Giáo án Đạo đức 5 Kết nối bài 8: Sử dụng tiền hợp lí
Giáo án bài 8: Sử dụng tiền hợp lí sách Đạo đức 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Đạo đức 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Đạo đức 5 Kết nối bài 8: Sử dụng tiền hợp lí
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 8: SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ
BÀI 8: SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.
Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí.
Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí.
Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí.
Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết điều chỉnh những hành vi chưa đúng của bản thân và tác động điều chỉnh hành vi của bạn bè để có kế hoạch và thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí.
Năng lực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Bước đầu biết tìm hiểu và tham gia một số hoạt động quản lí tài chính cá nhân: mua sắm, tiết kiệm, tạo nguồn thu nhập cá nhân… phù hợp với lứa tuổi.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: thể hiện qua việc sử dụng tiền hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Vở Bài tập Đạo đức 5.
Video clip Cha Ching 7: Hãy biết chỉ tiêu một cách khôn ngoan nhé bạn tôi; Bộ tranh minh hoạ những nét cơ bản của đồng tiến Việt Nam theo Thông tư số 37/2021/TT- BGDĐT.
Máy chiếu, máy tính, thẻ bày tỏ thái độ, phiếu học tập, sticker,...
2. Đối với học sinh
SHS Đạo đức 5.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chia sẻ trải nghiệm: Hãy chia sẻ với các bạn về việc em đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình như thế nào. - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người đều phải ăn uống, vui chơi, học tập,... Để thực hiện những hoạt động đó, chúng ta cần phải có tiền và biết sử dụng tiền hợp lí. Vậy thế nào là sử dụng tiền hợp lí và vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí, bài học “Sử dụng tiền hợp lí” sẽ giúp các em giải đáp được những băn khoăn này. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá các biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. a. Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh SGK tr.57-58. - GV hướng dẫn HS đọc trường hợp SGK tr 13-14, thực hiện thảo luận nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ: + Mô tả nội dung các bức tranh. + Nêu biểu hiện sử dụng tiền hợp lí của hai chị em trong các bức tranh. - GV mời đại diện một số nhóm đôi trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Nội dung các tranh.
+ Biểu hiện sử dụng tiền hợp lí:
- GV yêu cầu HS: Kể thêm các biểu hiện khác của việc sử dụng tiền hợp lí. - GV mời 2 – 3 HS trả lời yêu cầu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí: + Không mua hàng quá hạn sử dụng, đặc biệt là thực phẩm. + Không ham hàng rẻ, kém chất lượng. + Không vay mượn để mua hàng theo sở thích... Hoạt động 2: Khám phá ý nghĩa và cách sử dụng tiền hợp lí a. Mục tiêu: HS giải thích được lí do vì sao phải sử dụng tiền hợp lí và biết cách sử dụng tiền hợp lí. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát tranh SGK tr.59. - GV yêu cầu HS đọc thầm nội dung câu chuyện “Cô bé bán chè bưởi” SGK tr.58-59. - GV mời 1 HS đọc câu chuyện trước lớp. HS khác lắng nghe và đọc thầm theo bạn. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: + Bạn Bống đã sử dụng tiền như thế nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền của bạn? + Việc sử dụng tiền hợp lí có tác dụng như thế nào? + Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nêu đáp án: + Bạn Bống đã kinh doanh chè bưởi và chia tiền lãi trong kinh doanh thành 6 phần. Cách sử dụng tiền của bạn Bống rất hợp lí và thông minh. + Việc sử dụng tiền hợp lí có tác dụng giúp bạn Bống tạo được nguồn thu nhập, có tiến tiết kiệm, chỉ tiêu, đáp ứng nhu cầu của bản thân, giúp đỡ bố mẹ và những người gặp khó khăn trong cuộc sống. + Chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí vì để có tiến chủ động trong chỉ tiêu, đáp ứng được nhu cầu của bản thân, giúp chúng ta sống thoải mái và an tâm trước những rủi ro, bất ngờ trong cuộc sống và có thể giúp đỡ những người gặp khó khăn. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc thông điệp SGK tr. 18: Những người khéo ăn thì no Khéo co thì ấm, khéo đo thì vừa Mua hàng không thiếu, chẳng thừa Dành tiền tiết kiệm phòng ngừa rủi ro. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ ý nghĩa của thông điệp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt lại kiến thức: + Tiền bạc là công sức của người lao động, vì vậy chúng ta phải biết sử dụng tiền hợp lí, tránh lãng phí. Để sử dụng tiền hợp lí, cần:
+ Việc sử dụng tiền hợp lí giúp chúng ta có tiến chủ động trong chi tiêu, đáp ứng được nhu cầu của bản thân, phòng ngừa rủi ro và giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. - GV cho HS xem video mở rộng “Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính” https://youtu.be/cwUFI1bleTo - GV đặt câu hỏi khai thác: Quy tắc 6 chiếc lọ được hiểu như thế nào? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, tổng kết phần trả lời: Quy tắc 6 chiếc lọ + Chiếc lọ số 1: 55% cho nhu cầu cần thiết. + Chiếc lọ số 2: 10% cho tiết kiệm dài hạn. + Chiếc lọ số 3: 10% cho giáo dục. + Chiếc lọ số 4: 10% cho tự do tài chính. + Chiếc lọ số 5: 10% cho vui chơi. + Chiếc lọ số 6: 5% cho đi. - GV nhấn mạnh đến việc sử dụng tiền hợp lí. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng của bài học thông qua nhận xét hành vi, việc làm cụ thể, đưa ra lời khuyên, cách xử lí tình huống liên quan đến tôn trọng sự khác biệt. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.60 và hoàn thành phiếu học tập:
- GV hướng dẫn cho các nhóm HS trình bày kết quả bằng cách sử dụng sticker hoặc biển mặt cười (đồng tình), mặt mếu (không đồng tình) và bổ sung. - GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Không đồng tình. Vì việc sử dụng tiền hợp lí phải được đề cập tới từ những lớp nhỏ hơn. Lớp 4 đã học bài “Qúy trọng đồng tiền”. b. Đồng tình. Vì chúng ta có thể gặp những rủi ro trong cuộc sống và có thể cần đến khoản tiết kiệm để giải quyết khi nguy cấp. c. Đồng tình. Vì mỗi đồng tiền là công sức, thành quả làm việc không chỉ là của bố mẹ mà còn là của những người lao động khác. d. Đồng tình. Vì trong cuộc sống có rất nhiều có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ. Với số tiền tiết kiệm có thể giúp đỡ một phần nào đó cho cộng đồng. e. Không đồng tình. Vì người giàu có vẫn phải sử dụng tiền hợp lí đê có điều kiện kiếm được nhiều tiền hơn nữa hoặc để phòng những rủi ro bất ngờ ập đến. …………………… |
- HS lắng nghe GV.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.
- HS quan sát ảnh.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc SGK.
- HS đọc câu chuyện.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS chia sẻ ý nghĩa thông điệp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video mở rộng.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời. ……………….. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây