Giáo án Địa lí 8 cánh diều Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

Giáo án Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam sách Lịch sử và Địa lí 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 8 cánh diều Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu và thủy văn Việt Nam.
  • Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức khoa học địa lí: thông qua việc phân tích tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
  • Tìm hiểu địa lí: thông qua việc khai thác tài liệu văn bản, internet về những tác động và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam.
  • Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: thông qua việc liên hệ với biến đổi khí hậu toàn cầu để lấy các ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập chung của nhóm.
  • Trách nhiệm: có ý thức tuyên truyền với những người xung quanh trong việc bảo vệ môi trường nhằm hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số hình ảnh, video về tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về tác động của biến đổi khí hậu với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV trình chiếu cho HS xem video về hiện tượng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, yêu cầu HS trình bày hiểu biết về hiện tượng này.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hiện tượng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát và xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=xGDBQmtbUkU

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:

+ Quan sát video clip, hãy cho biết video clip nói đến hiện tượng gì? Hiện tượng xảy ra ở vùng nào của nước ta?

+ Nêu một số hiểu biết của em về hiện tượng này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, xem video, liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Video nói đến hiện tượng xâm nhập mặn gay gắt, xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tình trạng hạn hán do xâm nhập mặn

+ Xâm nhập mặn (đất bị nhiễm mặn) với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn.

→ Tác hại của xâm nhập mặn:

  • Ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội.
  • Gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân.
  • Bùng phát dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng.
  • Diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thuỷ sản bị thiệt hại.
  • Sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho cây trồng khiến cây bị sốc mặn, gây rụng lá, hoa, trái hàng loạt, và có thể dẫn đến chết cây.
  • ……

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Xâm nhập mặn là hệ quả của sự biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu, có ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phần tự nhiên, đặc biệt là khí hậu và thủy văn. Nước ta thuộc nhóm nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Vậy biến đổi khí hậu có tác động như thế nào tới khí hậu và thủy văn? Cần phải có những giải pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu và thủy văn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nhóm 1, 3: Khai thác Bảng 8.1, 8.2, thông tin mục I.1 SGK tr.121, 122, mục Em có biết và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta. Lấy ví dụ cụ thể.

- Nhóm 2, 4: Khai thác thông tin mục I.2 SGK tr.123 và Phiếu học tập số 2: Hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học ở lớp 6 và cho biết:

+ Em hiểu như thế nào là biến đổi khí hậu?

+ Nguyên nhân của biến đổi khí hậu là gì?

Gợi ý:

+ Biến đổi khí hậu: là những thay đổi của khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,…) vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài (vài thập kỉ hoặc dài hơn).

+ Nguyên nhân của biến đổi khí hậu: chủ yếu do hoạt động của con người (chặt phá rừng, sử dụng nhiên liệu hóa thạch,….).

Một cánh đồng ở nước ta nứt nẻ vì khô hạn

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1, 3: Khai thác Bảng 8.1, 8.2, thông tin mục I.1 SGK tr.121, 122, mục Em có biết và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta. Lấy ví dụ cụ thể.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ

ĐỐI VỚI KHÍ HẬU NƯỚC TA

1. Tác động

Yếu tố tác động

Biểu hiện

 

 

 

 

2. Ví dụ cụ thể

+ Nhóm 2, 4: Khai thác thông tin mục I.2 SGK tr.123 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ

ĐỐI VỚI THỦY VĂN NƯỚC TA

1. Tác động

Yếu tố tác động

Biểu hiện

 

 

 

 

2. Ví dụ cụ thể

- GV cho HS khai thác thêm  hình ảnh, video về tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn ở nước nước ta (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và hoàn thành nhiệm vụ theo nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu và thủy văn theo Phiếu học tập số 1, 2.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng rõ rệt, có tác động trực tiếp đến các yếu tố của khí hậu: nhiệt độ, mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta.

+ Thủy văn nước ta phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa. Biến đổi khí hậu làm thay đổi dòng chảy, gia tăng thiên tai (lũ quét, hạn hán, xâm nhập mặn), nước biển dâng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tác động của biến đổi khí hậu

1. Đối với khí hậu

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Hoạt động 1.

2. Đối với thủy văn

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 2 phía dưới Hoạt động 1.

 

 

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Đối với khí hậu

  

Biến đổi về nhiệt độ

  

Biến đổi về lượng mưa

Biến đổi khí hậu làm cho

 các cơn bão ngày càng mạnh

Rét đậm rét hại kéo dài

 

https://www.youtube.com/watch?v=Acpr6Yc3Edk&t=102s

2. Đối với thủy văn

Lũ quét ở miền núi

Ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long


Thiếu nước sinh hoạt ven sông Thu Bồn

https://www.youtube.com/watch?v=VA_0jsuHD4U

https://www.youtube.com/watch?v=DkepvtDmH5g (Từ 0p41s – hết).

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ  ĐỐI VỚI KHÍ HẬU NƯỚC TA

1. Tác động

Yếu tố tác động

Biểu hiện

Gia tăng nhiệt độ

- Nhiệt độ của nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây.

- Giai đoạn 1958 – 2018, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tằn lên 0,89°C.

Biến động về mưa

- Lượng mưa thay đổi mạnh, khác nhau theo thời gian, không gian, cường độ.

- Giai đoạn 1958 – 2018, ổng lượng mưa năm tăng 2,1%, giảm ở miền khí hậu phía Bắc, tăng lên ở miền khí hậu phía Nam.

- Số ngày mưa lớn tăng ở Bắc Bộ, Trung Bộ; giảm ở Nam Bộ, Tây Nguyên.

- Mưa lớn xảy bất thường hơn về thời gian, địa điểm, cường độ.

Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan

- Nhiệt độ tối cao, số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước. Số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm ở miền khí hậu phía bắc.

- Tình trạng hạn hán có xu hướng tăng ở miền khí hậu phía bắc, giảm ở miền khí hậu phía nam.

- Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên. Lũ lụt, sạt lở, mưa đá,… tăng lên rõ rệt.

- Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi. Các đợt rét đậm, rét hại có nhiệt độ thấp kỉ lục có xu hướng tăng lên.

2. Ví dụ cụ thể:

VÍ DỤ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐỐI VỚI KHÍ HẬUỞ TỈNH NGHỆ AN

Năm 2022, thiên tai ở Nghệ An diễn biến phức tạp:

- Xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, rét hại, không khí lạnh, bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).

- Chịu ảnh hưởng của 03 cơn bão (số 2, số 3 và số 4) và ATNĐ (ngày 04 - 08/7).

- 22 đợt không khí lạnh (trong đó có 15 đợt gió mùa Đông Bắc).

- 9 đợt nắng nóng, tiêu biểu là đợt từ ngày 24 - 27/4.

- 33 đợt lốc, mưa lớn, mưa đá, sét, trong đó có 05 đợt mưa lớn trên diện rộng.

- Tổng lượng mưa trong năm phổ biến 2 000 – 2 500mm, các trạm đều vượt so với trung bình nhiều năm từ 30 - 60%. Đặc biệt là đợt sáng ngày 02/10/2022 trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã có mưa lớn cục bộ gây ra lũ quét, ngập úng tại xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén; lượng mưa đo được từ 19 giờ ngày 01/10 đến 7 giờ ngày 03/10/2022 là 273 mm.

  

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ  ĐỐI VỚI THỦY VĂN NƯỚC TA

1. Tác động

Yếu tố tác động

Biểu hiện

Thay đổi chế độ dòng chảy

- Mùa lũ, mùa mưa: nước sông dâng cao, lũ lên nhanh, bất thường, khó dự báo để phòng tránh.

- Mùa cạn: mực nước sông hạ thấp, tăng nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất ở địa phương.

Chế độ dòng chảy có sự chênh lệch lớn giữa các mùa và giữa các hệ thống sông.

Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn

- Gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ.

- Hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước.

- Nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn.

Nước biển dâng

- Mực nước biển, đại dương tăng lên.

- Mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu hướng tăng 2,74mm/năm.

2. Ví dụ cụ thể

VÍ DỤ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐỐI VỚI THUỶ VĂN Ở KON TUM

- Tổng lượng mưa năm trung bình 15 năm ở khu vực Thành phố Kon Tum và huyện Sa Thầy, Đăk Hà tăng đáng kể. Ở những khu vực là nguồn sinh thủy chính cho các con sông lớn của Kon Tum, tổng lượng mưa năm đang có xu thế giảm dần. Nguồn sinh thủy bị thiếu hụt kết hợp với khả năng điều tiết tự nhiên của lưu vực giảm dần đã khiến cho nhiều con sông, suối trở nên cạn kiệt sâu hơn trong mùa khô.

- Năm 2013, diễn biến thủy văn trong các tháng đầu năm đang diễn ra bất thường. Những tháng đầu năm, Kon Tum đã gồng mình chống hạn do thiếu hụt lượng mưa từ năm 2012 dẫn đến khan hiếm nguồn nước trong mùa khô 2012-2013.

  

Hoạt động 2: Tìmn hiểu về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nhóm 1, 3: Khai thác Hình 8.1, mục Em có biết, thông tin mục “Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu” SGK tr.123, 124 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Trình bày nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Lấy ví dụ cụ thể.

- Nhóm 2, 4: Khai thác thông tin mục “Nhóm giải pháp giảm nhẹ với biến đổi khí hậu” SGK tr.124 và hoàn thành Phiếu học tập số 4: Trình bày nhóm giải pháp giảm nhẹ với biến đổi khí hậu. Lấy ví dụ cụ thể.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3, 4 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 8 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay