Giáo án và PPT đồng bộ Địa lí 8 cánh diều
Địa lí 8 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Địa lí 8 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU
CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM
BÀI 9: THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.
Phân tích được đặc điểm của đất fe-ra-lit và giá trị sử dụng đất fe-ra-lit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
Biết cách sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố của các nhóm đất chính.
3. Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
Máy tính, máy chiếu.
Bản đồ các nhóm đất chính ở Việt Nam.
Một số tranh ảnh/video về các loại đất, giá trị sử dụng các loại đất, hiện trạng thoái hóa đất, một số biện pháp chống thoái hóa đất,…
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế kể tên một số loại đất ở nước ta mà các em biết, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”.
- GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành hai nhóm và xếp thành hai hàng. Lần lượt từng bạn của hai nhóm sẽ liệt kê những loại đất có ở Việt Nam mà em biết hoặc đã tìm hiểu. Trong vòng 2p, nhóm nào kể được nhiều nhất và chính xác sẽ dành chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chơi trò chơi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Một số loại đất ở nước ta là: đất phù sa, đất feralit, đất thịt đen, đất đỏ bazan, đất đá ong, đất thịt pha cát, đất sét, đất cát, đất mặn, đất phèn, đất lầy, đất xám bạc màu, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất mùn cao trên núi,…
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Nước ta có nhiều loại đất khác nhau. Quá trình hình thành đất có liên quan đến nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu,… có vai trò quan trọng. Vậy thổ nhưỡng Việt Nam có đặc điểm và giá trị sử dụng như thế nào? Việc chống thoái hóa đất ở nước ta trở nên cấp thiết như thế nào? Để tìm hiểu về những điều dó, chúng ta cũng tìm hiểu bài hôm nay – Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.125, 126 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Vì sao thổ nhưỡng nước ta lại mang tính chất nhiệt đới gió mùa? Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta được thể hiện ở những đặc điểm nào? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục I – SGK tr.125, 126 và trả lời câu hỏi vào Phiếu bài tập số 1 (đính kèm cuối mục): Em hãy tìm dẫn chứng chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta.
- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1, GV tổng kết lại Phiếu bài tập: (đính kèm cuối mục) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 - SGK.125, 126, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng - Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. Khí hậu nhiệt đới gió mùa + địa hình đồi núi dốc → rửa trôi các chất ba-zơ, tích tụ oxit sắt và nhôm → hình thành các loại đất feralit. Đất feralit - Chế độ mưa mùa → thúc đẩy quá trình xói mòn – rửa trôi ở vùng đồi núi → đất theo dòng chảy vận chuyển rồi lắng đọng và tích tụ → hình thành đất phù sa ở đồng bằng và ven sông suối. Đất phù sa ở châu thổ sông Mê Công - Ở vùng đồi núi, quá trình xói mòn – rửa trôi xảy ra ở khu vực đồi núi → đất thoái hóa nhanh. - Ở khu vực chuyển tiếp giữa giò đồi và đồng bằng, quá trình đá ong hóa làm đất bị suy thoái. Đá ong - Ở đồng bằng, quá trình rửa trôi + canh tác chưa hợp lí → đất bị bạc màu. Đất bạc màu - Ở vùng trũng, nước bị ứ đọng → hình thành đất glây. Đất glây |
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Nhóm:… | ||
Đặc điểm khí hậu | Ảnh hưởng | Kết quả |
Khí hậu nhiệt đới gió mùa + địa hình đồi núi dốc | Quá trình rửa trôi các chất badơ và tích tụ oxit sắt, nhôm | Hình thành các loại đất feralit. |
Chế độ mưa mùa | Quá trình xói mòn – rửa trôi được đẩy nhanh ở vùng đồi núi | Hình thành đất phù sa. |
Quá trình xói mòn – rửa trôi ở đồi núi | Đất bị thoái hóa nhanh |
|
Quá trình đá ong hóa ở khu vực chuyển tiếp | Đất bị suy thoái | Mất khả năng canh tác. |
Quá trình rửa trôi + canh tác chưa hợp lí ở đồng bằng | Đất bị bạc màu. | |
Nước bị ứ đọng ở vùng trũng | Hình thành đất glây, khó cho việc sản xuất. |
Hoạt động 2: Các nhóm đất chính
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS trình bày được đặc điểm phân bố của các nhóm đất chính.
- HS phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
- HS phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 9.1 – 9.6 và trả lời câu hỏi.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
“THỬ TÀI ĐOÁN TRANH”
Quan sát các hình ảnh sau và cho biết đây là dạng địa hình nào ở nước ta.
Địa hình núi
Địa hình đồi
Địa hình đồng bằng
Địa hình bờ biển
Địa hình hang động
BÀI 2:
ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
NỘI DUNG BÀI HỌC
Đặc điểm chung của địa hình
Đặc điểm các khu vực địa hình
01 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH
Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Các nhóm chứng minh đặc điểm
Nhóm 1:
Địa hình đồi núi chiếm ưu thế
Nhóm 2:
Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
Nhóm 3:
Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
Nhóm 4:
Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người
- Địa hình đồi núi chiếm ưu thế
- Đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000 m.
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích đất liền, phân bố ở phía đông và phía nam. Các đồng bằng được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông và biển.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn trải dài khoảng 180 km theo hướng tây bắc - đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu và kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái.
Fansipan là đỉnh cao nhất trên dãy Hoàng Liên Sơn, với 3.143m.
Mốc đánh dấu độ cao trên đỉnh Fansipan (Lào Cai)
- Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
- Đến Tân kiến tạo, địa hình nước ta tiếp tục được nâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Từ cao xuống thấp có các bậc địa hình chính là đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn đã làm cho quá trình phong hoá ở nước ta xảy ra nhanh và mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hoá dày, dễ thấm nước và vụn bở.
Tại các vùng núi đá vôi, tính chất nhiệt đới ẩm thể hiện ở quá trình cac-xtơ diễn ra mạnh mẽ.
Các quá trình của ngoại lực như: xâm thực, xói mòn, rửa trôi, bồi tụ.... đã làm thay đổi bề mặt địa hình.
Bồi tụ ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
Động Thiên Đường (Quảng Bình)
Động Phong Nha (Quảng Bình) là một trong những hang động đẹp nhất thế giới
Mở rộng
Hang Sơn Đoòng (xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) được xem là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Cả lớp cùng theo dõi video bên để khám phá hang động này nhé!
- Địa hình chịu tác động của con người
Tác động của con người
Tích cực
Góp phần bảo vệ địa hình và tăng hiệu quả sản xuất, tạo nên các môi trường nhân tạo mới, tạo cảnh quan đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tiêu cực
Làm thay đổi bề mặt địa hình, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Một số dạng địa hình nhân tạo
Khu đô thị
Hầm mỏ
Đê biển
Hồ chứa nước
02 ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
- Địa hình đồi núi
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Địa lí 8 Cánh diều tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
CHƯƠNG 3: THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM
BÀI 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SINH VẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Sự đa dạng của sinh vật nước ta thể hiện ở:
- Sự đa dạng về thành phần các loài
- Sự đa dạng về nguồn gen di truyền
- Sự đa dạng về hệ sinh thái
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
- Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới.
- Mỗi loài sinh vật ở nước ta có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.
- Sự đa dạng sinh vật nước ta một phần được thể hiện ở sự đa dạng của các hệ sinh thái phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Sinh vật ở nước ta hầu hết đều quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
Câu 3: Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn ở nước ta, hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích. Đâu không phải một hệ sinh thái rừng kiểu này ở nước ta?
- Rừng kín thường xanh
- Rừng lá kim
- Rừng thưa
- Rừng tre nứa
Câu 4: Ngoài các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, ở nước ta còn có hệ sinh thái nào?
- Hệ sinh thái rừng ôn đới trên núi
- Hệ sinh thái tràng cỏ
- Hệ sinh thái cây bụi
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Trong hệ sinh thái tự nhiên dưới nước có hệ sinh thái:
- Nước mặn và nước ngọt
- Nước nhạt và nước mặn
- Nước đắng và nước ngọt
- Nước lợ và nước không lợ
Câu 6: Năm 2021, diện tích rừng của nước ta là bao nhiêu?
- 7.2 triệu ha
- 14.8 triệu ha
- 21.1 triệu ha
- 42.7 triệu ha
Câu 7: Đâu là nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học?
- Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng gây bất lợi cho sinh vật
- Việc khai thác rừng để lấy gỗ, phá rừng lấy đất canh tác nông nghiệp, du canh du cư,.. đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp
- Việc săn bắt động vật hoang dã để phục vụ cho các nhu cầu của con người đã khiến nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Vì sao sinh vật nước ta phong phú và đa dạng?
- Vì nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Vì nước ta được ông trời yêu thương
- Vì sinh vật thích nghi tốt với phong cách sống của người Việt ngay từ xa xưa
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Trong tự nhiên ở nước ta đã phát hiện được bao nhiêu loài sinh vật?
- Hơn 50 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 30 000 loài thực vật, 20 000 loài động vật trên cạn.
- Hơn 50 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20 000 loài thực vật, 10 500 loài động vật trên cạn
- Hơn 100 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 80 000 loài thực vật, 20 000 loài động vật dưới nước.
- Hơn 100 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 40 000 loài thực vật, 21 000 loài động vật dưới nước.
Câu 3: Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước của nước ta bị suy giảm đáng kể về:
- Diện tích
- Diện tích và số lượng
- Diện tích, số lượng và chất lượng
- Diện tích, số lượng, chất lượng và vai trò đối với con người
Câu 4: Câu nào sau đây đúng về hệ sinh thái rừng hiện nay?
- Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh
- Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại quá nhiều trong khi rừng thứ sinh lại rất ít
- Cả hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh đều bị suy giảm đáng kể.
- Cả hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh đều bị gia tăng đáng kể
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?
- Việc khai thác các khu rừng tự nhiên đã giúp các loài động vật gia tăng khả năng thích ứng với biển đổi khí hậu và các tác động của con người.
- Một số loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt như các loài gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,..).
- Nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng như: tê giác, voi, hổ,....
- Một số loài chim có nguy cơ tuyệt chủng như: vẹt ngũ sắc, sếu đầu đỏ, gà lam đuôi trắng,..
Câu 6: Sự suy giảm các hệ sinh thái đã làm giảm số lượng loài, số lượng cá thể, từ đó làm:
- Gia tăng các nguồn gen quý hiếm trong tự nhiên
- Gia tăng giá thành của các nguồn gen trong tự nhiên.
- Suy giảm các nguồn gen quý hiếm trong tự nhiên
- Suy giảm giá thành của các nguồn gen trong tự nhiên.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU
Bộ đề Địa lí 8 Cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở tỉnh nào?
A. Hà Nội
B. Hà Giang
C. Khánh Hòa
D. Cà Mau
Câu 2. Việt Nam nằm ở khu vực cầu nối của hai đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương
Câu 3. Đường bờ biển của nước ta có phạm vi:
A. Từ Móng Cải đến Hà Tiên
B. Từ Hà Giang đến Cà Mau.
C. Từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh
D. Từ Thanh Hóa đến Cần Thơ.
Câu 4. Nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, nên
A. Địa hình phân hóa đa dạng.
B. Tài nguyên khoáng sản phong phú
C. Tài nguyên sinh vật phong phú.
D. Khí hậu phân hóa rõ rệt.
Câu 5. Địa hình nước ta chủ yếu là:
A. Đồi núi cao trên 2 000m.
B. Đồi núi thấp dưới 1 000m.
C. Cao nguyên, sơn nguyên.
D. Đồng bằng châu thổ.
Câu 6. Đỉnh núi cao nhất nước ta là:
A. Phu Si Lùng (Lai Châu)
B. Tà Chì Nhù (Yên Bái)
C. Tả Liên Sơn (Lai Châu)
D. Phan-xi-păng (Lào Cai)
Câu 7. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. có nhiều khối núi cao đồ sộ.
B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.
D. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
Câu 8. Ảnh hưởng của địa hình đối với hướng chảy của các con sông là:
A. Dòng chảy của các con sông theo hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
B. Dòng chảy của các con sông không theo trật tự.
C. Dòng chảy của các con sông chỉ chảy theo hướng vòng cung.
D. Dòng chảy của các con sống chảy theo hướng tây nam – đông bắc.
Câu 9. Đâu không phải là thuận lợi của địa hình bờ biển và thềm lục địa đối với sự phát triển kinh tế của nước ta?
A. Phát triển du lịch biển.
B. Phát triển khai thác khoáng sản ở thềm lục địa.
C. Phát triển thương mại biển
D. Phát triển bưu chính viễn thông.
Câu 10. Qua khảo sát, khoáng sản nước ta có tất cả bao nhiêu loại khác nhau?
A. 50 loại khoáng sản khác nhau
B. 60 loại khoáng sản khác nhau
C. 70 loại khoáng sản khác nhau
D. 80 loại khoáng sản khác nhau
Câu 11. Than nâu phân bố chủ yếu ở khu vực của nước ta?
A. Tây Nguyên
B. Thềm lục địa phía nam
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Vùng đồi núi phía Bắc.
Câu 12. Khoáng sản được coi là nguồn tài nguyên:
A. Vô tận
B. Có thể tái tạo được
C. Không thể phục hồi.
D. Không cần sử dụng hợp lý.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm của địa hình đồng bằng nước ta.
Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao nói nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng?
------Còn tiếp-----------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ địa lí 8 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Địa lí 8 cánh diều, soạn địa lí 8 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THCS