-  HS thảo luận nhóm, hoàn thành yêu cầu trong hộp Khám phá.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Biện pháp an toàn điện

- Trả lời câu hỏi Khám phá:

+ Mục đích khi thực hiện các biện pháp an toàn điện:

·        Sử dụng dụng cụ có vỏ cách điện để tránh tiếp xúc với vật mang điện.

·        Lắp cầu dao chống giật để bảo vệ khi có dòng điện qua người.

·        Kiểm tra nguồn điện để đảm bảo chắc chắn việc ngắt điện trước khi thao tác.

·        Kiểm tra, bọc kín chỗ cách điện bị hỏng trên vỏ dây dẫn.

+ Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, bàn là, ... em cần phải: Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, dây cấp nguồn để phát hiện và khắc phục kịp thời những hư hỏng.

- Để đảm bảo an toàn:

+ Khi sử dụng điện:

·        Lựa chọn thiết bị điện an toàn và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

·        Thường xuyên kiểm tra.

·        Chỉ sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện làm dây cấp nguồn.

·        Sử dụng thiết bị chống giật.

·        Tuân thủ khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

+ Khi sửa chữa điện:

·        Ngắt nguồn điện và treo biển thông báo.

·        Sử dụng đúng cách các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ bảo vệ an toàn điện

  1. a) Mục tiêu: HS nhận biết được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sử dụng chúng.
  2. b) Nội dung: Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
  3. c) Sản phẩm: Ghi chép của HS về tiêu chuẩn tỉ lệ của bản vẽ kĩ thuật.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS xem Hình 8.5, tổ chức cho HS làm việc cặp đôi để thực hiện yêu cầu trong hộp Khám phá 4 SGK trang 61: Cho biết tên gọi, công dụng của mỗi loại dụng cụ và trang phục bảo vệ an toàn điện.

- GV khuyến khích HS tìm hiểu thêm một số trang phục đặc biệt bảo vệ an toàn điện trong phần thông tin thêm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

-  HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành yêu cầu trong hộp Khám phá.

- HS đọc thông tin SGK, mô tả các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện

3.1. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện

- Trả lời câu hỏi Khám phá:

Hình 8.5a: Dụng cụ có chuỗi cách điện, giúp tay người tránh tiếp xúc với vật mang điện khi sử dụng.

Hình 8.5b Bút thử điện, để kiểm tra đối tượng có điện hay không.

Hình 8.5c. Ủng cách điện, giúp bảo vệ đôi chân không chạm vào vùng nhiễm điện khi làm việc trong môi trường có nguy cơ rò rỉ điện.

Hình 8.5d: Găng tay cách điện, bảo vệ đôi tay khi thao tác với nguồn điện và thiết bị điện.

=> Dụng cụ bảo vệ an toàn điện gồm có: các dụng cụ có vỏ cách điện, bút thử điện, găng tay cách điện, giày hoặc ủng cách điện, quần áo chống hồ quang điện,...

Hoạt động 4: Tìm hiểu sử dụng bút thử điện

  1. a) Mục tiêu: HS nhận biết được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và cách sử dụng bút thử điện.
  2. b) Nội dung: Cấu tạo, nguyên lí hoạt động, cách sử dụng bút thử điện.
  3. c) Sản phẩm: Ghi chép của HS về cách sử dụng bút thử điện.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CTST CHƯƠNG 1. VẼ KĨ THUẬT

GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CTST CHƯƠNG 2. CƠ KHÍ

GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CTST CHƯƠNG 3. KĨ THUẬT ĐIỆN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 8 CTST CHƯƠNG 1. VẼ KĨ THUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 8 CTST CHƯƠNG 2. CƠ KHÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ KĨ THUẬT

Chat hỗ trợ
Chat ngay