Giáo án Đạo đức 5 Kết nối bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt

Giáo án bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt sách Đạo đức 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Đạo đức 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức đủ cả năm

BÀI 4: BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.

  • Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.

  • Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

  • Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

3. Phẩm chất

  • Trung thực, trách nhiệm: thể hiện ở thái độ, hành vi không chấp nhận được, làm theo cái sai, cái xấu; luôn bênh vực và bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1.  Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Vở Bài tập Đạo đức 5.

  • Thẻ bày tỏ thái độ, phiếu học tập, sticker, máy chiếu, máy tính (nếu có).

  • Tranh minh hoạ tình huống về bảo vệ cái đúng, cái tốt theo Thông tư số 37/2021/ TT-BGDĐT.

2. Đối với học sinh

  • SHS Đạo đức 5.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Nói lời hay, làm việc tốt (sáng tác: Mai Trâm).

https://youtu.be/cAGYyr2FH0E 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Trong bài hát có những việc tốt nào mà HS cần thực hiện?

+ Em đã thực hiện được những việc tốt nào?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Những việc tốt nào mà HS cần thực hiện:

  • Học tập hăng say.

  • Nói lời hay làm việc tốt.

  • Luôn khắc ghi 5 điều Bác dạy.

  • Kính trọng thầy cô.

  • Thưa thật không nói dối.

  • Biết cảm ơn và nói lời xin lỗi.

  • Nhặt được của rơi trả lại người bị mất.

  • Chia sẻ cho nhau mỗi ngày một tin tốt.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bảo vệ cái đúng cái tốt là trách nhiệm của mỗi cá nhân chúng ta. Bởi lẽ những cái xấu luôn ở xung quanh, nếu không có sự nỗ lực bảo vệ cái đúng, cái tốt thì cái xấu sẽ ảnh hưởng đến bản thân và sự phát triển của xã hội. Bài học “Bảo vệ cái đúng, cái tốt” sẽ giúp các em tìm hiểu về cái đúng, cái tốt và việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết cái đúng, cái tốt cần bảo vệ

a. Mục tiêu: HS nêu được những cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu tranh 1 – 4 SGK tr.25-26. 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS và trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra những cái đúng, cái tốt cần bảo vệ trong những tranh trên.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Tranh 1: Trung thực trong học tập (không chép bài của bạn.)

+ Tranh 2: Chấp hành luật giao thông (đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy).

+ Tranh 3: Giúp đỡ mọi người (dắt cụ già qua đường). 

+ Tranh 4: Phụ giúp bố mẹ việc nhà (nhắc em thu dọn bát đĩa sau khi ăn xong). 

- GV đưa ra câu hỏi mở rộng: Em hãy kể thêm những cái đúng, cái tốt khác cần được bảo vệ mà em biết. 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ xung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: Trong cuộc sống, có nhiều cái đúng, cái tốt khác cần được bảo vệ và khuyến khích nhân rộng như: 

+ Nhặt được của rơi trả lại người mất. 

+ Vứt rác đúng nơi quy định. 

+ Tôn trọng sự khác biệt của người khác. 

+ Bảo vệ người yếu thế. 

+ Hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn...

+ Chung tay xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp...

- GV mở rộng cho HS xem video bài hát “Gặp cậu bé nhặt được hơn 70 triệu đồng trả lại người đánh rơi”. 

https://youtu.be/sGdTELwkIgY 

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Bạn nhỏ đã có hành động tốt nào?

+ Việc làm của bạn nhỏ có ý nghĩa như thế nào?

+ Bạn nhỏ đã nhận được sự công nhận như thế nào?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Bạn nhỏ đã trả lại tài sản (chiếc ví) cho người đánh rơi. Số tiền trong chiếc ví không hề nhỏ.

+ Việc làm của bạn nhỏ không chỉ là hành động đáng tuyên dương về tấm gương việc tốt mà còn giúp người làm rơi đồ tìm lại tài sản. Điều đó không chỉ thể hiện đạo đức, nhận thức tốt của bản thân mà còn thể hiện sự tốt bụng. 

+ Bạn nhỏ đã nhận được danh hiệu Người tốt, việc tốt tiêu biểu, vinh danh công dân thủ đô ưu tú cho hành động nhặt được của rơi trả người đánh mất. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

a. Mục tiêu: HS nêu được vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thầm nội dung câu chuyện “Bảo vệ như thế là rất tốt” SGK tr.26.

- GV mời 1 HS đọc diễn cảm câu chuyện trước lớp. HS khác theo dõi và đọc thầm theo. 

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: 

+ Cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ trong câu chuyện trên là gì? Lời nói của Bác thể hiện điều gì? 

+ Theo em, vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt?  

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập, chốt đáp án: 

+ Cái đúng, cái tốt cần bảo vệ trong câu chuyện là người chiến sĩ đã thực hiện đúng nhiệm vụ canh gác của mình. Lời nói của Bác là người luôn bảo vệ, bênh vực cái đúng. 

+ Chúng ta cần bảo vệ đúng, cái tốt vì đó sẽ giúp cái đúng, cái tốt được nhân rộng, đồng thời ngăn chặn cái sai, cái xấu và góp phần xây dựng cuộc sống an lành, hạnh phúc. 

- GV cho HS xem video mở rộng câu chuyện “Làm việc tốt đâu cần phải nhiều tiền”  

https://youtu.be/EEcp_HijCOs  

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Người thanh niên trong video đã có những hành động đẹp nào?

+ Vì sao người thanh niên lại quyết định làm việc tốt đó?

+ Ý nghĩa của hành động đó đem lại cho cộng đồng là gì? 

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ ý nghĩa của thông điệp. 

- GV chốt kiến thức:

+ Người thanh niên đã trở xe miễn phí cho những người khó khăn, lấy số tiền được khách cho thêm trong công việc chạy xe và số tiền kiếm được để phát cơm từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn. 

+ Anh thanh niên thực hiện hành động đó xuất phát từ sự yêu thương, đồng cảm trong thâm tâm đối với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Anh muốn dùng sức mình để giúp đỡ, làm cho cuộc sống của mọi người trở nên tốt đẹp hơn. 

+ Hành động đáng trân trọng của anh không phải vì lợi ích của cá nhân mà là vì lợi ích của cả cộng đồng, góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc, lan tỏa tấm gương về người tốt việc tốt trong xã hội. 

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt

a. Mục tiêu: HS biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK tr.27 

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: 

+ Các bạn trong tranh đã bảo vệ cái đúng, cái tốt như thế nào? 

+ Theo em, có những cách nào để bảo vệ cái đúng, cái tốt? 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập, chốt đáp án: 

+ Tranh 1: Bênh vực khi bạn làm việc đúng nhưng lại bị trách móc. 

+ Tranh 2: Nhắc nhở khi bạn việc sai (giở vờ trong giờ trong giờ kiểm tra).

+ Tranh 3: Ngăn chặn hành vi hành vi xấu của bạn (bắt nạt em nhỏ).

+ Tranh 4: Ủng hộ bạn, cùng bạn làm việc tốt (chăm sóc cây xanh). 

- GV chốt kiến thức:

+ Các cách bảo vệ cái đúng, cái tốt: Bênh vực khi bạn làm việc đúng; nhắc nhở khi bạn làm sai; ngăn chặn hành vi xấu; ủng hộ, noi gương, cùng bạn làm việc tốt...

+ Để cái đúng, cái tốt được nhân rộng, chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ cái đúng, cái tốt bằng các việc làm cụ thể. 

- GV cho HS đọc thông điệp SGK tr.30:

Học hành, rèn luyện, vui chung

Bảo vệ cái đúng ta cùng tham gia

Việc sai, em nhớ tránh xa

Thầy yêu, bạn mến, mẹ cha vui lòng.

- GV chốt kiến thức phần Khám phá:

+ Cái đúng, cái tốt cần được bảo vệ là những việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định của pháp luật như trung thực trong học tập, giúp đỡ người gặp khó khăn, tuân thủ luật giao thông...

+ Chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt vì điều đó sẽ giúp cái đúng, cái tốt được nhân rộng, đồng thời ngăn cái sai, cái xấu và góp phần xây dựng cuộc sống bình an, hạnh phúc.

+ Các cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt: Bênh vực khi bạn làm việc đúng: Nhắc chặn hành vi xấu; ủng hộ, noi gương, cùng bạn làm việc tốt...

+ Mỗi người phải biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt để cùng nhau tạo dựng nên các mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp với bạn bè và mọi người xung quanh. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức thông qua bày tỏ thái độ, nhận xét hành vi, xử lí tình huống liên quan đến việc bảo vệ cái đúng, cái tốt. 

b. Cách tiến hành

Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến. 

- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động “Phóng viên nhí” với các ý SGK tr.28. 

- GV hướng dẫn 1 HS đóng vai là phóng viên nhí, lần lượt nêu từng ý kiến và hỏi một số bạn tán thành hay không tán thành với ý kiến đó và giải thích. 

- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết:

a. Tán thành. Vì cái đúng, cái tốt là những việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật nên chúng phù hợp với lợi ích của mọi người và xã hội. 

b. Không tán thành. Vì trẻ em cũng có thể bày tỏ thái độ hoặc thực hiện việc làm phù hợp với lứa tuổi của mình để bảo vệ những cái đúng, cái tốt. 

c. Tán thành. Vì sự ủng hộ, đồng tình với những người thực hiện cái đúng, cái tốt sẽ giúp họ có thêm động lực để tiếp tục nhân rộng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 

d. Không tán thành. Vì khi chứng kiến cái đúng, cái tốt bị chế giễu, chỉ trích hay đe dọa, chúng ta cần trực tiếp hoặc nhờ giúp đỡ để bảo vệ chúng. 

e. Tán thành. Vì nếu không bảo vệ cái đúng, cái tốt thì cái sai, cái xấu sẽ lấn át. Chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt, nếu không bảo vệ được thì xã hội sẽ không có điều tốt đẹp...

g. Tán thành. Vì cái đúng, cái tốt là những việc làm mang lại lợi ích cho mọi người và xã hội nên chúng sẽ đem lại cho chúng ta cuộc sống an toàn, lành mạnh. 

Bài tập 2: Lựa chọn cách để bảo vệ cái đúng, cái tốt

- GV giới thiệu và phổ biến cho HS luật chơi trò chơi “Tiếp sức”

- GV chia HS lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 5 HS tham gia trò chơi.

- GV viết các cách bảo vệ cái đúng cái tốt vào bảng phụ và treo vào giữa bảng. Mỗi phần bảng bên trái và bên phải bảng phụ được chia thành 2 ô “Chọn và “Không chọn”.

- GV làm quản trò ra hiệu lệnh, lần lượt các thành viên trong mỗi đội viết/gắn chữ cái tương ứng với mỗi cách bảo vệ cái tốt (từ a đến e) vào 2 ô trên bảng một cách thích hợp.

- GV nhận xét kết quả thực hiện trò chơi: Các cách bảo vệ cái đúng, cái tốt: 

b. Ủng hộ khi bạn làm theo cái đúng, cái tốt. Vì việc làm của bạn là đúng đắn, giúp cho cái tốt được nhân lên, góp phần làm cho cuộc sống bình an. 

c. Bên vực khi bạn làm theo cái đúng, cái tốt nhưng bạn ấy lại bị chê bai. Vì việc làm này không chỉ giúp cái đúng, cái tốt được phát huy, cái xấu bị đẩy lùi. 

e. Noi gương và học tập theo những bạn thường xuyên làm việc tốt. Vì việc này nhân rộng việc tốt, giúp cuộc sống tươi đẹp hơn. 

Bài tập 3: Nhận xét hành vi. 

- GV trình chiếu cho HS đọc quan sát các trường hợp SGK tr.39-30. 

a. Lớp Lan đi tham quan trang trại sinh thái. Thấy Lan cầm chiếc túi đựng vỏ bánh kẹo, Bình nói “Sao bạn không vứt luôn ở gốc cây đi!”. Lan trả lời: “Lát nữa đến chỗ thùng rác, tớ sẽ vứt”. Thấy thế Minh nói với Bình: “Lan làm như vậy là đúng rồi!”.

b. Là lớp trưởng, Hoa luôn thẳng thắn phê bình các bạn đi học muộn khiến những bạn đó ghét Hao. Ngân cảm thấy ái ngại cho Hoa nhưng không dám bênh vực.

c. Nhìn thấy một người phụ nữ đang có ý định vứt rác xuống sông, Thắng liền nhờ chú bảo vệ gần đó đến can thiệp. 

d. Huy, Hòa và Thức cùng đi học. Trên đường đi, Huy dừng lại để kéo cành cây gãy vào lề đường. Thức cằn nhằm: “Hơi đâu mà cậu làm thế! Đi thôi! Muộn giờ học rồi đấy!”. Thấy vậy, Hòa nói “Nếu để cành cây như vậy sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường. Chúng mình cùng làm cho nhanh đi!”. 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi: Bạn nào biết bảo vệ hoặc chưa biết bảo vệ cái đúng, cái tốt? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV đưa ra đáp án mẫu và công nhận đáp án hợp lí. 

+ Trường hợp a: Minh biết bảo vệ cái đúng, cái tốt vì đã lên tiếng bênh vực hành động bảo vệ môi trường của Lan.

+ Trường hợp b: Ngân chưa biết bảo vệ cái đúng, cái tốt vì mặc dù biết thái độ của một số bạn đối với Hoa là không đúng nhưng không dám lên tiếng để bảo vệ Hoa.

+ Trường hợp c: Thắng biết bảo vệ cái đúng, cái tốt vì đã góp phần ngăn chặn việc làm sai của người phụ nữ (vứt túi rác xuống sông).

+ Trường hợp d: Thức chưa biết bảo vệ cái đúng, cái tốt vì không những không ủng hộ và cùng các bạn làm việc tốt (kéo cành cây vào lề đường) mà còn tỏ thái độ khó chịu. Huy và Hoà đã biết thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có những vận dụng đúng. 

Bài tập 4: Xử lí tình huống

- GV trình chiếu cho HS đọc các tình huống SGK tr.30.

 

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 – 6 HS, cho các nhóm bốc thăm để lựa chọn và đóng vai theo tình huống. 

 

 

 

 

- HS xem và hát theo giai điệu bài hát. 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát ảnh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.  

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe video. 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi. 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm nội dung SGK. 

 

- HS đọc diễn cảm trước lớp. 

 

- HS thảo luận nhóm đôi. 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video mở rộng. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm nội dung SGK. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc diễn cảm trước lớp. 

 

- HS thảo luận nhóm đôi. 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông điệp.  

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi. 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ. 

 

 

 

 

 

 

 

………..Còn tiếp…………

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay