Giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều

Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Địa lí 8 cánh diều. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Địa lí 8 CD.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều
Giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều
Giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều
Giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều
Giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều
Giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều
Giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều
Giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU

CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 2 Địa hình Việt Nam
  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 3: Thực hành: Tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế
  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 4 Khoáng sản Việt Nam

CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 5 Khí hậu Việt Nam
  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 6 Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu
  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 7 Thủy văn Việt Nam
  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 8 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 9 Thổ nhưỡng Việt Nam
  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 10 Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

CHƯƠNG 4. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 11 Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển đảo. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bài 12 Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.

CHỦ ĐỀ CHUNG

  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
  • Giáo án Địa lí 8 Cánh diều Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

=> Xem nhiều hơn: Giáo án địa lí 8 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 8 KÌ 1 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: Khí hậu Việt Nam

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM

BÀI 5: KHÍ HẬU VIỆT NAM

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.
  • Chứng minh được sự phân hoá đa chung của khí hậu Việt Nam.
  • Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.
  • Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam; chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam; phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và phân tích vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
  • Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng Bản đồ khí hậu Việt Nam để trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và sự phân hoá đa dạng của khí hậu.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc lấy các ví dụ về vai trò của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và sự phát triển du lịch.
  • Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tìm kiếm thông tin về đặc điểm khí hậu nước ta.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
  • Có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế những hành động gây ô nhiễm khí hậu.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tranh ảnh/video về khí hậu nước ta
  • Bản đồ khí hậu Việt Nam
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế về thời thiết và khí hậu ở nước ta, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu bản tin dự báo thời tiết ở địa phương và yêu cầu HS cho biết trong bản tin chúng ta biết được những thông tin gì về thời tiết hôm nay.

https://www.youtube.com/watch?v=uv-WAW8_4j4

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem bản tin và trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: nhiệt độ, lượng mưa,tác động của gió, khí hậu trên vùng biển Đông,… của các khu vực trên cả nước.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:  Việt Nam có đặc điểm khí hậu khác biệt so với nhiều nước có cùng vĩ độ. Đây là nhân tố tự nhiên quan trọng có ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên khác, các ngành sản xuất và đời sống con người. Vậy khí hậu nước ta có những đặc điểm nổi bật nào? Khí hậu phân hoá ra sao và ảnh hưởng như thế nào tới các hoạt động kinh tế?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Khí hậu Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

  1. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
  3. Sản phẩm học tập: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (3hs/nhóm) thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào thông tin mục 1 và quan sát bảng số liệu, lược đồ, hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:….

Tính chất

Nguyên nhân

Biểu hiện

Nhiệt đới

 

 

Ẩm

 

 

Gió mùa

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- GV cần gợi ý cho HS: Thời gian hoạt động, phạm vi hoạt động, đặc điểm thời tiết của gió mùa đông và gió mùa hạ. HS dựa vào bản đồ khí hậu có thể biết được các loại gió, hướng gió; bão, tần suất, hướng; các miền khí hậu của Việt Nam.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV lấy thêm ví dụ: Đối với các quốc gia có cùng vĩ độ với nước ta (khu vực Tây Nam Á, Ấn Độ) nhưng lại có đặc điểm khi hậu hoàn toàn khác, để từ đó thấy được vai trò của gió mùa đã tạo nên đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

(bảng bên dưới)

 

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:….

Tính chất

Nguyên nhân

Biểu hiện

Nhiệt đới

Do ảnh hưởng của vị trí địa lí

- Lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng lượng bức xạ lên tới 110 – 160 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ luôn dương và đạt trên 75 kcal/cm2/năm trên phạm vi cả nước.

- Số giờ nắng dao động từ 1400 giờ/năm đến 3.000 giờ năm.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C (trừ các vùng núi cao) và tăng dần từ bắc vào nam.

Ẩm

- Do ảnh hưởng của địa hình

- Nước ta có tổng lượng mưa năm rất lớn, phổ biến từ 1.500 mm đến 2.000 mm

- Cân bằng ẩm luôn dương

- Độ ẩm không khi cao, thường trên 80 %.

Gió mùa

Do vị trí địa lí nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa

- Gió mùa đông: hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Gió thổi theo hướng dông bắc nên còn được gọi là gió mùa Đông Bắc,

+ Gió mùa Đông Bắc tạo ra mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta, nửa đầu mùa đông lạnh khô, ít mưa; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn.

- Gió mùa hạ: hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Gió thổi theo hướng tây nam là chủ yếu nên còn được gọi là gió mùa Tây Nam.

+ Đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, khối khí này vượt dãy Trường Sơn, gây ra hiện tượng khô nóng cho đồng bằng Trung Bộ và khu vực Nam Tây Bắc. Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh, gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên.

 

Hoạt động 2: Sự phân hoá đa dạng của khí hậu

  1. Mục tiêu:

- Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam
  2. Sản phẩm học tập: sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam
  3. Tổ chức hoạt động:

 ..............

 => Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ĐỊA LÍ 8 KÌ 1 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint bài: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CẢ LỚP ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Để vẽ biểu đồ khí hậu, người ta thường sử dụng dạng biểu đồ nào?

Biểu đồ cột kết hợp biểu đồ đường

BÀI 6: THỰC HÀNH:

VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU

NỘI DUNG THỰC HÀNH

Vẽ biểu đồ khí hậu

Phân tích biểu đồ khí hậu

  1. Vẽ biểu đồ khí hậu

Quan sát biểu đồ khí hậu sau và trả lời câu hỏi:

  • Biểu đồ gồm những yếu tố nào?
  • Nhiệt độ, lượng mưa được thể hiện như thế nào?

Biểu đồ khí hậu gồm các yếu tố:

  • Trục tung bên phải thể hiện nhiệt độ, đường nhiệt độ màu đỏ.
  • Trục tung bên trái thể hiện lượng mưa, cột lượng mưa màu xanh.
  • Trục hoành thể hiện thời gian (các tháng trong năm).

Nhiệt độ thể hiện bằng biểu đồ đường

Lượng mưa thể hiện bằng biểu đồ cột

Quan sát bảng số liệu dưới đây:

Nhiệt độ, lượng mưa trung bình các tháng trong năm của một số trạm khí tượng ở Việt Nam

Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Hà Nội

oC

16,6

17,7

20,3

24,2

27,6

29,3

29,4

28,7

27,7

25,3

21,6

18,0

23,9

mm

22,5

24,6

47,0

91,8

185,4

280,1

309,4

228,3

228,8

140,7

66,7

20,2

1 670

Huế

oC

19,9

20,8

23,1

26,1

28,2

29,3

29,2

28,8

27,1

25,3

23,2

20,7

25,1

mm

129,3

63,3

51,3

58,9

113,3

103,4

94,6

138,8

410,7

772,7

641,7

349,9

2925,9

 

Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Quy Nhơn

oC

23,3

24,1

25,6

27,6

29,2

30,0

30,0

29,9

28,6

26,9

25,6

24,0

27,1

mm

66,8

28,2

33,0

33,8

85,2

62,1

44,2

77,2

230,6

521,0

464,3

205,5

1 851,9

Cần Thơ

oC

25,4

26,1

27,3

28,5

28,0

27,3

26,9

26,8

26,8

26,9

26,9

25,7

26,9

mm

10,0

3,8

15,4

41,8

181,0

209,7

236,0

237,9

251,4

300,9

137,1

41,5

1 666,5

Yêu cầu: Vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của một trạm khí tượng trong bảng trên.

Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện yêu cầu:

Nhóm 1:

Trạm khí tượng Hà Nội

Nhóm 2:

Trạm khí tượng Huế

Nhóm 3:

Trạm khí tượng Quy Nhơn

Nhóm 4:

Trạm khí tượng Cần Thơ

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của trạm Hà Nội

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của trạm Huế

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của trạm Quy Nhơn

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của trạm Cần Thơ

  1. Phân tích biểu đồ khí hậu

Các nhóm phân tích biểu đồ vừa vẽ bằng cách hoàn thành bảng sau:

Yếu tố khí tượng

Trạm

Hà Nội

Huế

Quy Nhơn

Cần Thơ

Nhiệt độ trung bình năm (°C)

 

 

 

 

Nhiệt độ cao nhất (°C)

 

 

 

 

Tổng lượng mưa năm (mm)

 

 

 

 

Mùa mưa (trên 100mm)

 

 

 

 

Thuộc khí hậu miền nào?

 

 

 

 

Kết quả phân tích biểu đồ

Yếu tố khí tượng

Trạm khí tượng

Hà Nội

Huế

Quy Nhơn

Cần Thơ

Nhiệt độ trung bình năm (°C)

23,9

25,1

27,1

26,9

Nhiệt độ cao nhất (°C)

29,4

29,3

30

28,5

Tổng lượng mưa năm (mm)

1670

2925,9

1851,9

1666,5

Mùa mưa (trên 100mm)

Tháng 5 đến tháng 10

Tháng 5 đến tháng 12

Tháng 9 đến tháng 12

Tháng 5 đến tháng 11

Thuộc khí hậu miền nào?

Miền bắc

Miền trung

Miền nam

Miền nam

LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

Em hãy thu thập số liệu về nhiệt độ và lượng mưa ở địa phương em, sau đó vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở địa phương em.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập vận dụng và bài tập trong SBT

Đọc và tìm hiểu trước Bài 7: Thủy văn Việt Nam

BÀI HỌC KẾT THÚC, HẸN GẶP LẠI CÁC EM Ở TIẾT SAU!

..............

=> Xem nhiều hơn: 

 

Giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều
Giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án địa lí 8 cánh diều

Từ khóa: giáo án địa lí 8 cánh diều, tải giáo án lịch sử và địa lí 8 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 địa lí 8 cánh diều, tải giáo án word và điện tử địa lí 8 kì 1 CD

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay